Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Đề 14 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
Câu 6:
a. Nhóm tuổi của quần thể có thể thay đổi không và giải thích? Nêu sự khác nhau giữa tháp dân số trẻ và tháp dân số già?
b. Cho các tập hợp sinh vật sau:
- Các con bò sữa trong một trang trại chăn nuôi.
- Các con khỉ trong vườn thú Thủ Lệ, Hà Nội.
- Các cá thể rắn hổ mang ở Đảo Cát Bà và Đảo Bạch Long Vĩ.
- Các con chim trên lũy tre làng.
- Các cây sen trong một đầm sen.
Trong các tập hợp sinh vật trên tập hợp nào không phải là quần thể vì sao? Những dấu hiệu để nhận biết một quần thể?
PHÒNG GD&ĐT TPHD SI14 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề này gồm 7 câu, 02 trang) Câu 1 ( 2 điểm) a. Thế hệ bố mẹ có các kiểu gen AABB ; aabb. Em hãy trình bày phương pháp tạo ra kiểu gen aaBb. Biết rằng các gen trội hoàn toàn ? b. Theo quan điểm của Menđen, các nhân tố di truyền tồn tại và vận động như thế nào? Câu 2: (1,5 điểm) Trình bày cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể? Nguyên nhân nào làm cho bộ NST đặc trưng của loài không được duy trì ổn định? Câu 3: (1,0 điểm) a. Vì sao nói cấu trúc ADN 2 mạch trong tế bào của sinh vật bậc cao có sinh sản hữu tính chỉ ổn định tương đối? (Giả sử không có đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xảy ra) b. Trong 3 loại ARN thì tARN khi thực hiện chức năng sinh học thường xoắn lại. Cho biết ý nghĩa của hiện tượng đó? Câu 4 ( 1điểm) a. Trong các dạng đột biến cấu trúc NST thì dạng nào gây hậu quả lớn nhất? Giải thích. b. Cơ thể bình thường có kiểu gen Mm. Đột biến làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen Om. Loại đột biến nào có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó? Câu 5 (1,5 điểm) Quan sát tiêu bản tế bào sinh dưỡng của một bệnh nhân nữ thấy có 3 NST ở cặp thứ 21 (các cặp NST còn lại đều gồm 2 chiếc tương đồng). 1) Người phụ nữ trên bị mắc bệnh gì? Giải thích cơ chế phát sinh bệnh trên? 2) Giả sử rằng, trên NST thứ 21 của người mẹ chứa cặp gen dd, của người bố chứa cặp gen Dd, sự đột biến dị bội xảy ra ở cặp NST 21 của người bố thì người con gái bị bệnh nói trên có thể có kiểu gen, kiểu hình như thế nào? Cho biết gen D (quy định tính trạng mắt nâu) trội hoàn toàn so với gen d (quy định tính trạng mắt đen). Câu 6 ( 1,5 điểm) a. Nhóm tuổi của quần thể có thể thay đổi không và giải thích? Nêu sự khác nhau giữa tháp dân số trẻ và tháp dân số già? b. Cho các tập hợp sinh vật sau: - Các con bò sữa trong một trang trại chăn nuôi. - Các con khỉ trong vườn thú Thủ Lệ, Hà Nội. - Các cá thể rắn hổ mang ở Đảo Cát Bà và Đảo Bạch Long Vĩ. - Các con chim trên lũy tre làng. - Các cây sen trong một đầm sen. Trong các tập hợp sinh vật trên tập hợp nào không phải là quần thể vì sao? Những dấu hiệu để nhận biết một quần thể? Câu 7 ( 1,5 điểm) Ở một loài chim, hai tính trạng chiều cao của chân và độ dài của lông đuôi được chi phối bởi hiện tượng một gen qui định một tính trạng. Cho chim thuần chủng chân cao, lông đuôi dài giao phối với chim thuần chủng chân thấp, lông đuôi ngắn thu được F1 đồng loạt chân cao, lông đuôi dài. Cho chim mái F1 giao phối với chim trống chân thấp, lông đuôi ngắn, thu được F2 như sau: 25% chim trống chân cao, lông đuôi dài 25% chim trống chân thấp, lông đuôi dài 25% chim mái chân cao, lông đuôi ngắn 25% chim mái chân thấp, lông đuôi ngắn. Biện luận và lập sơ đồ lai. ---------------------------Hết--------------------------- PHÒNG GD & ĐT GIA LỘC TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN MÃ ĐỀ Si-02-HSG9-TT-GL --------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: SINH HỌC (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) ----------------------------- Câu Đáp án Điểm 1 (2,0đ) a. (1,0 điểm) - Cho lai hai cơ thể bố mẹ có kiểu gen AABB với aabb g F1 100% AaBb - Cho F1 lai với nhau g F2 9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1aabb - Kiểu hình 3 aaB- có 2 kiểu gen aaBb và aaBB vì vậy muốn chọn ra kiểu gen aaBb thì cần thực hiện phép lai phân tích. Cho các cá thể có kiểu hình aaB- lai với cá thể aabb g theo dõi sự di truyền của từng cặp lai ở FB. - FB nào mà con lai có tỉ lệ phân tính 50% : 50% thì cá thể aaB- đó có kiểu gen aaBb 0,25 0,25 0,25 0,25 b. (1,0 điểm) - Nhân tố di truyền là loại vật chất di truyền nằm trong nhân tế bào và quy định nên tính trạng của cơ thể sinh vật. - Trong tế bào nhân tố di truyền(NTDT) luôn tồn tại thành từng cặp nhưng không trộn lẫn vào nhau. - Trong quá trình phát sinh giao tử các NTDT trong cặp nhân tố di truyền phân li về giao tử, các cặp NTDT phân li độc lập nhau. - Trong quá trình thụ tinh, sự kết hợp giữa giao tử của bố với giao tử của mẹ đã đưa đến sự tổ hợp lại các cặp nhân tố di truyền. 0,25 0,25 0,25 0,25 2 (1,5đ) - Đối với sinh vật sinh sản vô tính: + Trong sinh sản vô tính: thế hệ mới được tạo thành từ 1 hoặc 1 nhóm TB của cơ thể mẹ tách ra không qua thụ tinh + Nguyên phân đảm bảo cho hai TB con sinh ra có bộ NST giống hệt nhau và giống hệt bộ NST của TB mẹ + Do đó cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể được đảm bảo nhờ quá trình nguyên phân - Đối với sinh vật sinh sản hữu tính: + Cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể được đảm bảo nhờ kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh + Trong sinh sản hữu tính mỗi cá thể được phát triển từ 1 hợp tử. Nhờ quá trình NP hợp tử phát triển thành cơ thể mà tất cả các tế bào sinh dưỡng trong cơ thể đó đều có bộ NST giống bộ NST của hợp tử (2n) + Khi hình thành giao tử nhờ quá trình GP các giao tử chứa bộ NST đơn bội (n), giảm đi 1/2 so với TBSD . + Khi thụ tinh sự kết hợp hai bộ NST đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái trong hợp tử đã khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài . * Nguyên nhân làm cho bộ NST của loài không được duy trì ổn định đó là tác động của các tác nhân gây đột biến trong hoặc ngoài cơ thể cản trở sự phân bào bình thường trong nguyên phân hoặc giảm phân dẫn đến làm cho bộ NST của thế hệ sau bị biến đổi về mặt số lượng ở 1 hay 1 số cặp NST nào đó hoặc toàn bộ bộ NST 0,125 0,125 0,125 0,25 0,125 0,125 0,125 0,5 3 (1,0đ) a. (0,5 điểm) ADN ổn định tương đối vì: - Vì gen có thể bị đột biến (đột biến gen) -> Thay đổi cấu trúc ADN - Ở sinh vật bậc cao hầu hết ADN nằm trong cấu trúc NST, mà các NST cùng cặp tương đồng thường trao đổi đoạn trong kì đầu giảm phân I làm thay đổi cấu trúc ADN 0,25 0,25 b. (0,5 điểm) Ý nghĩa: - Tạo thành nhiều đoạn xoắn kép tạm thời theo nguyên tắc bổ xung (A – U, G – X) - Tạo nên các tARN có hai bộ phận đặc trưng đó là bộ 3 đối mã và đoạn mang axit amin tương ứng 0,25 0,25 4 (1,0đ) a. (0,25 điểm) - Trong các dạng đột biến cấu trúc NST thì đột biến dạng mất đoạn gây hậu quả lớn nhất, vì: đột biến mất đoạn NST thường làm giảm sức sống hoặc gây chết. Ví dụ: mất đoạn NST 21 gây ung thư máu ở người. 0,25 b. (0,75 điểm) - Loại đột biến có thể xảy ra: đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn và đột biến số lượng NST thể dị bội. - Cơ chế: + Mất đoạn NST: do các tác nhân lí, hóa học làm cấu trúc của NST bị phá vỡ làm mất đi 1 đoạn gen mang M. Giao tử chứa NST mất đoạn (không mang gen M) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen m) tạo nên cơ thể có kiểu gen 0m. + Thể dị bội: cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Mm) không phân li trong giảm phân tạo nên giao tử O. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen m tạo nên thể dị bội Om. 0,25 0,25 0,25 5 (1,5đ) a .* Người phụ nữ trên bị mắc bệnh Đao * Cơ chế phát sinh bệnh: - Quá trình giảm phân của tế bào sinh dục (2n) bị rối loạn, cặp NST thứ 21 không phân li đã tạo ra hai loại giao tử bất thường: một loại chứa cả 2 NST thứ 21, một loại không chứa NST thứ 21 nào. Sự không phân li của cặp NST thứ 21 có thể xảy ra ở bố hoặc mẹ, ở giảm phân I hoặc giảm phân II. - Trong thụ tinh: Giao tử mang cả 2 NST21 kết với giao tử bình thường (1 NST21) tạo ra hợp tử mang 3 NST21, phát triển thành bệnh Đao. - Sơ đồ: P: Cặp NST 21 x Cặp NST 21 Giảm phân RL GP bình thường G: (2 NST21) (0 NST 21) (1 NST21) F1: (3 NST 21) (Bệnh Đao) b. * Ở mẹ giảm phân bình thường tạo ra loại giao tử: d * Ở bố bị rối loạn giảm phân - Nếu là rối loạn giảm phân I Ò các loại giao tử không bình thường được tạo ra là: Dd và O. - Nêu là rối loạn giảm phân II Ò các loại giao tử không bình thường có thể được tạo ra là: DD, dd và O. - Như vậy, kiểu gen của người con gái bị bệnh nêu trên có thể là một trong các kiểu gen và kiểu hình: Ddd (mắt nâu), DDd ( mắt nâu), ddd (mắt đen) 0,125 0,125 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 6 (1,5đ) a. (0,5 điểm) - Nhóm tuổi của quần thể luôn thay đổi phụ thuộc vào các điều kiện của môi trường sống... Khi điều kiện môi trường bất lợi các cá thể con non và già bị chết nhiều hơn nhóm tuổi trung bình. Khi điều kiện thuận lợi nhóm tuổi non lớn nhanh, khả năng sinh sản tăng làm cho kích thức quần thể tăng. - Tháp dân số trẻ là tháp dân số có đáy tháp rộng do số lượng trẻ em sinh ra hằng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp. - Tháp dân số già là tháp dân số có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp. Tuổi thọ trung bình cao. 0,125 0,125 0,125 0,125 b. (1,0 điểm) * Các tập hợp sinh vật không phải là quần thể là: - Các con bò sữa trong một trang trại chăn nuôi vì chỉ có bò cái, không có bò đực nên không sinh sản được - Các con khỉ trong vườn thú Thủ Lệ, Hà Nội vì chúng không được hình thành qua một thời gian lịch sử được tác động của chọn lọc tự nhiên để thích nghi với môi trường. - Các con chim trên lũy tre làng vì nhiều loài chim khác nhau - Các cá thể rắn hổ mang ở Đảo Cát Bà và Đảo Bạch Long Vĩ vì chúng không sống trong khoảng không gian xác định. * Dấu hiệu nhận biết: - Sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định vào thời điểm cụ thể, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. - Để hình thành quần thể trong tự nhiên có thêm dấu hiệu là được hình thành qua một thời gian lịch sử được tác động của chọn lọc tự nhiên, quần thể đó tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường. 0,125 0,125 0,125 0,125 0,25 0,25 7 (1,5đ) - Tính trạng chiều cao của chân (cao và thấp) xuất hiện đồng đều ở chim trống, chim mái. Chứng tỏ gen qui định chiều cao của chân nằm trên NST thường. 0,25 đ - Tính trạng chiều dài của lông đuôi. Lông đuôi dài chỉ có ở chim trống và lông đuôi ngắn chỉ có ở chim mái, chứng tỏ gen qui định độ dài của lông đuôi dài nằm trên NST giới tính X. 0,25 đ - P mang các tính trạng tương phản, F1 đồng tính. Suy ra, các tính trạng chân cao, lông đuôi dài ở F1là các tính trội. Qui ước: A: chân cao; a: chân thấp XB: lông đuôi dài ; Xb : lông đuôi ngắn 0,25 đ Ở chim: Chim trống mang đôi NST giới tính XX Chim mái mang đôi NST giới tính XY 0,25 đ Do F1 đồng loạt chân cao, lông đuôi dài nên phép lai P chỉ có thể là: P : chân cao, lông đuôi dài x chân thấp, lông đuôi ngắn AAXBXB x aa XbY. GP : AXB aXb, aY. F1 : Aa XBXb : Aa XBY 100% chân cao, lông đuôi dài 0,25 đ Cho chim mái F1 giao phối với chim trống chân thấp, lông đuôi ngắn (aa XbXb) F1 : Aa XBY x aa XbXb GF1 : AXB , aXB , AY, aY aXb F2 : Aa XBXB : aa XBXb : Aa XbY : aa XbY Kiểu hình 25% chim trống chân cao, lông đuôi dài 25% chim trống chân thấp, lông đuôi dài 25% chim mái chân cao, lông đuôi ngắn 25% chim mái chân thấp, lông đuôi ngắn 0,25 đ
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_de_14_phong_gddt_hai.doc