Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Đề 6 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 6: Vì sao quần xã duy trì được trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên?

Câu 7: Tiến hành thí nghiệm trên một dòng đậu, người ta cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại kiểu hình phân li theo tỷ lệ 56,25% cây cao, hạt tròn: 18,75% cây cao, hạt dài: 18,75% cây thấp, hạt tròn: 6,25% cây thấp, hạt dài. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng.

a. Hãy xác định qui luật di truyền chi phối phép lai trên?

b. Biện luận tìm kiểu gen của F1 và viết sơ đồ lai từ F1 đến F2

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Đề 6 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG
SI6
	 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
 LỚP 9 – THCS NĂM HỌC 2014 - 2015
Câu 1 (1 điểm): Phân biệt định luật phân li độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về hai cặp tính trạng.
Câu 2 (1,5điểm)
Tế bào một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là AaBbDdXY
a. Hãy xác định tên, giới tính của loài này?
b. Khi tế bào này giảm phân thì tạo ra bao nhiêu loại giao tử?
c. Hãy viết kí hiệu các NST khi tế bào đang ở kì giữa 1 và kì sau 2 của quá trinh phân bào giảm phân?
Câu 3(1,5điểm)
Điểm khác nhau cơ bản giữa cơ chế tổng hợp ADN với cơ chế tổng hợp ARN?
Câu 4( 1,5điểm)
Một gen qui định cấu trúc của một chuỗi polypeptit gồm 498 aa; có tỉ lệ A/G = 2/3. M/ột đột biến xảy ra làm cho tỷ lệ A/G = 66,48%.
Cho biết đột biến không làm thay đổi số Nucleotit của gen.
Hỏi đôt biến này thuộc dạng nào của đột biến? Nguyên nhân phát sinh đột biến đó?
Câu 5 (1,5 điểm)
a. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng lại là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống?
b. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 nên có thể dùng để nhân giống cho các thế hệ sau được không?
Câu 6(1điểm)
Vì sao quần xã duy trì được trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên?
Câu 7 (2điểm)
Tiến hành thí nghiệm trên một dòng đậu, người ta cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại kiểu hình phân li theo tỷ lệ 56,25% cây cao, hạt tròn: 18,75% cây cao, hạt dài: 18,75% cây thấp, hạt tròn: 6,25% cây thấp, hạt dài. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng.
a. Hãy xác định qui luật di truyền chi phối phép lai trên?
b. Biện luận tìm kiểu gen của F1 và viết sơ đồ lai từ F1 đến F2
-------------------------Hết-------------------------
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
Câu 1(1 điểm)
Định luật phân li độc lập
Hiện tượng di truyền liên kết
Điểm
- Mỗi gen nằm trên 1 NST (hay 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau).
- Hai cặp tính trạng di truyền độc lập và không phụ thuộc vào nhau.
- Các gen phân li độc lập trong giảm phân tạo giao tử.
- Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp
- Hai gen nằm trên 1 NST (hay 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng).
- Hai cặp tính trạng di truyền không độc lập và phụ thuộc vào nhau.
- Các gen phân li cùng nhau trong giảm phân tạo giao tử.
- Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2(1,5điểm)
Điểm
 a. 2n= 8 Đây là loài ruồi giấm đực
b. Do có 4 cặp NST tương đồng, 4 cặp NST dị hợp suy ra số giao tử là 24 = 16 loại giao tử
c. Kì giữa 1 NST đã nhân đôi nên có kí hiệu là:
AAaaBBbbDDddXXYY
Kì sau 2 có 16 loại giao tử
ABDX, ABDY, AbDX, AbDY, AbdX, AbdY, aBDX, aBDY, abDX, abDY, abdX, abdY,aBdX, aBdY, ABdX, ABdY
0,25
0,25
0,25
0,75
Câu 3( 1,5 điểm)
Tổng hợp ADN
Tổng hợp ARN
Điểm
- Xảy ra trên toàn bộ 2 mạch đơn củaphân tử ADN.
- Nguyên liệu tổng hợp là 4 loạinuclêôtit: A, T, G, X.
- Nguyên tắc tổng hợp là nguyên tắcbổ sung A - T, G - X và nguyên tắc giữ lại một nửa. 
- Enzim xúc tác chủ yếu làADN-pôlimeraza.
- Kết quả từ một ADN mẹ tao ra 2ADN con giống hệt ADN mẹ trongmỗi ADN con có một mạch đơn mới được tổng hợp nên. 
- Tổng hợp ADN là cơ chế đảm bảo truyền đạt thông tin truyền cho thế hệ sau được ổn đinh
- Xảy ra trên từng gen riêng rẽ ở tại một mạch đơn gen.
- Nguyên liệu tổng hợp là 4 loạiribônuclêôtit: A, U, G, X.
- Nguyên tắc tổng hơn là nguyêntắc bổ sung : A - U, G - X.
- Enzim xúc tác chủ yếu là ARN-pôlimeraza.
- Kết quả mỗi lần tổng hợp tạo ra 1ARN có số lượng, thành phần và trật tự các đơn phân giống mạch bổsung của gen (chỉ khác T được thay bằng U).
- Tổng hợp ARN đảm bảo cho các gen cấu trúc riêng rẽ thực hiên việc tổng hợp prôtêin.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4 (1,5điểm)
Nội dung
Điểm
 1. Tìm số lượng từng loại Nu 
- Số Nu của gen là: (498+2).3.2= 3000 (Nu)
Vì A/G = 2/3 nên G= 1,5A
Theo NTBS Suy ra A= T = 600 Nu ; G= X = 900 Nu.
Tỉ lệ A/G = 2/3= 66.67 %, khi bị đột biến chỉ còn 66,48%, mà số Nu không đổi nên số Nu A giảm cũng chính bằng số G tăng.
Gọi số Nu A giảm do đột biến là a, ta suy ra phương trình:
A- a/ G-a = 600 – a/ 900 –a = 66,48%
Tìm được a = 1
Kết luận: Đột biến làm A thay bằng G hay thay cặp A- T bằng cặp G- X
Dạng đột biến: thay thế cặp Nu này bằng cặp Nu khác
Nguyên nhân phát sinh: Do ảnh hưởng của môi trường ngoài (tác nhân lí, hóa ) hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào. 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5 (1,5 điểm)
1. Đột biến gen
Điểm
 - Sự biến đổi cấu trúc phân tử của gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại prôtêin mà nó mã hóa, cuối cùng có thể dẫn đến biến đổi ở kiểu hình.
- Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hai hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin
- Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn. Chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp.
- Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp một đột biến vốn là có hại có thể trở thành có lợi. Trong thực tiễn, người ta gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo có lợi cho bản thân sinh vật và con người, đây là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
0,25
0,25
0,25
0,25
2. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 nhưng không nên dùng để nhân giống cho đời sau vì: ở đời sau kiểu gen sẽ phân li, làm giảm kiểu gen dị hợp tăng kiểu gen đồng hợp, trong đó kiểu hình có hại biểu hiện và làm giảm ưu thế lai.
0,5
Câu 6(1điểm)
Quần xã luôn giữ được trạng thái cân bằng trong tự nhiên là do:
Điểm
 - Mỗi quần thể trong quần xã có khả năng duy trì số lương cá thể ổn định ở trạng thái cân bằng qua việc điều hòa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong( tự tỉa thưa, giảm sinh sản, di cư)
- Sự hình thành cấu trúc phân tầng làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống trong quần xã, làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể và giữa các quần thể
- Trong quần xã thường xuyên diễn ra quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch, dẫn đến hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm.
Kết quả là số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng, từ đó toàn bộ quần xã sinh vật cũng dao động trong một trạng thái cân bằng, tạo nên trạng thái cân bằng trong quần xã
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7 (2điểm)
Điểm
 1. Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ở F2
+ Tính trạng chiều cao cây:
Cây cao : cây thấp = (56,25%+ 18,75%): (18,75%+6,25%) = 3:1
Chứng tỏ tính trạng cây cao là trội hoàn toàn so với tính trạng cây thấp
Qui ước: A: cây cao; a: cây thấp
Sơ đồ lai phù hợp: Aa x Aa
- Xét sự di truyền của tính trạng hình dạng hạt
Hạt tròn: hạt dài= (56,25%+ 18,75%): (18,75%+6,25%) = 3:1
Chứng tỏ hạt tròn là trội hoàn toàn so với hạt dài
Qui ước: B: hạt tròn, b: hạt dài
Sơ đồ lai phù hợp: Bb x Bb
2. Xét sự di truyền đồng thời của hai cặp tính trạng chiều cao cây và hình dạng hạt
Thấy tỷ lệ các loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9:3:3:1
Tỷ lệ này bằng đúng tích tỷ lệ hai tính trạng hợp thành nó
Nên sự di truyền các tính trạng tuân theo qui luật phân li độc lập
3. F2 có 16 tổ hợp gen (4x4) nên F1 phải dị hợp 2 cặp gen
KG F1 là : AaBb
Viết sơ đồ lai ( có đủ tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình) 
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_de_6_phong_gddt_hai.doc
Bài giảng liên quan