Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Đề 7 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 7:

Ở một loài côn trùng,

Cho P: Thân xám, cánh dài x thân đen, cánh ngắn. F1 thu được 100% thân xám, cánh dài.

Cho F1 lai với một cơ thể khác (dị hợp tử một cặp gen). Giả sử rằng F2 xuất hiện một trong hai trường hợp sau:

- Trường hợp 1: F2  2 thân xám, cánh dài : 1 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh ngắn.

- Trường hợp 2: F2  3 thân xám, cánh dài : 3 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn.

Biện luận và viết sơ đồ lai từng trường hợp. Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể không thay đổi cấu trúc trong giảm phân.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Đề 7 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG 
SI7 
ĐỀ THI HSG LỚP 9
MÔN: SINH HỌC 
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này gồm 7 câu, 2 trang)
Câu 1 (1,5 điểm) 
Trình bày nội dung quy luật phân li? Vận dụng quy luật phân li để trả lời các câu hỏi trong các trường hợp sau:
1. Ở người gen A quy định tóc xoăn, a quy định tóc thẳng. Người bố tóc xoăn lấy người mẹ có kiểu gen như thế nào thì sinh ra con toàn tóc thẳng?
2. Nếu bố tóc thẳng, mẹ tóc thẳng có thể sinh ra con tóc xoăn được không? Tại sao?
Câu 2: (1,0 điểm) 
Trong tế bào một cơ thể của một loài giao phối có hai cặp gen tương ứng kí hiệu Aa, Bb cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường và cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Viết các loại giao tử có thể được tạo ra khi cơ thể này giảm phân phát sinh giao tử. 
Câu 3 (2,0 điểm) 
1. Sau khi học xong bài "ADN", bài " Mối quan hệ giữa gen và ARN", bạn Thu trao đổi với bạn Hà một số vấn đề sau: 
Bạn Thu cho rằng phân tử ADN và ARN có nhiều điểm giống nhau. Bạn Hà lại cho rằng phân tử ADN và ARN khác nhau ở nhiều điểm. 
Bằng kiến thức đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến của bạn Thu và bạn Hà?
2. Một đoạn phân tử ADN có 150 vòng xoắn và có 20% Ađênin. Hãy xác định:
a. Số lượng từng loại nucleotit của đoạn ADN.
b. Khi gen tự nhân đôi 4 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? 
 Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trình này.
Câu 4 (1,0 điểm)
a) - Thế nào là thể dị bội? Thể đa bội? 
b) Bằng mắt thường có thể phân biệt được thể đa bội với thể lưỡng bội không? Việc phân biệt này có thật chính xác không? Vì sao? Có biện pháp nào giúp chúng ta nhận biết chính xác?
Câu 5 (1,5 điểm)
Ở người, có các nhóm máu A, B, AB và O. Hai anh em sinh đôi cùng trứng, người anh lấy vợ có nhóm máu A, con của họ có nhóm máu A và AB; người em lấy vợ có nhóm máu B, con của họ có nhóm máu B và AB. 
 a. Xác định kiểu gen của hai anh em.
 b. Nếu hai anh em lấy vợ có cùng nhóm máu thì xác suất sinh con có nhóm máu khác với bố mẹ là bao nhiêu? 
Câu 6  (1,0 điểm)
 a. Thế nào là nhân tố sinh thái ? Nêu rõ các nhóm nhân tố sinh thái ?
 b. Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt nhóm nào có sự chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?
Câu 7 (2,0 điểm) 
Ở một loài côn trùng,
Cho P: Thân xám, cánh dài x thân đen, cánh ngắn. F1 thu được 100% thân xám, cánh dài.
Cho F1 lai với một cơ thể khác (dị hợp tử một cặp gen). Giả sử rằng F2 xuất hiện một trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: F2 ® 2 thân xám, cánh dài : 1 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh ngắn.
- Trường hợp 2: F2 ® 3 thân xám, cánh dài : 3 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn.
Biện luận và viết sơ đồ lai từng trường hợp. Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể không thay đổi cấu trúc trong giảm phân.
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG 
Mã: SI- Tạ Thị Thanh- NGT-TPHD 
HƯỚNG DẤM CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9
MÔN: SINH HỌC 
 (Hướng dẫn chấm gồm 4 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
( 1,5 điểm)
1. (1,0 điểm)
- Nội dung quy luật phân li: "Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P".
- Vận dụng:
1. Người bố có tóc xoăn để sinh ra các con toàn tóc thẳng thì KG của mẹ là:
- Nếu bố có KG AA thì không thể tìm được người mẹ có KG nào để sinh con toàn tóc thẳng.
- Nếu bố có KG Aa lấy người mẹ tóc thẳng (aa) hoặc tóc xoăn (Aa) ® xác suất con sinh ra toàn tóc thẳng là 50% hoặc 25% (vẫn có thể xảy ra).
- Trong trường hợp để con sinh ra có xác suất 100% tóc thẳng (cho dù đẻ 2 con) thì cũng không thể tìm được người mẹ có kiểu gen phù hợp.
0,25
0,25
0,25
0,25
2. ( 0,5 điểm)
 Bố tóc thẳng (aa) x mẹ tóc thẳng (aa) ® Không thể sinh con có tóc xoăn (có KG: A-). 
Vì bình thường trong quá trình giảm phân bố mẹ truyền nhân tố di truyền cho con thì nhân tố di truyền con nhận được từ bố mẹ sẽ không bị thay đổi bản chất.
0,25
0,25
2
(1,0 điểm)
- Trường hợp 1: Nếu cơ thể có kiểu gen là thì sẽ có thể tạo các loại giao tử : 
 ABX; ABY; abY 
- Trường hợp 2 : Nếu cơ thể có kiển gen là thì sẽ có thể tạo các loại giao tử :
 AbX; AbY; aBX; aBY 
0,5
0,5
3 
(2,0 điểm)
1. ( 1,0 điểm)
 Giải thích cho 2 bạn: Phân tử ADN và ARN trong cấu tạo và chức năng có:
 + Điểm giống: 
 - Thuộc loại axit nucleic, cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N
 - Đều thuộc loại đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn.
 - Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. 
 - Đều là vật chất di truyền.
 + Điểm khác:
ADN
ARN
Cấu tạo
- Luôn có cấu tạo 2mạch song song và xoắn lại.
- Đơn phân là các nuclêôtit (A, T, G, X).
- Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN 
- Chỉ có cấu tạo một mạch xoắn.
- Đơn phân là các ribônuclêôtit (A, U, G, X)
- Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN 
Chức năng
Chứa gen mang thông tin qui định cấu tạo prôtêin.
Trực tiếp tham gia tổng hợp Prôtêin 
0,25
0,25
0,5
2. ( 1,0 điểm) 
a. Tổng số Nucleotit của gen: N = C.20 = 150.20 = 3000 (Nu)
	 Số Nucleotit từng loại của gen:
	Ta có: A =T = 20%.N = 20%.3000 = 600 (Nu) 
	G = X = 30%.N = 30%. 3000 = 900 (Nu) 
 b. Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp: 
* Nếu gen nhân đôi 4 đợt thì số nuclêôtit từng loại môi trường cần cung cấp là:
	A = T = (24- 1). 600 = 9000 (Nu) 
	G = X = (24- 1).900 = 13.500 (Nu) 
+ Số liên kết hydro: H = 2A + 3G = 2.600 + 3.900 = 3.900 (liên kết) 
+ Số liên kết hiđrô bị phá: (24 – 1) x 3.900 = 58.500 (liên kết) 
0,5
0,5
4
(1,0 điểm)
a. ( 0,5 điểm)
Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
- Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n 
(nhiều hơn 2n)
0,25
0,25
b. ( 0,5 điểm) 
- Có thể căn cứ vào kích thước các cơ quan của cơ thể để phân biệt.
- Sự phân biệt này không thật chính xác vì có khi do sự ảnh hưởng của môi trường tạo ra sự khác nhau đó. 
- Biện pháp: Làm tiêu bản NST, đếm số lượng NST.
0,25
0,25
5
(1,5 điểm)
a/ Xác định kiểu gen của hai anh em.
- Xét gia đình người anh: Vợ có nhóm máu A → IAIA hoặc IAI0, con có nhóm máu AB → IAIB, nhận IB từ bố vì mẹ không có giao tử này.
- Xét gia đình người em: Vợ có nhóm máu B → IBIB hoặc IBI0, con có nhóm máu AB → IAIB nhận IA từ bố vì mẹ không có giao tử này.
Hai anh em sinh đôi cùng trứng nên có cùng KG IAIB (nhóm máu AB).
b/ Xác suất sinh con có nhóm máu khác với bố mẹ là 1/4IAIA, 1/4IBIB
0,5
0,5
0,5
6
(1,0 điểm)
a/+ Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật.
 + Nhân tố sinh thái được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm nhân tố vô sinh: nước, không khí, nhiệt độ, độ ẩm, 
- Nhóm nhân tố hữu sinh: Thực vật, động vật, vi sinh vật,
b/+Đó là sinh vật hằng nhiệt.
 -Vì sinh vật biến nhiệt có cơ thể thay đổi nhiệt độ theo nhiệt độ của môi trường ngoài nhưng không đồng nghĩa với việc sinh vật đó sẽ chịu đc nhiệt độ đó .Nếu nhiệt độ bên ngoài quá thấp hoặc quá cao nhiệt độ trong cơ thể sinh vật biến nhiệt cũng sẽ như thế => mọi hoạt động sinh ,hóa trong cơ thể bị rối loạn , cơ thể bị yếu hoặc chết .
-Còn sinh vật hằng nhiệt có khả năng điều ḥòa nhiệt độ cơ thể , vì vậy khi thời tiết thay đổi ,thì nhiệt độ trong cơ thể sinh vật hằng nhiệt vẫn được duy trì tương đối ổn định ở mức mà sinh vật chịu và thích nghi được .
0,25
0,25
0,25
0,25
7
(2,0 điểm)
P (tương phản) ® F1 100% thân xám, cánh dài ® Xám, dài là trội hoàn toàn, P thuần chủng, F1 dị hợp tử 2 cặp gen.
Quy ước: A-Thân xám, a-Thân đen; B-Cánh dài, b-Cánh ngắn.
*Trường hợp 1: F2 xuất hiện tỉ lệ 2:1:1 = 4 kiểu tổ hợp = 2 x 2. F1 dị hợp 2 cặp gen mà chỉ cho hai loại giao tử ® Liên kết gen (hoàn toàn).
P: Thân xám, cánh dài x thân đen, cánh ngắn 
GP: AB ab
F1 100% 
- Xét tính trạng màu sắc thân: F1 x Cơ thể khác®F2: 3 xám : 1 đen®Aa x Aa
- Xét tính trạng chiều dài cánh: F1 x Cơ thể khác®F2: 1 dài : 1 ngắn®Bbxbb
® F1 là (xám, dài) và Cơ thể khác có kiểu gen: (xám, ngắn)
Sơ đồ: x 
F1: AB, ab Ab, ab
F2: 1 : 1 : 1 : 1 (2 xám, dài: 1 xám, ngắn : 1 đen, ngắn)
*Trường hợp 2: F2 xuất hiện: 3:3:1:1 = 8 kiểu tổ hợp = 4x2 ® F1 dị hợp tử 2 cặp gen cho 4 loại giao tử bằng nhau ® hiện tượng phân li độc lập.
Sơ đồ lai: Xám, dài (AABB) x Đen, ngắn (aabb)
 GP: AB ab
 F1: 100% AaBb (xám, dài)
- Xét tính trạng màu sắc thân: F1 x Cơ thể khác®F2: 3 xám: 1 đen ® Aa x Aa
- Xét tính trạng cánh: F1 x Cơ thể khác ® F2: 1 dài : 1ngắn ® Bb x bb
Vậy F1 có KG: AaBb (xám, dài) và Cơ thể khác có kiểu gen: Aabb (xám, ngắn)
Sơ đồ: F1 AaBb x Aabb
GF1 (AB, Ab, aB, ab) (Ab, ab)
F2: 3A-B-: 3A-bb: 1aaBb : 1aabb 
KH: 3 xám, dài : 3 xám, ngắn : 1 đen, dài : 1 đen, ngắn
0,25
 0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
----------------------------------Hết---------------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_de_7_phong_gddt_hai.doc
Bài giảng liên quan