Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 15 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

 a. Những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945.

 * Trước Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, nửa thuộc địa hoặc lệ thuộc vào chủ nghĩa tư bản phương Tây (trừ Thái Lan).

* Sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Tháng 8-1945, ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân các nước ĐNA đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị của thực dân .

- Nhưng ngay sau đó, nhiều dân tộc lại phải cầm súng chống sự xâm lược trở lại, của chủ nghĩa đế quốc. Ở nhiều nơi khác, trước phong trào đấu tranh của nhân dân các nước, cuối cùng các đế quốc phải trao trả nền độc lập cho các dân tộc. Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước ĐNA lần lượt giành được độc lập.

- Cũng từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực Các nước có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 15 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TPHD
SU15
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 - 2015 
MÔN: LỊCH SỬ 9
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 05câu, 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
Bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì mới?
Câu 2 (2,0 điểm)
	Bằng những kiến thức lịch sử Việt Nam đã học từ 1930-1945. Em hãy làm sáng tỏ những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ 1930 -1945?
Câu 3 (2,0 điểm)
Phân tích sự khác nhau về chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối với thực dân Pháp và Tưởng trước và sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1945).
Câu 4 (2,0 điểm)
	Nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945. Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? 
Câu 5 (2,0 điểm)
Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập khi Chiến tranh thế giới thứ hai đi vào giai đoạn chót. Bằng những kiến thức lịch sử đã học em hãy:
Nêu những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
Tại sao Liên hợp quốc lại xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình? Từ những nguyên tắc này hãy liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay?
-----------------------Hết-----------------------
PHÒNG GD&ĐTGIA LỘC
TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU
MÃ ĐỀ
S-05-HSG9-HD-PGDGL
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 - 2015 
MÔN: LỊCH SỬ 9
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Hướng dẫn chung
1. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dẫn chấm, thì vẫn cho điểm như hướng dẫn qui định
2. Ở từng câu, từng ý chỉ cho điểm tối đa khi: 
 + Trả lời đúng, có diễn giải cụ thể
 + Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả
3. Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn số, để điểm lẻ đến 0,25
Câu
Đáp án 
Điểm
1
(2.0điểm)
a. Bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (1.0 điểm)
- Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã thất bại hoàn toàn, đầu thế kỉ XX cần có một xu hướng đấu tranh mới
0.25
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân). Các giai cấp có thái độ chính trị khác nhau nên đã tạo điều kiện xuất hiện xu hướng cách mạng 
0.25
- Đầu thế kỉ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu đã được truyền bá vào Việt Nam, tấm gương tự cường của Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa giàu mạnh đã kích thích nhiều nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập con đường của Nhật Bản
0.25
- Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam đã tiến hành cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản.
0.25
b. Điểm mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (1.0 điểm)
- Mặc dù phong vẫn do các văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo nhưng họ đã đoạn tuyệt con đường đấu tranh của giai cấp phong kiến, chủ trương đấu tranh theo xu hướng mới – xu hướng dân chủ tư sản.
 0.5
- Phong trào đấu tranh không chỉ bó hẹp, đơn điệu ở hình thức đấu tranh là khởi nghĩa vũ rang như phong trào cuối thế kỉ XIX mà nó rất phong phú: vũ trang bạo động, vận động Duy tân, mở trường học quy mô rộng lớn, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
0.5
2
(2.0điểm)
Những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ đầu 1930-1945
- Đã thống nhất 3 tổ chức Cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam (2-1930), chính Đảng theo Chủ nghĩa Mác –Lê nin của giai cấp công nhân Việt Nam; giữ vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam 
0.25
- Người đề ra đường lối đúng dắn cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam thông qua bản Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.
0.25
- Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941):
+ Hội nghị đã hoàn chỉnh về chuyển hướng chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc (đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu)
0.25
+ Quyết định thành lập mặt trận Việt Minh (gồm các tổ chức quần chúng Cứu quốc). Quyết định chuẩn bị lực lượng cách mạng (chính trị, quân sự) , xây dựng căn cứ địa cách mạng. Hội nghị đã tạo điều kiện, tiền đề cho khởi nghĩa giành chính quyền khi có điều kiện
 0.25
- Tháng 8-1945, khi thời cơ đến, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã kịp thời chớp thời cơ, phát động và lãnh đạo toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước và cách mạng đã nhanh chóng giành thắng lợi
0.5
- Ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công - nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á
0.5
3
(2.0điểm)
* Trước ngày 6-3-1946: 
Ta chủ trương hòa với Tưởng để tập trung lực lượng đánh Pháp 
0.25
- Đối với Pháp:
+ Thực dân Pháp đã dánh chiếm Sài Gòn, mở rộng đánh ra Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Nhân dân Nam Bộ anh dũng chiến đấu bằng mọi thứ vũ khí và mọi phương pháp
+ Đồng bào miền Bắc và miền Trung tích cực dồn sức người, sức của ủng hộ cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam
0.25
- Đối với quân Tưởng và tay sai: Ta nhượng cho chúng 70 ghế trong Quốc hội và một số ghế bộ trưởng, nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế Ban hành sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng
0.25
* Từ ngày 6-3-1946: Ta chủ trương hòa với Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng về nước
0.25
- Để chuẩn bị tấn công miền Bắc nước ta, thực dân Pháp đã kí với Tưởng Hiệp ước Hoa – Pháp (2-1946), theo đó Pháp có thể tiến ra Bắc thay quân Tưởng giải giáp quân Nhật.
0.25
- Ta chủ động hòa hoãn với Pháp và kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) để đẩy nhanh quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài 
0.25
- Sau Hiệp định Sơ bộ, Pháp tiếp tục xung đột ở Nam Bộ, cuộc đàm phán chính thức giữa Chính phủ ta và Pháp thất bại , quan hệ Việt – Pháp căng thẳng. Trước tình hình đó Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kí với Pháp Tạm ước 14-9-1946. Ta tiếp tục nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi về kinh tế văn hóa ở Việt Nam.
0.25
- Với việc kí các Hiệp định và Tạm ước, chúng ta đã đập tan sự cấu kết của quân Tưởng với quân Pháp, tạo thời gian hòa bình cho nhân dân ta chuẩn bị kháng chiến, chống thực dân Pháp. Điều đó thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chính phủ ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
0.25
4
(2.0 điểm)
 a. Những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945. 
 * Trước Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, nửa thuộc địa hoặc lệ thuộc vào chủ nghĩa tư bản phương Tây (trừ Thái Lan).
0.25
* Sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Tháng 8-1945, ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân các nước ĐNA đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị của thực dân.
0.25
- Nhưng ngay sau đó, nhiều dân tộc lại phải cầm súng chống sự xâm lược trở lại, của chủ nghĩa đế quốc. Ở nhiều nơi khác, trước phong trào đấu tranh của nhân dân các nước, cuối cùng các đế quốc phải trao trả nền độc lập cho các dân tộc. Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước ĐNA lần lượt giành được độc lập.
0.25
- Cũng từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực Các nước có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại
0.25
b. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”
- Sau khi giành được độc lập , đứng trước yêu cầu hợp tác , phát triển trong khu vực, Hiệp hội các các quốc gia Đông Nam Á được thành lập
- Trong suốt những năm 70 – 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á có sự phân hóa, bất đồng trong đường lối đối ngoại. Vì thế quan hệ hợp tác ASEAN chưa được mở rộng
0.25
- Từ đầu những năm 90 của thê kỉ XX, khi “chiến tranh lạnh” kết thúc, vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị, đối ngoại của khu vực được cải thiện rõ rệt, xu hướng nổi bật là sự mở rộng thành viên của ASEAN:
+ Từ năm 1995- 1999 lần lượt các quốc Đông Nam Á còn lại đều gia nhập ASEAN: 1995 là Việt Nam, 1997 là Lào và Mi-an-ma đến năm 1999 là Cam-pu-chia.
0.25
- ASEAN đã quyết định chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á, hòa bình, ổn định:
+ Năm 1992 ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA)
+ Năm 1994 ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF)
0.25
- Như vậy, ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN cùng xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh
0.25
5
(2.0 diểm)
a.  Những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc
- Thực hiện bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
0.25
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
0.25
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
0.25
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
0.25
- Đảm bảo nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc thường trực. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc Nga (Liên Xô cũ), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc
0.25
b. Liên hợp quốc lại xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình vì: 
Hiến chương LHQ đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
 0.25
* Liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay:
- Đấu tranh bằng biện pháp ngoại giao. Lên án, phản đối việc dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp
0.25
- Tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế về vấn đề chủ quyền biển đảo. Đấu tranh bằng giải pháp pháp lí quốc tế.
0.25

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_lich_su_lop_9_de_15_nam_ho.doc
Bài giảng liên quan