Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Vòng 2 - Năm học 2017-2018 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)
Câu 4 ( 2 điểm)
Phân tích những sự kiện chính trị tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á từ năm 1967 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Theo em, sự kiện nào đánh dấu bước phát triển trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á? Vì sao?
Câu 5 (2 điểm)
Nguyên nhân Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” vào năm 1989? Phân tích các xu thế phát triển của thế giới sau “Chiến tranh lạnh”. Các dân tộc đứng trước những thời cơ và thách thức nào trong quá trình hội nhập?
PHÒNG GD&ĐT TP. HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 9 - VÒNG 2 NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút Đề thi gồm: 01trang Ngày thi 15 tháng 01 năm 2018 PHẦN I- LỊCH SỬ VIỆT NAM (6 điểm) Câu 1 (2 điểm) Từ những hiểu biết về các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913), em hãy giải thích vì sao khởi nghĩa Yên Thế tồn tại bền bỉ, lâu dài? Em có nhận xét gì về kế sách hòa hoãn của lãnh tụ Đề Thám? Câu 2 (2 điểm) Dưới tác động của hai chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam, các giai cấp, tầng lớp mới đã ra đời và phân hóa, chuyển biến như thế nào? Giai cấp nào vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam? Vì sao? Câu 3 (2 điểm) Phân tích quá trình Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và chuẩn bị về chính trị - tư tưởng cho việc thành lập chính Đảng vô sản ở Việt Nam. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác so với lớp người đi trước? PHẦN II- LỊCH SỬ THẾ GIỚI (4 điểm) Câu 4 ( 2 điểm) Phân tích những sự kiện chính trị tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á từ năm 1967 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Theo em, sự kiện nào đánh dấu bước phát triển trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á? Vì sao? Câu 5 (2 điểm) Nguyên nhân Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” vào năm 1989? Phân tích các xu thế phát triển của thế giới sau “Chiến tranh lạnh”. Các dân tộc đứng trước những thời cơ và thách thức nào trong quá trình hội nhập? -----------------------Hết----------------------- Họ và tên thí sinh.........................................Số báo danh......................................... Chữ ký của giám thị . PHÒNG GD&ĐT TP. HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 9 - VÒNG 2 NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút Đáp án gồm: trang I. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Thí sinh làm theo nhiều cách khác nhưng đảm bảo được yêu cầu về nội dung thì vẫn cho đủ điểm. 2. Để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối và phân loaị chính xác chất lượng bài thi, giám khảo chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đủ ý và phân tích, giải thích rõ ràng 3. Cho điểm khuyến khích những nội dung được phân tích sâu sắc, sáng tạo, thể hiện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của thí sinh. II- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu 1 (2 điểm) Nội dung Điểm * Giai đoạn (1884-1892): nghĩa quân hoạt động riêng rẽ ở Yên Thế, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm. 0,2 * Giai đoạn (1893-1908): nghĩa quân hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đề Thám, vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở. 0,2 * Giai đoạn (1909-1913): thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công lên Yên Thế. Lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Tháng 2 năm 1913, thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. 0,2 0,6 * Giải thích vì sao khởi nghĩa Yên Thế tồn tại lâu dài: - Là phong trào đấu tranh yêu nước của nông dân đã kết hợp được yêu cầu dân tộc và dân chủ là đấu tranh chống thực dân Pháp để bảo vệ cuộc sống bình yên, bảo vệ ruộng đất. nên thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia đoàn kết đấu tranh. 0,25 - Lãnh tụ Hoàng Hoa Thám tài giỏi, mưu trí, sáng tạo lãnh đạo nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở. Nghĩa quân đã 2 lần hòa hoãn với thực dân Pháp để có thời gian xây dựng quân đội tinh nhuệ, tích trữ lương thảo. chiến đấu gây cho địch nhiều tổn thất. 0,25 - Căn cứ Yên Thế có vị trí địa lý chiến lược ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang, có thể mở rộng phạm vi hoạt động. Địa hình hiểm trở, thuận lợi cho lối đánh du kích0,25 - Thực dân Pháp phải tập trung lực lượng để thực hiện công cuộc bình định, khai thác Việt Nam nên chấp thuận hòa hoãn. Nghĩa quân chiến đấu bền bỉ, lâu dài. 0,25 1 * Nhận xét về kế sách hòa hoãn của lãnh tụ Đề Thám: - Là kế sách tài tình, sáng tạo của lãnh tụ Đề Thám, có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động lâu dài của nghĩa quân. 0,2 - Để lại bài học kinh nghiệm quý giá cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta sau này.. 0,2 0,4 Câu 2 (2 điểm) * Các giai cấp, tầng lớp mới đã ra đời và phân hóa, chuyển biến: - Tầng lớp tư sản: + Dưới tác động của chương trình khai thác lần 1: tầng lớp tư sản đầu tiên đã xuất hiện gồm các nhà thầu khoán, đại lý, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công, chủ hãng buôn. Họ bị tư bản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm, bị lệ thuộc và yếu ớt về mặt kinh tế. Họ chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ làm ăn sinh sống, chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX. 0,25 + Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản ra đời, gồm những tiểu chủ trung gian làm thầu khoán, đại lý hàng hóa cho tư bản Pháp, sau đó đứng ra kinh doanh riêng. Giai cấp tư sản Việt Nam phân hóa thành 2 bộ phận: Tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với chúng. Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến, nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp. 0,25 0,5 - Tầng lớp tiểu tư sản: + Trước chiến tranh thế giới thứ nhất: do sự phát triển của công thương nghiệp thuộc địa, tiểu tư sản thành thị đã ra đời. Họ là những chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán, viên chức cấp thấp. Cuộc sống bấp bênh. Tiểu tư sản có ý thức dân tộc, đặc biệt là nhà giáo, thanh niên, học sinh, nên tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX. 0,25 + Sau chiến tranh thế giới thứ nhất: tầng lớp tiểu tư sản thành thị tăng nhanh về số lượng. Họ bị tư bản Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ, đời sống bấp bênh Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có điều kiện tiếp xúc với trào lưu tư tưởng văn hóa tiến bộ bên ngoài nên có tinh thần hăng hái cách mạng và là lực lượng trong quá trình cách mạng dân tộc0,25 0,5 - Giai cấp công nhân: + Công thương nghiệp thuộc địa phát triển dẫn đến sự hình thành đội ngũ công nhân khoảng 10 vạn người. Họ phần lớn xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất nên phải tìm đến các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền xin làm công ăn lương. Công nhân và gia đình họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ đời cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt0,25 + Trong thời kì khai thác lần thứ hai, giai cấp công nhân phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng, tăng lên 22 vạn. Công nhân tập trung tại các hầm mỏ, đồn điền và thành phố công nghiệp lớn Giai cấp công nhân có những đặc điểm riêng: bị ba tầng áp bức, bóc lột..; có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của dân tộc..0,25 0,5 * Giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng. Vì: - Các giai cấp tầng lớp khác còn nhiều điểm hạn chế, bất cập: 0,25 + Đại địa chủ và tư sản mại bản đã câu kết với thực dân Pháp, là đối tượng của cách mạng. + Địa chủ vừa và nhỏ chỉ tham gia vào phong trào yêu nước khi có điều kiện; tư sản dân tộc có tinh thần yêu nước, chống đế quốc và phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp. + Tiểu tư sản thành thị chưa có hệ tư tưởng chính trị riêng và nông dân với hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời nên chỉ có thể là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng. - Giai cấp công nhân là lực lượng tiến bộ nhất, cách mạng nhất: 0,25 + Mang đầy đủ đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế: sống tập trung, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, ý thức kỉ luật cao. + Mang đặc điểm riêng: bị 3 tầng áp bức bóc lột nên có tinh thần đấu tranh quyết liệt, hăng hái nhất; có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân nên sớm hình thành khối liên minh công – nông; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của dân tộc nên nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 0,5 Câu 3 (2 điểm): * Quá trình Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác Lênin và chuẩn bị về chính trị - tư tưởng cho việc thành lập chính Đảng vô sản ở Việt Nam: - 6- 1919: Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị véc-xai đòi quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng cho nhân dân Việt Nam. Bản yêu sách không được chấp thuận nhưng gây tiếng vang lớn Nguyễn Ái Quốc rút ra bài học quan trọng “Tự đem sức ta mà giải phóng cho ta”. 0,2 - 7-1920 Người đọc Sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc- con đường cách mạng vô sản. Đây là công lao đầu tiên, lớn nhất của Người đối với cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và lãnh đạo của cách mạng. 0,2 - 12-1920 Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoạt trong hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin; trở thành chiến sĩ cộng sản. 0,2 - Từ 1921 -1923 tại Pháp, Người sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, ra báo Người cùng khổ, viết bài cho báo “Nhân đạo”,” Đời sống công nhân”, viết cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo đó được bí mật chuyển về Việt Nam thức tỉnh đồng bào. 0,2 - Từ 1923-1924: tại Liên Xô, Người dự hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào ban chấp hành; Người dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản và trình bày tham luận về vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân với phong trào cách mạng, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân. 0,2 - Toàn bộ những quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin và cách mạng giải phóng thuộc địa mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận, truyền bá vào nước ta là một bước chuẩn bị quan trọng về chính trị và tư tưởng cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. 0,25 1,25 * Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm mới và khác so với lớp người đi trước: - Về hướng đi và mục đích: các bậc tiền bối đi sang phương Đông để cầu viện; Nguyễn Ái Quốc đi sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm cách mạng thế nào rồi về giúp đồng bào cứu nước- tinh thần học hỏi để tự giải phóng dân tộc. 0,25 - Về con đường: các bậc tiền bối đi theo con đường cách mạng dân chủ tư sản; Nguyên Ái Quốc đi theo con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. 0,5 0,75 Câu 4 (2.0 điểm) * Những sự kiện chính trị tiêu biểu..: - Ngày 8-8-1967: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan, nhằm phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung, trên tinh thần duy trì hòa bình, ổn định khu vực 0, 5 - 2/ 1976: Các nước ASEAN đã ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali), xác định những nguyên tắc cơ bản là tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản; không can thiệp vào công việc nội bộ; giải quyết tranh chấp bằng hòa bình; hợp tác, phát triển.. 0, 5 - 10/1991: Hiệp định Pari về vấn đề Campuchia được kí kết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là mở rộng thành viên của ASEAN. Từ 1995 đến 1999, lần lượt các nước Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia trở thành thành viên của ASEAN. 0,5 * Sự kiện đánh dấu bước cải thiện: (HS chọn và phân tích được 1 trong 2 sự kiện) - 2/ 1976: Các nước ASEAN đã ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) - 10/1991: Hiệp định Pari về vấn đề Campuchia được kí kết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là mở rộng thành viên của ASEAN. 0,5 Câu 5 (2 điểm): * Nguyên nhân Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “ chiến tranh lạnh” vào năm 1989? - Cả thế và lực của Mĩ và Liên Xô đều bị suy giảm: Mĩ mất ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản; Liên Xô khủng hoảng,... 0,2 - Nhật Bản và các nước Tây Âu vươn lên mạnh mẽ 0,1 - Sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và mối quan hệ quốc tế dần chuyển từ xu thế đối đầu sang đối thoại, hợp tác. 0,2 0,5 * Phân tích các xu thế phát triển của thế giới sau “ chiến tranh lạnh”? - Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế: các nước lớn tránh xung đột trực tiếp đối đầu nhau và dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn.. 0,2 - Trật tự hai cực I-an ta tan rã, thế giới xác lập một trật tự mới đa cực nhiều trung tâm, nhưng Mĩ chủ trương xác lập trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối và khống chế. 0,2 - Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm: các nước đẩy mạnh sản xuất và tham gia các liên minh kinh tế để cùng nhau hợp tác phát triển như Liên minh châu Âu, tổ chức ASEAN0,2 - Tuy hòa bình được củng cố nhưng ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái do mâu thuẫn về dân tộc, tôn giáo, tranh chấp biên giới, lãnh thổ0,2 - Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với mỗi dân tộc. 0,2 1,0 * Các dân tộc đứng trước những thời cơ và thách thức: - Thời cơ: 0,25 + Có điều kiện tham gia vào các tổ chức liên kết kinh tế khu vực, giao lưu hợp tác kinh tế - văn hóa với nhiều quốc gia.... + Rút ngắn khoảng cách phát triển, thu hút vốn đầu tư , tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới... - Thách thức: 0,25 + Đối mặt với nguy cơ hòa tan, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, nạn ô nhiễm môi trường.... + Đứng trước những đe dọa về an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia,... 0,5 -----------------------Hết-----------------------
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_vong_2_nam_hoc_2017_2.doc