Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Gia Khánh (Có đáp án)

b. Những sự kiện tác động đến sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á (1,25 điểm)

- Năm 1945, Việt Nam, Inđônêxia, Lào đã giành được độc lập, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ, .

- Năm 1967, sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã mở ra một hướng phát triển mới cho khu vực, tạo nền tảng cho quá trình liên kết, hợp tác khu vực.

- Năm 1976, với việc ký Hiệp ước thân thiện hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali) quan hệ giữa các nước Đông Dương với ASEAN được cải thiện, Hiệp ước Bali đã thúc đẩy sự phát triển hợp tác, tạo ra một thời kỳ phát triển mới cho Đông Nam Á.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Gia Khánh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TPHD
TRƯỜNG THCS GIA KHÁNH
SU12
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 - 2015 
MÔN: LỊCH SỬ 9
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 05câu, 01 trang)
Câu 1 (2 điểm):
a) Bối cảnh lịch sử bùng nổ của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỉ XX? 
b) So với phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỉ XX có điểm gì mới?
Câu 2 (2 điểm):
Chứng minh sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? 
Câu 3: (2 điểm)
	a) Bằng những kiến thức lịch sử thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) hãy phân tích đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta?
b) Vì sao nói cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa và có tính nhân dân?
Câu 4 (2 điểm):
a) Nêu những biến đổi lớn ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 
b) Những sự kiện nào tác động đến sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á trong các năm 1945, 1967, 1976?
Câu 5 (2 điểm):
a) Tại sao Liên Xô và Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh?
b) Sau chiến tranh lạnh, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển, nhưng vấn đề biển đảo giữa Trung Quốc và Việt Nam còn nhiều điều phức tạp. Em có hiểu biết gì về vấn đề này ? Từ đó nêu trách nhiệm của bản thân em để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước ?
---------- Hết ----------
PHÒNG GD&ĐT GIA LỘC
TRƯỜNG THCS GIA KHÁNH
MÃ ĐỀ
S-02-HSG9-GK-PGDGL
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 - 2015 
MÔN: LỊCH SỬ 9
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2 điểm)
a. Bối cảnh lịch sử: (1 điểm)
- Phong trào yêu nước chống Pháp do giai cấp phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần vương đã thất bại hoàn toàn, vì vậy cần có phong trào đấu tranh theo xu hướng mới
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân). Các giai cấp có thái độ chính trị khác nhau nên đã tạo điều kiện xuất hiện nhiều xu hướng cách mạng 
- Đầu thế kỉ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu đã được truyền bá vào Việt Nam, tấm gương tự cường của Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa giàu mạnh đã kích thích nhiều nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập con đường của Nhật Bản
- Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam đã tiến hành cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản 
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
b. Điểm mới của phong trào đầu thế kỉ XX: (1 điểm)
- Mặc dù phong trào vẫn do các văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo nhưng họ đã đoạn tuyệt con đường đấu tranh của giai cấp phong kiến, chủ trương đấu tranh theo xu hướng mới- xu hướng dân chủ tư sản
- Phong trào đấu tranh không chỉ bó hẹp, đơn điệu ở hình thức đấu tranh là khởi nghĩa vũ trang như phong trào cuối thế kỉ XIX mà nó rất phong phú: vũ trang bạo động, vận động Duy tân, mở trường dạy họcquy mô rộng lớn, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
0,5 điểm
0,5 điểm
 2
(2 điểm)
Chứng minh sự lãnh đạo kịp thời và sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
1- Tháng 8-1945, Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, quân Nhật ở Đông Dương hoang mang rệu rã, bọn bù nhìn tay sai dao động sụp đổ. Điều kiện thuận lợi cho một cuộc tổng khởi nghĩa thắng lợi xuất hiện.
2- Trước thời cơ đó, ngay đêm 13-8- 1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy. 
 Tiếp đó, trong 2 ngày 14,15-8-1945, Hội nghị toàn quốc chủ trương phát động toàn dân khởi nghĩa, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật để với tư cách người làm chủ nước nhà đón quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật nhằm hạn chế sự phá hoại của chúng.
3- Chủ trương kịp thời và sáng tạo trên đã được toàn thể nhân dân Việt Nam tán thành thông qua Đại hội Quốc dân Tân Trào. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền .
4- Nhờ chủ trương kịp thời và sáng tạo nên cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công nhanh chóng, chỉ trong vòng 15 ngày. 
5- Để tạo ra cơ sở pháp lý cho những thành quả mà nhân dân ta đã giành được, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ tuyên bố độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
 3
(2 điểm)
a. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta (1,5 điểm)
* Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta là: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Kháng chiến toàn dân: Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia kháng chiến, kháng chiến ở khắp nơi nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến đấu với kẻ thù.
- Kháng chiến toàn diện: Địch đánh ta không chỉ trên lĩnh vực quân sự mà cả chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục. Do đó ta phải tiến hành kháng chiến toàn diện, có kháng chiến toàn diện mới phát huy sức mạnh toàn dân.
- Kháng chiến lâu dài: Do lực lượng tương quan giữ ta và địch còn chênh lệch nên ta phải đánh lâu dài, vừ đánh vừ phát triển lực lượng từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh. 
- Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: Cuộc kháng chiến của ta phải do nhân dân ta tiến hành chiến đấu bằng sức mạnh tự lực, tự cường với tinh thần độc lập tự chủ không được ỷ lại vào bên ngoài. Bên cạnh đó cũng tranh thủ sự giúp đỡ của các nước tiến bộ trên thế giới.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
b. Cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa và có tính nhân dân 
* Cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến tranh tự vệ, chính nghĩa, tiến bộ nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân. Cuộc kháng chiến này là do toàn dân tiến hành.
0,5 điểm
 4
(2 điểm)
a. Những biến đổi lớn ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai (0,75 điểm)
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mỹ (trừ Thái Lan). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ thân phận thuộc địa, các nước Đông Nam Á đều đã giành được độc lập.
- Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á bước vào thời kỳ xây dựng đất nước theo các mô hình kinh tế, xã hội khác nhau và nhanh chóng đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu như Singapore, Malayxia, Thái Lan ..... 
- Cùng với quá trình phát triển, các nước Đông Nam Á đã thực hiện quá trình liên kết khu vực (10 nước Đông Nam Á là thành viên của tổ chức ASEAN), hợp tác để phát triển ....
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
b. Những sự kiện tác động đến sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á (1,25 điểm) 
- Năm 1945, Việt Nam, Inđônêxia, Lào đã giành được độc lập, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ, ....
- Năm 1967, sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã mở ra một hướng phát triển mới cho khu vực, tạo nền tảng cho quá trình liên kết, hợp tác khu vực.
- Năm 1976, với việc ký Hiệp ước thân thiện hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali) quan hệ giữa các nước Đông Dương với ASEAN được cải thiện, Hiệp ước Bali đã thúc đẩy sự phát triển hợp tác, tạo ra một thời kỳ phát triển mới cho Đông Nam Á...
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
5
( 2 điểm)
a. Nguyên nhân Xô - Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh (0,75 điểm )
- Cuộc chạy đua vũ trang trong suốt 40 năm đã làm cho hai nước Xô – Mĩ đều suy giảm mạnh về nhiều mặt so với các nước đế quốc khác, nhất là Nhật Bản và Tây Âu.
- Xô – Mĩ muốn thoát khỏi thế đối đầu và có cục diện để vươn lên đối phó với Đức, Nhật Bản và khối thị trường chung châu Âu. Hai nước Xô-Mĩ cần hợp tác để góp phần quyết định những vấn đề bức thiết của toàn cầu.
- Do đó, năm 1989, Tổng thống Mĩ Bu-sơ (cha) và Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp có cuộc gặp gỡ tại 
Man-Ta (Địa Trung Hải), hai bên cùng bàn và đi đến chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
b. Vấn đề biển đảo giữa trung Quốc và Việt Nam (1,25 điểm)
- Quan hệ giữa hai nước có lịch sử rất lâu dài và không đơn giản, lúc thăng lúc trầm. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ tới nay về tổng thế mối quan hệ giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ về nhiều mặtChỉ còn vấn đề biển Đông, nó tồn tại từ lâu và đã từng nổ ra xung đột quân sự năm 1974, 1988..., sau đó không ít lần xảy ra căng thẳng. 
- Đặc biệt, những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của VN, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật VN, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.
- Xác định chủ quyền lãnh thổ là vô cùng quan trọng. Vì vậy giữa VN và TQ cần phải giải quyết có lý, có tình thông qua thương lượng, ngoại giao. 
 * Trách nhiệm của bản thân:
+ Học tập tốt để có trình độ học vấn và lí luận sắc bén góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh sánh vai cùng với nhiều nước trên thế giới.
+ Tuyên truyền cho mọi người biết về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ và giữ gìn chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
---------------- Hết ---------------

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_lich_su_lop_9_de_12_nam_ho.doc
Bài giảng liên quan