Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Vòng 2 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
Câu 6 (1.0 điểm): Ở chuột, lông xám là trội hoàn toàn so với lông đen (màu lông do 1 gen quy định, nằm trên NST thường và không có đột biến xảy ra). Cho giao phối chuột đực lông xám với chuột cái lông đen sinh ra chuột con lông đen.
1. Xác định kiểu gen của chuột đực và cái đem lai?
2. Giả sử cho tất cả chuột con sinh ra từ phép lai trên tạp giao với nhau và số chuột con sinh ra ở mỗi cặp lai đều như nhau thì tỷ lệ kiểu hình ở F2 của tất cả chuột con là bao nhiêu?
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9-VÒNG 2 NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề này gồm 6 câu, 1 trang) Câu 1 (2.0 điểm). 1. Việc ứng dụng phép lai phân tích dựa trên cơ sở quy luật nào của Menđen? Vận dụng quy luật đó để giải thích kết quả phép lai phân tích đối với 1 cặp tính trạng? 2. Viết 4 sơ đồ lai tương ứng với 4 quy luật di truyền sao cho tỉ lệ kiểu hình bằng tỉ lệ kiểu gen. Câu 2 (1,5 điểm). 1. Nêu các đặc điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của nguyên phân và nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân. 2. Một tế bào sinh dục sơ khai của Gà (2n = 78 NST) nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra các tế bào con có tổng số là 9828 NST mới hoàn toàn. Các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 6,25 %. Mỗi trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo ra một hợp tử bình thường. Gà mái sau khi thụ tinh đẻ được 12 trứng và ấp nở thành 7 con. a. Tìm số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai trên. b. Tìm số NST có trong các trứng không nở. Câu 3 (1,5 điểm). 1. Vì sao ADN con sinh ra giống ADN mẹ? 2. Một gen có chiều dài 5100 Ao gen đó có hiệu số giữa A – G = 20 % tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen có A = 50%, X = 25% tổng số nuclêôtit của mạch. Trong quá trình sao mã môi trường nội bào đã cung cấp 900 ribônuclêôtit loại U a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen và trên từng mạch đơn của gen b. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình sao mã. Câu 4 (2.0 điểm). 1. Phân biệt thường biến và đột biến. 2. Ở một loài động vật, giả sử có 100 tế bào sinh giao tử đực có kiểu gen Aa tiến hành giảm phân, trong số đó có 5 tế bào xảy ra rối loạn lần phân bào 2 ở tế bào chứa gen a, giảm phân 1 bình thường, các tế bào khác đều giảm phân bình thường. Hãy xác định tỉ lệ loại giao tử bình thường chứa gen A và tỉ lệ giao tử không bình thường chứa gen a là bao nhiêu? Câu 5 (2.0 điểm). 1. Khảo sát sự di truyền một bệnh ở người qua 3 thế hệ như sau: I II III Nam bình thường Nam bị bệnh nữ bình thường nữ bị bệnh 1 2 3 2 1 4 1 2 3 4 a. Phân tích phả hệ để xác định qui luật di truyền chi phối bệnh trên. b. Xác suất để người III2 mang gen bị bệnh là bao nhiêu? 2. Hiện nay, dịch rầy nâu đang làm năng suất lúa ở nước ta giảm, nhiều nơi bị mất mùa do lúa bị cháy rầy. Các nhà khoa học nghiên cứu trên cây lúa hoang có gen kháng rầy nâu. Em hãy trình bày phương pháp tạo được giống lúa Tám thơm kháng rầy nâu và để nhân nhanh giống lúa này? Câu 6 (1.0 điểm): Ở chuột, lông xám là trội hoàn toàn so với lông đen (màu lông do 1 gen quy định, nằm trên NST thường và không có đột biến xảy ra). Cho giao phối chuột đực lông xám với chuột cái lông đen sinh ra chuột con lông đen. 1. Xác định kiểu gen của chuột đực và cái đem lai? 2. Giả sử cho tất cả chuột con sinh ra từ phép lai trên tạp giao với nhau và số chuột con sinh ra ở mỗi cặp lai đều như nhau thì tỷ lệ kiểu hình ở F2 của tất cả chuột con là bao nhiêu? ----------------------HẾT-------------------- Giám thị số 1: .................................................... Giám thị số 2: ........................................... Họ tên thí sinh: ...................................................................................... SBD: ....................... PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9-VÒNG 2 NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: SINH HỌC (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2 đ) 1.Việc ứng dụng phép lai phân tích dựa trên quy luật phân li của Menđen. - Giải thích: Kết quả phép lai phân tích được giải thích bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh. + Ở kết quả phép lai cho 100% tính trội: Sự phân li của cặp nhân tố di truyền AA ở (P) tính trội cho một loại giao tử A. Cặp nhân tố di truyền aa ở (P) tính lặn cho một loại giao tử a. Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh tạo ra một tổ hợp Aa. Do đó kết quả phép lai cho 100% tính trội + Ở kết quả phép lai cho 50% trội: 50% lặn: Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở (P) tính trội cho hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A:1a. Cặp nhân tố di truyền aa ở (P) tính lặn cho một loại giao tử a. Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh tạo ra hai loại tổ hợp với tỉ lệ 50%Aa: 50% aa. Do đó kết quả phép lai cho 50% trội: 50% lặn (HS có thể giải thích dưới dạng sơ đồ lai, nếu đúng cho nửa số điểm) 0,125 0,125 0,25 0,25 2. Viết 4 sơ đồ lai tương ứng với 4 quy luật di truyền sao cho tỉ lệ kiểu hình bằng tỉ lệ kiểu gen. + Qui luật phân li: Sơ đồ lai : P: Aa (thân cao) x aa (thân thấp) GP: A, a a F1 : Tỉ lệ kiểu gen: 1Aa: 1aa Tỉ lệ kiểu hình: 50% thân cao : 50% thân thấp + Qui luật phân li độc lập Sơ đồ lai : P: AaBb (Hạt vàng, trơn) x aabb (Hạt xanh, nhăn.) G: AB:Ab: aB: ab ab F1 : Tỉ lệ kiểu gen: 1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb Tỉ lệ kiểu hình:1Vàng, Trơn:1Vàng,nhăn:1Xanh, trơn:1Xanh,nhăn + Qui luật di truyền liên kết Sơ đồ lai : P:Thân xám, cánh dài x Thân đen,cánh cụt BV/ bv bv/ bv G: 1BV: 1bv 1bv F1 : Tỉ lệ kiểu gen: 1BV/bv : 1bv/1bv Tỉ lệ kiểu hình:1Xám,dài :1Đen, cụt + Qui luật di truyền liên kết giới tính Sơ đồ lai : P: Xa Xa ( mắt trắng) x XA Y( mắt đỏ) GP: Xa XA, Y F1 : Tỉ lệ kiểu gen: 1 XA Xa : 1XaY Tỉ lệ kiểu hình:: 1 mắt đỏ: 1 mắt trắng (HS chỉ cần viết tối đa 4 sơ đồ lai thỏa mãn là cho điểm tối đa là đạt 1đ, ngoài các sơ đồ lai trên HS có thể viết 1 số sơ đồ lai khác cho tỉ lệ kiểu hình giống kiểu gen như di truyền nhóm máu( IA IO x IB IO), di truyền giới tính( XX x XY) vẫn được điểm tối đa) - HS viết tên qui luật di truyền chi phối phép lai minh họa 0.25 0.25 0.25 0.25 0,25 Câu Nội dung Điểm Câu 2 (1.5 đ) 1. NST ở kỳ giữa của NP NST ở kỳ giữa của GP - Mỗi NST có 2 nhiễm sắc tử giống hệt nhau. - Mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử có thể có sự khác nhau về mặt di truyền do trao đổi chéo ở kỳ đầu giảm phân I. - NST ở kỳ giữa xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo thoi phân bào. NST ở kỳ giữa giảm phân I xếp thành 2 hàng. - Trong 1 tế bào, số lượng NST ở kỳ giữa là 2n NST kép. Trong 1 tế bào ở kỳ giữa giảm phân II số lượng NST là n NST kép. 2. a. Gọi số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai là x (x nguyên dương). Tế bào sinh dục sơ khai của Gà nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra các tế bào con có tổng số là 9828 NST mới hoàn toàn ® 2n. (2x - 2) = 9828 ® x = 7 (lần) b. Có 27 tế bào sinh trứng ® có 128 trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 6,25 % ® Số trứng được thụ tinh 128.6.25% = 8 (trứng) Gà mái sau khi thụ tinh đẻ được 12 trứng và ấp nở thành 7 con mà có 8 trứng được thụ tinh ® Có 1 trứng được thụ tinh nhưng không nở thành gà con và Có 4 trứng không được thụ tinh ® Số NST có trong 1 trứng không nở là 78 Số NST có trong 4 trứng không được thụ tinh = 4.39 = 156. Vậy tổng số NST có trong các trứng không nở = 78 + 156 = 234 (NST) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu Nội dung Điểm Câu 3 (1.5 đ) 1. Do sự tự nhân đôi của ADN diễn ra theo 3 nguyên tắc, + Khuôn mẫu: Khi tự nhân đôi, cả hai mạch đơn của ADN mẹ được dùng làm khuôn mẫu để tổng hợp nên các phân tử ADN mới. + Bổ sung: các nuclêôtít trên mỗi mạch đơn của ADN mẹ được liên kết với các nuclêôtít tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A – T; G – X). + Bán bảo toàn: Trong mỗi phân tử ADN con có một mach đơn của ADN mẹ và một mạch đơn mới được tạo nên từ các nuclêôtít tự do của môi trường nội bào. - Nên hai phân tử ADN được tạo ra giống hoàn toàn phân tử ADN mẹ (về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtít). 0.25 0.25 0.25 2. Số lượng và tỷ lệ % từng loại nuclêôtit của gen: N = = 3000 ( nu ) = 1500 ( nu ) % A - % G = 20% % A = 35% ; A = T = 35%.3000 = 1050 (nu) % A + % G = 50% % G = 15% ; G = X = 15%.3000 = 450 (nu). Gọi mạch cho là mạch 1: A1 = T2 = 50%.1500 = 750 (nu) T1 = A 2 = A - A1 = 1050 - 750 = 300 (nu). X1 = G2 = 25%.1500 = 375 (nu) G1 = X2 = 450 - 375 = 75 (nu) Gọi k là số phân tử mARN được tổng hợp (k là số nguyên) Giả sử mạch 1 là mạch gốc ® 750.k = 900 ® k không nguyên (loại). ® Mạch 2 là mạch gốc: 300.k = 900 ® k = 3 Số ribônuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho quá trình sao mã: Am = 3.750 = 2250 (ribô) Um = 900 (ribô) Gm = 3.75 = 225 (ribô) Xm = 3.375 = 1125 (ribô) 0.125 0,25 0.125 0.25 Câu Nội dung Điểm Câu 4 (2 đ) 1. Phân biệt Thường biến Đột biến - Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi trong vật chất di truyền. - Diễn ra đồng loạt, có định hướng. - Không di truyền được - Có lợi, đảm bảo cho sự thích nghi của cơ thể, không là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống - Biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST). - Biến đổi cá lẻ, vô hướng. - Di truyền được. - Đa số có hại, một số có lợi hoặc trung tính, là nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. 0,25 0,25 0,25 0.25 2. Số giao tử được hình thành là: 100 x4 = 400 (giao tử) * 95 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường cho: 95 x 4 = 360 tinh trùng trong đó: 190 tinh trùng bình thường mang gen A 190 tinh trùng bình thường mang gen a - 5 tế bào sinh tinh GP rối loạn phân bào 2 ở tế bào chứa gen a cho: 10 tinh trùng bình thường mang gen A 5 tinh trùng không bình thường (mang gen aa) 5 tinh trùng không bình thường (không mang gen A và a) - Tỉ lệ giao tử bình thường chứa gen A: (190 + 10)/400 = 1/2 - Tỉ lệ giao tử không bình thường mang gen a: 5/400= 1/80 0,125 0,125 0,25 0,25 0,25 Câu Nội dung Điểm Câu 5 (2 đ) 1. a) Bệnh trên do gen lặn qui định (vì II2 và II3 không bị bệnh). Gen này nằm trên NST thường (không thể nằm trên X hay Y), vì II2 và II3 bình thường mà III1 bị bệnh Þ di truyền theo qui luật phân li. b.Vì III1 bị bệnh mang cặp gen đồng hợp lặn Þ II2 và II3 bình thường có kiểu gen dị hợp tử Þ Xác suất để người III2 mang gen bệnh( kiểu gen dị hợp) là 2/3 » 0,667 0,125 0,125 0,25 2. *Bước 1: Sử dụng kĩ thuật gen để chuyển gen kháng rầy từ tế bào cây lúa hoang vào cho tế bào của cây lúa Tám thơm. - Khâu 1: Phương pháp tách ADN, NST mang gen kháng rầy từ tế bào lúa hoang và tách ADN dùng làm thể truyền từ vi rút hoặc vi khuẩn. - Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp: Dùng enzim cắt đoạn ADN mang gen kháng rầy từ NST lúa hoang, rồi dùng enzim nối ghép đoạn ADN mang gen kháng rầy vào ADN của thể truyền. - Khâu 3: Chuyển ADN Tái tổ hợp vào tế bào của giống lúa Tám thơm. *Bước 2: Dùng phương pháp nhân giống vô tính nhân nhanh số lượng các tế bào mang gen kháng rầy tạo được ở trên thành nhiều cá thể trong thời gian ngắn. Tạo thành giống lúa Tám thơm kháng rầy lâu bằng cách: - Nuôi dưỡng tế bào được chuyển gen kháng rầy trong môi trường dinh dưỡng đặc biệt để tạo mô sẹo. - Dùng hoóc môn sinh trưởng tác động vào mô sẹo để kích thích phân hoá thành các cơ thể lúa Tám thơm hoàn chỉnh, đem trồng trong vườn ươm sau đó trồng ngoài đồng ruộng. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu Nội dung Điểm Câu 6 (1 đ) 1. Qui ước gen: A qui định tính trạng lông xám; a: qui định tính trạng lông đen Theo bài, khi cho chuột đực lông xám lai với chuột cái lông đen tạo ra chuột F1 lông đen (aa). Chuột lông đen F1 này nhận 1a từ bố, 1a từ mẹ nên chuột đực lông xám có kiểu gen Aa. 0,25 SĐL P: Aa x aa G: A, a a F1: 1Aa : 1aa (Tỷ lệ KH 1 xám : 1 đen) (HS có thể giải thích bằng cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa) 0,25 2. Chuột con F1 có kiểu gen Aa và aa Cho F1 tạp giao với nhau ta có 4 trường hợp sau: 0.25 1) Aa x Aa F2: 1AA : 2Aa : 1aa 2) Aa x aa F2: 2Aa : 2aa 3) aa x Aa F2: 2Aa : 2aa 4) aa x aa F2: 4aa Kết quả F2 của tất cả chuột con: 1AA : 6Aa : 9aa Tỉ lệ kiểu hình: 7/16 chuột lông xám : 9/16 chuột lông đen. ((HS có thể tính bằng cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa) 0,25
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_vong_2_nam_hoc_2016.doc