Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 5 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 4: Em hãy lập bảng thống kê theo các nội dung sau về Hiệp hội các nước Đông Nam Á: tên nước, thời gian gia nhập ASEAN ? Hãy phân tích hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc thành lập tổ chức này ?

Câu 5: Trình bày hoàn cảnh ra đời, nhiệm vụ và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc ? Kể tên ít nhất 5 tổ chức của Liên hợp quốc hoạt động ở Việt Nam ? Em hãy nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết ?

 

doc7 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 5 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG
SU5
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này gồm 5 câu, 01 trang)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy trình bày chiến sự ở Gia Định năm 1859 ? Thực dân Pháp đã vấp phải những khó khăn nào ở chiến trường Gia Định ? Quân đội triều đình Huế đã mắc sai lầm gì ở Gia Định và hậu quả của sai lầm đó ?
Câu 2 (2 điểm): Trình bày những hiểu biết của em về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh? Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng ?
Câu 3 (2 điểm): Em hãy trình bày đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta ? Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân ?
Câu 4 (2 điểm): Em hãy lập bảng thống kê theo các nội dung sau về Hiệp hội các nước Đông Nam Á: tên nước, thời gian gia nhập ASEAN ? Hãy phân tích hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc thành lập tổ chức này ?
Câu 5 (2 điểm): Trình bày hoàn cảnh ra đời, nhiệm vụ và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc ? Kể tên ít nhất 5 tổ chức của Liên hợp quốc hoạt động ở Việt Nam ? Em hãy nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết ?
--------------------- Hết --------------------
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG
Mã: SU-Đào Thị Tuyết Hạnh-HT-TPHD
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9
MÔN: LỊCH SỬ
 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2 điểm)
a. (1 điểm) Chiến sự ở Gia Định
- Sau thất bại ở Đà Nẵng, tháng 2 năm 1859, quân Pháp kéo vào Gia Định. Ngày 17-2-1859, chúng tấn công thành Gia Định.
0,1
- Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã, mặc dù có nhiều binh khí và lương thực. Trong khi đó, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn.
0,2
- Tháng 7-1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc.Quân Pháp ở Gia Định chưa đến 1000 tên, dàn mỏng trên phòng tuyến dài hơn 10 km, nhưng quân ta vẫn đóng ở Đại đồn Chí Hòa trong tư thế "thủ hiểm"
0,25
- Ngày 25-10-1860, Hiệp ước Bắc Kinh được kí kết, quân Pháp tập trung lực lượng, mở rộng việc đánh chiếm Gia Định.
0,1
- Đêm 23 rạng sáng 24-2-1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hòa. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hỏa lực của địch, Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Thừa thắng, quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
0,25
- Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi.
0,1
b. (0,25 điểm) Thực dân Pháp vấp phải khó khăn
- Nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến quân Pháp khốn đốn. Trong khi đó, quân Pháp lại không nhận được viện trợ từ Pháp mà còn phải rút bớt quân sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc...
0,25
c. (0,75 điểm) Sai lầm và hậu quả của triều đình Huế
- Sai lầm của quân triều đình Huế là không kiên quyết đánh giặc ngay từ đầu, vì vậy đã không tận dụng được thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công mà lại chủ trương cố thủ.
0,25
- Thực dân Pháp có điều kiện củng cố lại lực lượng, sau khi kí Hiệp ước Bắc Kinh (25-10-1860), tạm thời kết thúc chiến tranh với Trung Quốc, Pháp đưa thêm quân vào đánh chiếm nước ta.
0,25
- Lúc này, mặc dù quân triều đình Nguyễn chống cự quyết liệt nhưng trước hỏa lực mạnh của địch phải chịu thất bại. Hậu quả là triều đình kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, quân Pháp chiếm được các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long...mất một phần chủ quyền của đất nước...
0,25
2
(2 điểm)
a. (1 điểm) Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh 
- Phong trào đấu tranh của quần chúng bùng nổ mạnh mẽ năm 1929 trên cả ba miền Bắc - Trung - Nam, đến năm 1930 - 1931 đã phát triển tới đỉnh cao với sự ra đời của Xô viết Nghệ - Tĩnh.
0,25
- Tháng 9/1930, phong trào công - nông ở Nghệ - Tĩnh đã phát triển tới đỉnh cao. Khẩu hiệu đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh kinh tế. Quần chúng tổ chức tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công vào các cơ quan chính quyền địch ở địa phương.
0,25
- Trước khí thế đấu tranh của quần chúng, chính quyền của thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt... Các tổ chức Đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo quần chúng thực hiện quyền làm chủ...
0,25
- Ban chấp hành nông hội xã do các Chi bộ đảng lãnh đạo đứng ra quản lý đời sống chính trị và xã hội, làm nhiệm vụ chính quyền nhân dân theo hình thức Xô viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thật sự nắm chính quyền ở một số huyện thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
0,25
b. (1 điểm) Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng:
- Chính trị: kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng; ban hành quyền tự do của nhân dân...
0,25
- Kinh tế: xoá bỏ thuế, giảm tô, chia ruộng cho nhân dân...
0,1
- Văn hoá-giáo dục: khuyến khích học chữ Quốc ngữ; Bài trừ các hủ tục PK; ra đời các tổ chức quần chúng; truyền bá sách báo tiến bộ...
0,15
Như vậy, những việc mà chính quyền Xô viết thực hiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đã chứng tỏ lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở các địa phương; tỏ ra bản chất cách mạng và tính ưu việt của chính quyền cách mạng. Đó thực sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân.
0,5
3
(2 điểm)
a. ( 075 điểm) Đường lối kháng chiến...
- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược được thể hiện trong: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh.
0,25
- Tính chất, mục đích, nội dung, phương châm chiến lược của cuộc chiến tranh nhân dân là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
0,5
b. ( 1,25 điểm) Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa...
- Tính chất chính nghĩa: cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhằm chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
0,25
- Tính nhân dân:
+ Cuộc kháng chiến toàn dân biểu hiện ở toàn dân tham gia chiến đấu với mọi vũ khí trong tay, chủ yếu là lực lượng vũ trang ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích)
0,25
+ Kháng chiến toàn diện diễn ra trên khắp các mặt trận quân sự chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao nhưng chủ yếu quyết định trên mặt trận quân sự.
0,25
+ Trường kì: tức là cuộc kháng chiến lâu dài, vừa đánh giặc, vừa xây dựng và phát triển lực lượng...
0,25
+ Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: dựa vào sức người, sức của của chúng ta, không trông chờ, ỷ lại vào bên ngoài nhưng tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế nếu như có thời cơ...
0,25
4
(2 điểm)
a. (1 điểm) Lập bảng thống kê
(Học sinh nêu đúng mỗi quốc gia được 0,1 điểm)
Tên nước
Thời gian gia nhập ASEAN
In-đô-nê-xi-a
8.8.1967
Ma-lai-xi-a
8.8.1967
Phi-líp-pin
8.8.1967
Xin-ga-po
8.8.1967
Thái Lan
8.8.1967
Bru-nây
1.1984
Việt Nam
7.1995
Lào
7.1997
Mi-an-ma
7.1997
Cam-pu-chia
4.1999
b. (1 điểm) Phân tích hoàn cảnh lịch sử
- Đến những năm 60 của thế kỉ XX, bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến chuyển lớn
0,25
- Sau khi giành được độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển.
0,25
- Nhằm hạn chế những ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi, khó tránh khỏi thất bại...
0,25
- Vì vậy, ngày 8.8.1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước thành viên: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
0,25
5
(2 điểm)
a. (0,2 điểm) Hoàn cảnh ra đời
- Từ 25/4 - 26/6/1945, hội nghị đã họp tại Xan Phran-xi-xcô (Mĩ) gồm đại biểu của 50 nước đã thông qua Hiến chương Liên hợp quốc
0,1
- 24/10/1945, tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.
0,1
b. (0,3 điểm) Nhiệm vụ của Liên hợp quốc
- Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
0,1
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
0,1
- Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội.
0,1
c. (0,5 điểm) Vai trò của Liên hợp quốc
- Liên hợp quốc có vai trò quan trọng: duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giải quyết xung đột.
0,25
- Vận động bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh báo...
0,25
d. (0,5 điểm) Kể tên các tổ chức của Liên hợp quốc
- 20/9/1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc là thành viên thứ 149.
0,2
- Kể tên: 
+ UNDP: Chương trình phát triển Liên hợp quốc,
+ UNICEF: Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc,
+ WHO: Tổ chức Y tế thế giới,
+ UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc,
 + FAO: Tổ chức nông - lương thế giới.
0,3
e. (0,5 điểm) Sự giúp đỡ của Liên hợp quốc với Việt Nam
- Học sinh tự liên hệ:
Chương trình nước sạch nông thôn của UNICEF đã giúp đỡ khoan giếng nước ngầm... Sau chiến tranh, Việt Nam vừa phải giải quyết những hậu quả nặng nề của chiến tranh, vừa phải tổ chức lại nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và từng bước khôi phục sản xuất. LHQ đã tích cực giúp Việt Nam giải quyết những khó khăn nhiều mặt với tổng viện trợ đạt hơn 500 triệu USD. Các tổ chức tài trợ chính bao gồm: Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Quỹ Dân số LHQ (UNFPA), Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR), và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các tổ chức này đã hỗ trợ đáng kể cho đầu tư của Chính phủ Việt Nam về các hạng mục phát triển xã hội, tập trung cho giáo dục, y tế, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, dân số và kế hoạch hóa gia đình.....
0,5
NGƯỜI RA ĐỀ 
Đào Thị Tuyết Hạnh
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Nguyễn Thị Hương
BAN GIÁM HIỆU
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THCS HẢI TÂN
NGƯỜI RA ĐỀ: ĐÀO THỊ TUYẾT HẠNH
LOẠI ĐỀ: CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: LỊCH SỬ
MÃ ĐỀ: SU-Đào Thị Tuyết Hạnh-HT-TPHD

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_de_5_phong_gddt_hai_d.doc
Bài giảng liên quan