Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9

 

I. LÝ THUYẾT.

Câu 1: a) Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân.

 b) Những diễn biến nào của NST trong giảm phân I là cơ chế tạo nên các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST?

 c) Tai sao nói các loài sinh sản hữu tính ưu việt hơn so với sinh sản sinh dưỡng (sinh sản vô tính)? Giải thích?

Câu 2: a) Những nguyên tắc nào được thể hiện trong các quá trình sau:

- Quá trình tự nhân đôi của ADN.

- Quá trình tổng hợp ARN.

- Quá trình tổng hợp chuỗi axit amin.

 b) Viết sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Bản chất của mối quan hệ này được thể hiện như thế nào?

 

doc4 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Môn thi: Sinh học lớp 9
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. lý thuyết.
Câu 1: a) Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân.
 b) Những diễn biến nào của NST trong giảm phân I là cơ chế tạo nên các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST?
 c) Tai sao nói các loài sinh sản hữu tính ưu việt hơn so với sinh sản sinh dưỡng (sinh sản vô tính)? Giải thích?
Câu 2: a) Những nguyên tắc nào được thể hiện trong các quá trình sau:
Quá trình tự nhân đôi của ADN.
Quá trình tổng hợp ARN.
Quá trình tổng hợp chuỗi axit amin.
 b) Viết sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Bản chất của mối quan hệ này được thể hiện như thế nào?
Câu 3: Bằng những kiến thức đã học, em hãy điền những nội dung cơ bản và giải thích ngắn gọn vào những ô trống trong bảng sau:
Tên quy luật
Nội dung
Giải thích
Phân li
Phân li độc lập
Di truyền liên kết
Di truyền giới tính
II. Bài tập.
Câu 4: Một phân tử mARN có số lượng các nuclêôtit như sau: A = 180, U = 300, G = 450, X = 270.
Xác định số lượng mỗi loại nuclêôtit của đoạn gen đã tổng hợp nên mARN nói trên.
Tính chiều dài và số liên kết hiđrô của gen.
Nếu phân tử mARN trên tham gia tổng hợp prôtêin, thì số axit amin trong 1 chuỗi polipeptit được tổng hợp là bao nhiêu?
Câu 5: Có 3 tế bào mầm sinh dục của một loài đều nguyên phân liên tiếp 7 đợt và đã sử dụng của môi trường nội bào nguyên liệu tương đương với 15240 NST. Các tế bào con sau nguyên phân đều trở thành số noãn bào bậc I và giảm phân bình thường. Tất cả các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh với hiệu suất 25%. Hãy xác định:
Bộ NST lưỡng bội của loài.
Số tế bào trứng được tạo ra qua giảm phân.
Số hợp tử được tạo thành.
Nếu hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125% thì số tinh bào bậc I tối thiểu cần huy động để tạo ra các tinh trùng nói trên là bao nhiêu?
 ------- Hết -------
đáp án
I. lý thuyết.
Câu 1: (4 điểm)
a) (2 điểm). Những điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân (0,5 điểm):
- Đều là cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ.
- Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kỳ đóng xoắn và duỗi xoắn.
- Trước đó đều có sự tự nhân đôi của NST ở kỳ trung gian.
- Đều xảy ra các kỳ tương tự nhau: kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
- Lần phân bào của giảm phân II tương tự như nguyên phân.
Những điểm khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân (1,5 điểm)
Nguyên phân 
Giảm phân 
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục chưa chín. Trải qua 1 lần phân bào.
- ở kỳ đầu, không xảy ra sự tiếp hợp giữa các cặp NST tương đồng.
- Kỳ giữa: các NST kép tập trung thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kỳ sau: mỗi NST kép tách tâm động và phân li đồng đều về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối: các NST đơn nằm gọn trong 2 nhân mới với số lượng 2n NST
- Kết quả: tạo ra 2 tế bào con có bộ NST là 2n giống như tế bào mẹ.
- ý nghĩa: duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
- Xảy ra ở tế bào sinh dục đã chín. Trải qua 2 lần phân bào liên tiếp: phân bào I và phân bào II.
- ở kỳ đầu I, xảy ra sự tiếp hợp giữa các NST trong cặp tương đồng.
- Kỳ giữa I: các NST kép trong cặp tương đồng tập trung thành 2 hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kỳ sau I: các NST kép trong cặp tương đồng tách nhau ra và phân li độc lập về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối I: các NST kép nắm gọn trong 2 nhân mới với số lượng n NST kép.
- Kết quả: Tạo ra 4 tế bào con có bộ NST giảm đi 1 nửa, khác nhau về nguồn gốc.
- ý nghĩa: duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ cơ thể.
b) (1 điểm) Những diễn biến của NST trong giảm phân I là cơ chế tạo nên các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST:
- Kì đầu I: các NST kép trong cặp tương đồng xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi đoạn cho nhau. (0,5 điểm)
- Kì sau I: các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau về 2 cực của tế bào. Do đó, kết thúc giảm phân tạo ra các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. (0,5 điểm).
c) (1 điểm) Nói các loài sinh sản hữu tính ưu việt hơn các loài sinh sản vô tính vì:
- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản theo con đường giảm phân và thụ tinh, tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, thích ứng cao với môi trường sống thay đổi. (0,5 điểm).
- Sinh sản sinh dưỡng theo con đường nguyên phân, không làm xuất hiện biến dị tổ hợp nên khó thích nghi với môi trường sống khi có sự thay đổi. (0,5 điểm)
Câu 2: (4 điểm)
(3 điểm) Những nguyên tắc được thể hiện trong các quá trình sau: 
- Nguyên tắc tự nhân đôi của ADN: (1 điểm)
 + Nguyên tắc khuôn mẫu: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ.
 + NTBS: Các nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A – T hay ngược lại, G – X hay ngược lại.
 + Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
 - Nguyên tắc tổng hợp ARN: (1 điểm).
 + Khuôn mẫu: ARN được tổng hợp dựa trên một mạch của gen gọi là mạch khuôn.
 + NTBS: các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nuclêotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A – U, T – A, G – X, X – G.
 - Nguyên tắc tổng hợp chuỗi axit amin: (1 điểm).
 + Khuôn mẫu: chuỗi axit amin được tổng hợp dựa trên mạch mARN.
 + NTBS: các nuclêôtit trên mARN và tARN liên kết với nhau theo nguyên tắc: A – U, G – X.
 + Tương quan cứ 3 nuclêôtit tương ứng với 1 axit amin.
b) (1 điểm) Sơ đồ và bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng. 
 Gen (một đoạn ADN) -> mARN -> Prôtêin -> tính trạng. (0,25 điểm)
 Bản chất của mối quan hệ: Trình tự các nuclêotit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêotit trên mạch mARN, trình tự này quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc prôtêin, prôtêin tham gia vào cấu trúc và các hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
 => Gen quy định tính trạng. (0,75 điểm)
Câu 3: (4 diểm)
Tên quy luật
Nội dung (2 điểm)
Giải thích (2 điểm)
Phân li
F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 trội: 1 lặn
Do sự phân li và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng
Phân li độc lập
F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng.
Di truyền liên kết
Các tính trạng do nhóm gen liên kết được di truyền cùng nhau.
Các gen cùng nằm trên 1 NST, cùng phân li về giao tử và cùng tổ hợp trong thụ tinh.
Di truyền giới tính
ở các loài giao phối, tỉ lệ đực cái xấp xỉ là 1: 1
Do sự phân li và tổ hợp tự do của cặp NST giới tính.
Lưu ý: HS có thể trình bày chi tiết hơn nhưng nếu đủ và đúng ý thì vẫn cho điểm tối đa.
II. Bài tập.
Câu 4: (4 điểm).
a) (1 điểm). Theo NTBS ta có:
Agen = Tgen = AARN + UARN = 180 + 300 = 480 (nu).
Ggen = Xgen = GARN + XARN = 450 + 270 = 720 (nu).
b) (2 điểm).
Ta có: Ngen = 2A + 2G = 2x480 + 2x720 = 2400 (nu).
Chiều dài của gen là: L = (N/2)x3,4 = (2400/2)x3,4 = 4080 A0 (1 điểm).
Số liên kết hiđrô của gen là: H = 2A + 3G = 2x480 + 3x720 = 3120 liên kết (1 điểm).
c) (1 điểm).
Số nuclêôtit trên mạch ARN là: 180 + 300 + 450 + 270 = 1200 (nu).
Tương quan cứ 3 nuclêôtit trên mạch mARN tương ứng với 1 axit amin, nên số axit amin được tạo thành là: 1200/3 = 400. Nhưng khi tổng hợp chuỗi polipeptit thì axit amin cuối cùng không tham gia, nên số axit amin trong chuỗi polipeptit là: 400 – 1 = 399.
Câu 5: ( 4 điểm)
a) (1 điểm): Bộ NST lưỡng bội của loài:
Theo bài ra ta có số NST môi trường cung cấp cho các quá trình nguyên phân là:
 a.2n.(2x – 1) = 15240. => 3.2n.(27 – 1) = 15240.
 => 2n = 15240/3.(27 – 1) = 40.
b) (1 điểm).
Số tế bào trứng = số noãn bào bậc I = a.2x = 3.27 = 384.
c) (1 điểm).
Số hợp tử tạo thành = số trứng được thụ tinh = số trứng tham gia thụ tinh x 25% = 384x25% = 96.
d) (1 điểm).
Số tinh trùng được thụ tinh = số hợp tử tạo thành = 96.
Số tinh trùng tham gia thụ tinh = (số tinh trùng được thụ tinh x 100%) / 3,125% = (96x100)/3,125 = 3072.
Số tinh bào bậc I tối thiểu = số tinh trùng tham gia thụ tinh/4 = 3072/4 = 768.
------- Hết -------

File đính kèm:

  • docDe thi hoc sinh gioi 20082009.doc
Bài giảng liên quan