Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Đề 8 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 6:

 Khi lai hai giống thuần chủng của một loài thực vật thu được F1 nhất loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 thụ phấn với nhau được F2, qua thống kê trên 3202 cây với 4 loại kiểu hình, nhưng do sơ suất chỉ ghi được 1801 cây cao, quả đỏ. Biết rằng các tính trạng tương ứng là cây thấp, quả vàng, di truyền theo quy luật phân li độc lập.

 a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

 b) Xác định số cá thể (trung bình) của 3 kiểu hình còn lại.

Câu 7:

 a) Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học? Cho 1 ví dụ minh họa.

 b) Giả sử có một quần xã sinh vật, gồm các loài sau: dê, gà, vi sinh vật, cáo, cỏ, thỏ, hổ.

 - Hãy vẽ sơ đồ có thể có về mạng lưới thức ăn trong quần xã sinh vật đó.

 - Phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể của hai loài sinh vật trong quần xã sinh vật trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Đề 8 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TPHD
SI8
---------------------------
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này gồm 7 câu, 01 trang)
Câu 1 (1,5 điểm)
 Cho 2 loài sinh vật: loài thứ nhất có kiểu gen AaBb, loài thứ 2 có kiểu gen AB/ab. Muốn biết kiểu gen của mỗi loài ta làm thế nào? Giải thích.
Câu 2 (1,5 điểm)
 Trình bày cơ chế xác định giới tính ở gà? (Có bộ NST 2n =78)
Câu 3 (1,5 điểm)
 Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc đó được thể hiện trong cơ chế di truyền như thế nào? Nếu vi phạm nguyên tắc trên dẫn đến hậu quả gì?
Câu 4 (1,0 điểm)
 Một nhiễm sắc thể có trình tự các gen phân bố như sau: A B C D E * F G H 
 a) Có các dạng đột biến cấu trúc nào có thể xảy ra đối với nhiễm sắc thể trên?
 b) Viết sơ đồ mô tả các dạng đột biến đó.
Câu 5 (1,0 điểm)
a) Ở một loài thực vật, với hai gen alen A và a, khởi đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn liên tục kết quả kiểu gen AA, aa và Aa sẽ chiếm tỷ lệ là bao nhiêu?
b) Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?
Câu 6 (2,0 điểm)
 Khi lai hai giống thuần chủng của một loài thực vật thu được F1 nhất loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 thụ phấn với nhau được F2, qua thống kê trên 3202 cây với 4 loại kiểu hình, nhưng do sơ suất chỉ ghi được 1801 cây cao, quả đỏ. Biết rằng các tính trạng tương ứng là cây thấp, quả vàng, di truyền theo quy luật phân li độc lập.
 a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
 b) Xác định số cá thể (trung bình) của 3 kiểu hình còn lại.
Câu 7 (1,5 điểm)
 a) Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học? Cho 1 ví dụ minh họa.
 b) Giả sử có một quần xã sinh vật, gồm các loài sau: dê, gà, vi sinh vật, cáo, cỏ, thỏ, hổ.
 - Hãy vẽ sơ đồ có thể có về mạng lưới thức ăn trong quần xã sinh vật đó.
 - Phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể của hai loài sinh vật trong quần xã sinh vật trên.
------------- Hết -------------
PHÒNG GD & ĐT GIA LỘC
TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU 
MÃ ĐỀ
 Si-03-HSG9-HD-GL
---------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: SINH HỌC
 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
-----------------------------
Câu 1 
Câu
Đáp án
Điểm
1
(1,5đ)
Sử dụng 2 phương pháp sau:
* Cho tự thụ phấn ở thực vật hay giao phối gần ở động vật đối với từng kiểu gen rồi căn cứ vào tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con để xác định: 
 + Nếu tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 9 : 3 : 3 : 1 thì đó là KG AaBb.
 + Nếu tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 3 : 1 thì đó là KG là AB/ab. 
* Cho cơ thể của hai loài đó lai phân tích. 
 + Nếu kết quả lai phân tích mà có tỉ lệ KH 1:1:1:1 thì KG là AaBb
 + Nếu kết quả lai phân tích mà có tỉ lệ KH 1:1 thì KG là AB/ab
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(1,5đ)
- Gà có 2n = 78 NST gồm có 76 NST thường được kí hiệu 76A và 1 cặp NST giới tính XX hoặc XY: gà trống 2n = 76A + XX, gà mái 2n = 76A + XY
- Cơ chế xác định giới tính là do sự phân li của cặp NST giới tính trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử.
+ Gà mái mang NST giới tính XY khi giảm phân cho 2 loại trứng có tỷ lệ ngang nhau: 38A + X và 38A + Y.
+ Gà trống khi giảm phân cho 1 loại tinh trùng 38A + X.
- Khi thụ tinh ngẫu nhiên trứng 38A + X kết hợp với tinh trùng 38A + X tạo thành hợp tử 76A + XX (gà trống). Còn trứng 38A + Y kết hợp với tinh trùng 38A + X tạo thành hợp tử 76A + XY (gà mái).
- HS viết sơ đồ lai minh họa
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(1,5đ)
- Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơnitric trên mạch kép phân tử ADN, đó là A của mạch đơn này có kích thước lớn được bổ sung với T của mạch đơn kia có kích thước bé, chúng liên kết với nhau qua 2 mối liên kết hiđrô, G của mạch đơn này có kích thước lớn liên kết với X của mạch đơn kia có kích thước bé bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại.
- Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế di truyền:
+ Trong tổng hợp ADN: do tác động của các enzim 2 mạch đơn của ADN tách nhau, sau đó trên mỗi mạch đơn của ADN mẹ các nuclêôtit liên kết với các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X) cuối cùng tạo nên các ADN con giống hệt ADN mẹ. 
+ Trong tổng hợp ARN: diễn ra trên một mạch của gen (ADN) cũng theo nguyên tắc bổ sung (A – U, G – X). 
+ Trong tổng hợp prôtêin: các tARN mang các axit amin đi vào ribôxôm thành dòng liên tục, một đầu mang axit amin đầu kia mang bộ ba đối mã, đối chiếu bộ ba đối mã với bộ ba mã sao nếu khớp nhau theo nguyên tắc bổ sung (A – U, G – X) thì axit amin đã được đặt đúng vị trí, nhờ đó axit amin lắp ráp chính xác vào phân tử prôtêin theo khuôn mẫu của gen.
- Sự vi phạm nguyên tắc bổ sung sẽ dẫn đến quá trình sinh tổng hợp prôtêin rối loạn gây lên biến đổi tính trạng di truyền.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(1,0đ)
a. (0,25 điểm)
Các dạng đột biến cấu trúc NST có thể xảy ra: mất đoạn, lặp đoạn, đảo
0,25
b. (0,75 điểm)
- Mất đoạn (VD: mất đoạn A B): C D E * F G H
- Lặp đoạn (VD: lặp đoạn C D): A B C D C D E * F G H
- Đảo đoạn (VD: đảo đoạn B C D): A D C B E * F G H
0,25
0,25
0,25
5
(1,0đ)
a. (0,5 điểm)
Sau 2 thế hệ tự thụ phấn liên tục
- Tỉ lệ kiểu gen: AA = aa = 37,5%, Aa = 25%
0,5
b. (0,5 điểm)
Phương pháp này vẫn được dùng trong chọn giống vì:
 - Người ta dùng các phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
0,5
6
(2,0đ)
a. (1,5 điểm)
- Xét tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2: 
Thân cao, quả đỏ = 1801/3202 = 9/16 => F2 có 16 tổ hợp = 4.4 => F1 dị hợp 2 cặp gen.
- Cây thân cao, quả đỏ chiếm 9/16 => Tính trạng thân cao, quả đỏ trội hoàn toàn so với thân thấp, quả vàng. 
 Quy ước: Gen A - Thân cao a - Thân thấp 
 Gen B - Quả đỏ b - Quả vàng
- F1 dị hợp 2 cặp gen, kiểu gen là AaBb (cây cao, quả đỏ)
 F1 có kiểu gen AaBb => P có thể có là:
 P: AABB (cây cao, quả đỏ) x aabb (cây thấp, quả vàng)
Hoặc P: AAbb (cây cao, quả vàng) x aaBB (cây thấp, quả đỏ)
- Sơ đồ lai từ P à F1:
+ Nếu P (cây cao, quả đỏ) AABB x aabb (cây thấp, quả vàng)
 GP AB ab
 F1 100% AaBb (cây cao, quả đỏ)
+ Nếu P (cây cao, quả vàng) AAbb x aaBB (cây thấp, quả đỏ)
 GP Ab aB 
 F1 100% AaBb (cây cao, quả đỏ)
- Sơ đồ lai từ F1 à F2:
 F1 (cây cao, quả đỏ) AaBb x AaBb (cây cao, quả đỏ) 
 GF1 AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
 F2 (Lập khung Pennét => kiểu gen, kiểu hình) 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b. (0,5 điểm)
- Số cây cao, quả vàng = (3202 . 3) : 16 = 600 (cây)
0,25
- Số cây thấp, quả vàng = (3202 . 1) : 16 = 200 (cây) 
- Số cây thấp, quả đỏ = (3202 . 3) : 16 = 600 (cây)
0,25
7
(1,5đ)
a. (0,5 điểm)
- Hiện tượng khống chế sinh học là: Số lượng cá thể của 1 quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm.
- Ví dụ: HS lấy ví dụ đúng
0,25
0,25
b. (1,0 điểm)
- Lưới thức ăn
gà
thỏ
cáo
vi sinh vật
hổ
dê
cỏ
- Phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể của hai loài:
Ví dụ: Mối quan hệ giữa thỏ và cáo. Thỏ phát triển mạnh khi điều kiện thuận lợi, làm cho số lượng cáo cũng tăng theo. Khi số lượng cáo tăng quá nhiều, thỏ bị cáo tiêu diệt mạnh hơn, nên số lượng thỏ lại giảm.
- Như vậy, số lượng cá thể của một quần thể luôn luôn bị khống chế.
0,5
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_de_8_phong_gddt_hai.doc
Bài giảng liên quan