Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2015-2016

4. Vua Mi-đát đã hiểu ra được điều gì?

a. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.

b. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng điều ước.

c. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng tiền của.

d. Các ý trên đều sai.

5. Từ nào không thể thay thế cho từ “ước muốn”?

a. Ước mơ.

b. Mơ màng.

c. Mong ước.

d. Mơ tưởng.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 năm 15 – 16
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Bài đọc: Thưa chuyện với mẹ
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 85)
-. Đọc diễn cảm toàn bài.
-. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 86.
II. Đọc hiểu: (5 điểm)
– Bài đọc: Điều ước của vua Mi-đát
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)
– Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.
1. Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì?
a. Xin được hạnh phúc.
b. Xin được sức khỏe.
c. Xin mọi vật vừa chạm đến đều hóa thành vàng.
d. Các ý trên đều sai.
2. Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
a. Vua bẻ cành sồi thì cành sồi đó biến thành vàng; vua ngắt một quả táo thì quả táo đó biến thành vàng.
b. Vua rất giàu sang, phú quý.
c. Vua rất vui sướng, hạnh phúc.
d. Tất cả các ý trên.
3. Tại sao vua Mi-đát phải xin thần lấy lại điều ước?
a. Vua đã quá giàu sang.
b. Vua đã được hạnh phúc.
c. Vua rất đói khát vì biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp: các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng.
d. Tất cả các ý trên.
4. Vua Mi-đát đã hiểu ra được điều gì?
a. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
b. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng điều ước.
c. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng tiền của.
d. Các ý trên đều sai.
5. Từ nào không thể thay thế cho từ “ước muốn”?
a. Ước mơ.
b. Mơ màng.
c. Mong ước.
d. Mơ tưởng.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)
Sau trận mưa rào (trích)
Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.
Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trong nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ 
Huy Gô (trích Những người khốn khổ)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Tả chiếc áo sơ mi của em.
ĐÁP ÁN & HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
– Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).
– Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).
– Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).
– Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).
II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.
Câu 1: c
Câu 2: a
Câu 3: c
Câu 4: a
Câu 5: b
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
– Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.
Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
 Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2015_2016.docx