Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Đề 3 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 4: Trâm và Ánh vừa học xong bài đột biến gen. Do không chú ý học, Trâm đã hỏi Ánh: Tại sao đột biến gen thường gây hại cho sinh vật nhưng lại là nguồn nguyên liệu quan trọng trong quá trình tiến hóa và chọn giống? Bằng kiến thức của mình em hãy giúp Ánh giải thích cho Trâm hiểu.

Câu 5: Nhìn thấy một Em bé đi ngang qua, cổ em bé hơi rụt và má hơi phệ, Minh cho rằng chắc chắn em bé ấy bị bệnh đao. Tuấn cho rằng chưa chắc đã phải vậy. Bằng kiến thức của mình hãy giúp Tuấn giải thích cho Minh hiểu. Ngoài cách chẩn đoán dựa vào biểu hiện bên ngoài của bệnh đao muốn xác định chính xác em bé ấy có bị bệnh đao không cần phải làm gì?

Câu 6: Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Đề 3 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG
SI3
ĐỀ THI HSG LỚP 9
MÔN: SINH
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề này gồm 7 câu, 6 .trang)
Câu 1: (1 điểm ) 
 Biến dị tổ hợp là gì ? Vì sao ở các loài giao phối biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính ?
Câu 2 (1,5điểm)
 a) Thế nào là nguyên tắc bổ sung? Hãy cho biết ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung trong cấu tạo và hoạt động di truyền của phân tử ADN?
 b) Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật quy luật phân li độc lâp của Menđen như thế nào?
Câu 3(2,5 điểm)
 Tuấn đến nhà cường chơi thấy bạn đang học về bài “nguyên phân”, “giảm phân” và bài “ phát sinh giao tử và thụ tinh”. Tuấn nói với Cường, hai quá trình nguyên phân, giảm phân có nhiều điểm giống nhau nhưng Cường lại cho rằng chúng là hai quá trình có nhiều điểm khác nhau, Các điểm khác nhau đó chính là mấu chốt để giải các bài tập về “Phát sinh giao tử và thụ tinh”.
	a) Bằng kiến thức của mình, em hãy so sánh hai quá trình nguyên phân và giảm phân để làm sáng tỏ ý kiến của hai bạn Tuấn và Cường 
	b) Giả sử hai bạn Tuấn và Cường có bài tập sau:
	Trong tinh hoàn của 1 thỏ đực (2n = 44) có 6 tế bào mầm nguyên phân liên tiếp 1 số lần và tạo ra tổng số tế bào con có chứa 2112 tâm động.
	 -Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào mầm?
 - Các tế bào con sau nguyên phân đều trở thành các tinh bào bậc I phát triển tạo thành tinh trùng. Các tinh trùng đều tham gia thụ tinh tạo ra 3 hợp tử. Xác định hiệu suất tinh trùng.
	Em hãy giúp hai bạn giải bài tập trên. 
Câu 4 (1 điểm)
Trâm và Ánh vừa học xong bài đột biến gen. Do không chú ý học, Trâm đã hỏi Ánh: Tại sao đột biến gen thường gây hại cho sinh vật nhưng lại là nguồn nguyên liệu quan trọng trong quá trình tiến hóa và chọn giống? Bằng kiến thức của mình em hãy giúp Ánh giải thích cho Trâm hiểu.
Câu 5 (1 điểm)
 Nhìn thấy một Em bé đi ngang qua, cổ em bé hơi rụt và má hơi phệ, Minh cho rằng chắc chắn em bé ấy bị bệnh đao. Tuấn cho rằng chưa chắc đã phải vậy. Bằng kiến thức của mình hãy giúp Tuấn giải thích cho Minh hiểu. Ngoài cách chẩn đoán dựa vào biểu hiện bên ngoài của bệnh đao muốn xác định chính xác em bé ấy có bị bệnh đao không cần phải làm gì?
 Câu 6 (1,5 điểm). Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô.
	 a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?
 	b) Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử được hình thành bằng bao nhiêu?
	 c) Nếu cho các loại giao tử không bình thường đó tái tổ hợp với giao tử bình thường chứa gen lặn nói trên thì số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử bằng bao nhiêu? 
Câu 7 (1,5 điểm)
Cho lúa thân cao, chín muộn lai với lúa thân thấp, chín sớm F1 thu được 100% lúa thân cao, chín sớm. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có kết quả như thế nào? Biết rằng tính trạng chiều cao và thời gian chín của hạt di truyền độc lập với nhau.
 Muốn xác định được lúa thân cao, chín sớm ở F2 có thuần chủng không thuần ta làm như thế nào?
- Hết-
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THCS BÌNH MINH
SI-04-HSG9-BM-PGDHD
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSGLỚP 9
MÔN: SINH
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề này gồm 7 câu, 6 .trang)
câu 
 đáp án 
 điểm 
1
+Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của thế hệ P qua quá trình sinh sản 
+ Vì ở các loài giao phối trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiểu loại giao tử, các loại giao tử này thụ tinh ngẫu nhiên tạo nhiều tổ hợp khác nhau xuất hiện biến dị tổ hợp
0.5 đ
0.5 đ
2
a) 
- Khái niệm nguyên tắc bổ sung: Là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơnitric trên mạch kép phân tử AD, đó là nguyên tắc A của mạch đơn này liên kết với T của mạch đơn kia bằng 2 liên kết hiđro, G của mạch đơn này liên kết với X của mạch đơn kia bằng 3 liên kết hiđro và ngược lại.
- Ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung: 
* Trong cấu trúc: Theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T bằng 2 liên kết hi đ ro G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđro đảm bảo cho cấu trúc AND ổn định, đường kính của AND bằng 20A0 và có cấu tạo đặc trưng. 
* Trong hoạt động di truyền: 
+ Trong tự sao: Nhờ nguyên tắc bổ sung mà các AND con giống hệt AND mẹ ban đầu 
+ Trong tổng hợp ARN: Nhờ nguyên tắc bổ sung mà gen( AND) tổng hợp được các ARN.
+ Trong tổng hợp protein: Nhờ ngyên tắc bổ sung mà tARN mang và gắn chính xác axit amin vào mạch Pr tổng hợp.
b) 
- DTLK đã bổ sung cho quy luật PLĐL của Menđen: 
+ Khi giải thích các thí nghiệm ( quy luật ) của mình Menđen cho rằng các tính trạng được quy định bởi các nhân tố di truyền.Và sau này thì đã được Moocgan khẳng định nhân tố di truyền chính là các gen tồn tại trên NST.
+ Theo Menđen thì mỗi gen nằm trên 1 NST và di truyền độc lập với nhau, nhưng trên thực tế với mỗi loài SV thì số lượng gen trong tế bào là rất lớn nhưng số lượng NST lại có hạn do đó theo Moocgan là trên 1 NST có thể chứa nhiều gen và các gen đó đã di truyền cùng nhau( phụ thuộc vào nhau). 
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
0.5 đ
3.
a. * Giống nhau:
- Là cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào.
- Đều trải qua các kì tương tự: kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
- Qua các kì, NST có những biến đổi và hoạt động giống nhau: trước khi bước vào phân bào NST nhân đôigNST kép, đóng xoắn, tháo xoắn, xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, phân li về 2 cực của tế bào.
* Khác nhau:
Dấu hiệu so sánh
Nguyên phân
Giảm phân
Số lần phân bào
1
2
Kì trước
Không xảy ra trao đổi chéo
Xảy ra trao đổi chéo
( kì trước 1 )
Kì giữa
Các NST kép xếp thành 1 hàng
Các NST kép xếp thành 2 hàng hoặc 1 hàng.
Kì sau
Mỗi NST kép phân lí thành 2 NST đơn
Mỗi cặp NST tương đồng phân li thành 2 NST kép ( kì sau 1 )
Kì cuối
Các NST đơn đều tháo xoắn tối đa
Các NST đều giữ nguyên trạng thái kép
( kì cuối 1 )
Kết quả
Tạo 2 tế bào con đều có bộ NST 2n
Tạo 4 tế bào con có bộ NST n
b)
Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào mầm (k nguyên dương)
- Số tế bào con là: 6.2k
- Số tâm động trong các TB con là: 6. 2k. 2n= 2112
tương đương 6. 2k . 44 = 2112 tương đương 2k = 8 = 23 ® k = 3
Vậy, mỗi tế bào mầm nguyên phân 3 lần liên tiếp.
*
- Số tinh bào bậc I : 6. 2k = 6.8 = 48 (tế bào)
- Số tinh trùng là : 48. 4 = 192 (tinh trùng)
- Số tinh trùng được thụ tinh = số hợp tử = 3
- Hiệu suất tinh trùng: H=1,56%
0.5 đ
1 đ
0.5 đ
0.5 đ
4
 Đa phần các đột biến gen có hại cho bản thân sinh vật vì chúng pha vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein. Nhưng lại là nguồn nguyên liệu quan trọng trong quá trình tiến hóa và chọn giống vì:
+ Một số đột biến gen có lợi là nguồn nguyên liệu quan trọng trong tiến hóa và chọn giống.
+ Trong tổ hợp gen này là có hại nhưng qua giáo phối vào tổ hợp gen khác có thể ddootj biến có hại thành có lợi.
+ Trong điều kiện môi trường này có hại nhưng sang môi trường khác đột biến ấy lại có thể trở thành có lợi.
02.5 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
5
-Biểu hiện của bệnh nhân đao: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè, mặt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn, si đần bẩm sinh và không xó con.
- Làm tiêu bản, đếm số lượng nhiễm sác thể, bệnh nhân đao có 3 nhiễm sắc thể thứ 21
0.5 đ
0.5 đ
6
a)
 Gen = x 2 = 2400 nuclêôtit
Giao tử chứa gen A: 2A + 3G = 3120
 2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 480; G=X= 720.
Giao tử chứa gen a: 2A + 3G = 3240
 2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 360; G=X= 840
b)
 Có 2 loại giao tử: Aa và 0.
Giao tử Aa có: A = T = 480 + 360 = 840 nuclêôtit
 G = X = 720 + 840 = 1560 nuclêôtit
Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0 nuclêôtit
c)
 Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử:
 - Aaa có: A = T = 1200 nuclêôtit G = X = 2400 nuclêôtit 
 - a0 có: A = T = 360 nuclêôtit G = X = 840 nuclêôtit
0.5
0.5 đ
0.5 đ
a) Theo đề bài ra ta có P.T cao, chín muộn x T thấp, C sớm
	F1	100 % T cao, chín sớm.
=> 	- P thuần chủng
	T cao, chín sớm là 2 tính trạng trội hoàn toàn.
	T thấp, chín muộn là 2 tính trạng lặn
- Quy ước gen :
	Thân cao A	, thân thấp a
	Chín sớm B	, chín muộn b
Kiểu gen của P
	T cao, chín muộn Thuần chủng có KG AAbb
	T thấp, chín sớm Thuần chủng có KG	 aaBB
 Ta có sơ đồ lai
	PTC	KH T cao, c muộn x T thấp, c sớm
	KG	 AAbb	 aaBB
GP	Ab	 aB
F1	KG	AaBb
	KH 	100 % T cao, c sớm
F1 Tự thụ phấn T cao, c sớm x T cao, c sớm.
	 AaBb	x AaBb
GF1	AB, Ab, aB, ab	AB, Ab, aB, ab
Kẻ bảng đúng ..........
 F2 có tỉ lệ KG	, 	tỉ lệ KH là
 1 AABB
2 AaBB
2 AABb	9 T cao, c sớm
4 AaBb
1 AAbb
2 Aabb	3 T cao, c muộn
1 aaBB
 2 aaBb	3 T thấp, c sớm
 1 aabb	1 T thấp, c muộn
b) Muốn tìm được thân cao, chín sớm ở F2 thuần chủng L:
 -lúa thân cao, chín sớm ở F2 lai phân tích nghĩa là lai với lúa T thấp, chín muộn.
 +Nếu kết quả của phép lai phân tích ở trên là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội dị hợp
+ Nếu kết quả là phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội dị hợp
-cho cây thân cao, chín sớm tự thụ phấn:
+ nếu kết quả là đồng tính thì cơ thể đó thuần chủng.
+Nếu kết quả là phân tính thì cơ thể đó dị hợp
1 đ
0,5đ
- Hết-

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_de_3_phong_gddt_hai.doc
Bài giảng liên quan