Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 4 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
Câu 5 :
Dựa vào những kiến thức lịch sử về quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy cho biết:
1. Hoàn cảnh ra đời, biểu hiện và hậu quả của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
2. Tình hình thế giới kể từ khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt diễn ra theo các xu hướng nào?
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG SU4 ĐỀ THI HSGLỚP 9 MÔN: Lịch sử Thời gian làm bài:150 phút ( Đề này gồm 5 câu1 trang) Phần I : Lịch sử Việt Nam (5 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Nêu bối cảnh lịch sử nổ ra phong trào yêu nước chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỉ XX? So với phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỉ XX có điểm gì mới? Câu 2: (2,0 điểm) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914) đã tác động như thế nào đến tình hình xã hội Việt Nam? Nêu khái quát thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc? Câu 3 : (1,0 điểm) Theo em, chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp áp dụng ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có phải để khai hóa văn minh cho người Việt Nam hay không? Vì sao? Phần II: lịch sử thế giới ( 5 điểm) Câu 4: (2,0 điểm) Nêu những nét chimhs về thành tựu của Liên Xô và Mĩ sau CTTG II đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX? Em hãy nhận xét về sự phát triển kinh tế và địa vị quốc tế của 2 nước trong giai đoạn lịch sử trên? Câu 5 : (3,0 điểm ) Dựa vào những kiến thức lịch sử về quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy cho biết: Hoàn cảnh ra đời, biểu hiện và hậu quả của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 2. Tình hình thế giới kể từ khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt diễn ra theo các xu hướng nào? ------------Hết------------ Họ tên thí sinh:..........................................................Số báo danh:......................... Chữ kí của giám thị 1:...............................Chữ kí của giám thị 2:............................ PHềNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THCS BèNH MINH SU-07-HSG9-BM-PGDHD HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSGLỚP 9 MễN: Lịch sử 9 (Hướng dẫn chấm gồm 4 trang) Câu 1 (2.0 điểm): * Bối cảnh lịch sử: - Phong trào yêu nước chống Pháp do giai cấp phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần vương đã thất bại hoàn toàn, vì vậy cần có phong trào đấu tranh theo xu hướng mới 0.25 đ - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân). Các giai cấp có thái độ chính trị khác nhau nên đã tạo điều kiện xuất hiện nhiều xu hướng cách mạng 0.25 đ - Đầu thế kỉ XX, các luồng tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu đã được truyền bá vào Việt Nam, tấm gương tự cường của Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa giàu mạnh đã kích thích nhiều nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập con đường của Nhật Bản 0.25 đ - Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam đã tiến hành cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản 0.25 đ * Điểm mới của phong trào đầu thế kỉ XX: - Mặc dù phong trào vẫn do các văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo nhưng họ đã đoạn tuyệt con đường đấu tranh của giai cấp phong kiến, chủ trương đấu tranh theo xu hướng mới-xu hướng dân chủ tư sản 0.5 đ - Phong trào đấu tranh không chỉ bó hẹp, đơn điệu ở hình thức đấu tranh là khởi nghĩa vũ trang như phong trào cuối thế kỉ XIX mà nó rất phong phú: vũ trang bạo động, vận động Duy tân, mở trường dạy học, quy mô rộng lớn thu hút đông dảo các tầng lớp nhân dân tham gia 0.5 đ Câu 2: (2 điểm) H/S cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau: * Tác động: - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) mà Pháp tiến hành ở Viêt Nam đã làm chuyển biến xã hội Việt Nam từ chỗ xã hôi chỉ có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân đến chỗ xã hội xuất hiện thêm 3 tầng lớp và giai cấp mới là: tư sản, tiểu tư sản, và công nhân. 0.5 * Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp: * Giai cấp địa chủ phong kiến: đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên vẫn còn một số ít địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. 0.25 * Giai cấp nông dân: họ bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu rất nhiều thứ thuế và các khoản phụ thu khác, cuộc sống của họ lâm vào cảnh cực khổ không lối thoát , họ căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các phong trào đấu tranh của bất kì cá nhân, tổ chức, giai cấp nào đề xướng... 0.25 * Tầng lớp tư sản: tư sản Việt Nam xuất hiện muộn họ là những nhà thầu khoán làm đại lí hoặc chủ xưởng, tư sản Việt Nam ra đời muộn, bị tư sản Pháp cạnh tranh chèn ép trong quá trình phát triển đã phân hoá thành hai bộ phận + Tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với thực dân Pháp ... + Tư sản dân tộc kinh doanh một cách độc lập nên ít nhiều có tinh thần yêu nước tham gia các cuộc vận động giải phóng dân tộc. 0.25 * Tiểu tư sản: Bao gồm học sinh, sinh viên, trí thức, dân nghèo thành thị, lực lượng ngày càng đông đảo đời sống của họ hết sức bấp bênh lại bị thực dân Pháp khinh rẻ bạc đãi nên họ rất căm thù chế dộ thực dân và có lòng yêu nước, có ý thức dân tộc..... 0.25 * Giai cấp công nhân: ngày càng đông đảo, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất có khoảng 10 vạn họ đều xuất thân từ những nông dân phá sản họ phải làm việc trong các nhà máy xí nghiệp hầm mỏ lại phải chịu 3 tầng áp bức bóc lột(địa chủ phong kiến, tư sản, thực dân) nên họ căm thù cả đế quốc và phong kiến họ sẵn sàng sông lên làm cách mạng là giai cấp đấu tranh kiên cường và sau này trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng..... 0.5 Câu 3: (1 điểm) H/S cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau: * Chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp áp dụng ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX hoàn toàn không phải để khai hóa văn minh cho người Việt Nam mà để nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột nhân dân Việt Nam. 0.5 * Bởi vì: - Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì nền giáo dục phong kiến, thi hành chính sách văn hóa nô dịch, du nhập nề văn hóa pháp, dạy tiếng pháp, trường học mở ra rất hạn chế, chủ yếu đào tạo con em quan lại Việt Nam làm tay sai cho Pháp... 0.5 Câu 4: (2.0 điểm) * Nguyên nhân: Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỷ XX là do những nguyên nhân cơ bản sau: - Khách quan: + Sau khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên (1950-1953), xâm lược Việt Nam (1954-1975) đã tạo cơ hội cho Nhật Bản có điều kiện phát triển như: Mĩ đã lới lỏng hàng rào kinh tế, Nhật nhận đươc các đơn đặt hàng về quân sự của Mĩ... 0,25 đ - Sự tăng trưởng kinh tế của Nhật còn gắn liền với những điều kiện quốc tế thuận lợi như sự phát triển chung của kinh tế thế giới, được tiếp thu những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật... 0,25 đ - Chủ quan: + Người Nhật có truyền thống văn hóa giáo dục lâu đời, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới... 0.25 đ + Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các công ti, xí nghiệp... 0.25 đ + Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đề ra các chiến lược phát trển, biết nắm bắt thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế phát triển... 0.25 đ + Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù trong lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. 0,25 đ * Liên hệ: - Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay để đất nước tiến kịp các quốc gia phát triển trên thế giới, Việt Nam cần phải biết học tập những kinh nghiệp quý báu từ những nước phát triển trong đó có Nhật Bản như: Biết tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của khoa hoc, cần cù sáng tạo, ham học hỏi, xây dựng phong các làm việc kỉ luật, xây dựng hệ thống quản lí có hiệu quả... 0,5 đ Câu 5: (3.0 điểm) * Hoàn cảnh lịch sử: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai không lâu, hai cường quốc Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang tình trạng ngày càng mâu thuẫn, đối đầu gay gắt. Đó là tình trạng Chiến trang lạnh giữa hai phe... 0,25 đ - Chiến trang lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. 0,25 đ * Những biểu hiện của tình trạng Chiến tranh lạnh - Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự cùng các căn cứ quân sự..., tiến hành các cuộc chiến tranh đàn áp phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc... 0.25 đ - Trước tình hình đe dọa đó, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa buộc phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình... 0.25 đ * Hậu quả: - Làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới... 0.25 đ - Các quốc gia phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt , xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự... 0,25 đ * Xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay là : - Một là, xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế... 0,25 đ - Hai là, thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm... 0,25 đ - Ba là, dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm... 0,25 đ - Bốn là, tuy hòa bình được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái... 0,25 đ => Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế... 0,5 đ
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_de_4_phong_gddt_hai_d.doc