Đề thi học sinh giỏi Tỉnh môn Ngữ Văn Lớp 9 - Đề 11 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

 Vũ nương được nói đến trong nhiều mối quan hệ: làm dâu, làm vợ, làm mẹ. Nhưng dù ở cương vị nào nàng cũng làm tròn bổn phận, thể hiện những phẩm chất tốt đẹp:

 + Nàng là người phụ nữ đảm đang tháo vát. Người đàn ông trong gia đình phong kiến xưa mới là trụ cột. Trương Sinh – chồng nàng ra trận, gánh nặng gia đình đặt cả lên đôi vai Vũ Nương. Ba năm trời đằng đẵng, nàng sinh con, chăm con, chăm sóc mẹ chồng khi ốm, lo ma chay khi mẹ chồng mất.Tất cả những công việc lớn nhỏ ấy đều do đôi tay nàng sắp đặt, xoay sở.

 + Nàng là người con dâu hiếu thảo. Trong xã hội phong kiến, quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn phức tạp và rất khó dung hòa. Vậy mà Vũ Nương quý mẹ chồng chẳng khác gì mẹ đẻ. Mẹ vì thương nhớ con trai ra trận mà sinh ra ốm đau, bệnh tật, nàng thay chồng báo hiếu với mẹ, lo cho mẹ cả về thể chất lẫn tinh thần (phân tích dẫn chứng). Khi mẹ mất, việc ma chay tế lễ nàng lo liệu chu toàn, hết lời thương xót.

 + Vũ Nương là người vợ khéo léo, dịu dàng, thủy chung. Biết chồng có tính đa nghi hay ghen, nàng cư xử đúng mực, luôn giữ gìn khuôn phép không để gia đình phải đến thất hòa. Chồng đi lính không hẹn ngày về, nàng một lòng, một dạ nhớ thương chờ đợi “Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết” (phân tích dẫn chứng)

 + Vũ Nương là người mẹ rất mực thương con. Sinh con trong thời gian chồng đi vắng, nàng đã giành hết tình yêu thương cho con, nàng nghĩ ra câu chuyện cái bóng để khỏa lấp sự thiếu vắng tình cảm của người cha trong lòng con nhỏ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi Tỉnh môn Ngữ Văn Lớp 9 - Đề 11 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TPHD
V11
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề này gồm 03 câu, 1 trang)
Câu 1 (2.0 điểm)
 Cảm nhận của em về hình ảnh mặt trời trong những câu thơ sau:
 Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
 (Viếng lăng Bác, Viễn Phương )
 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
 (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 2 (3.0 điểm)
 Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện sau:
Thượng đế cũng không biết
 Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.
- Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người? – Ngài hỏi
Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy: tay, chân, đầu, rồi nói:
- Xin ngài nặn cho con hạnh phúc.
Thượng đế dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu hết được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:
- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.
 ( Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống – Tập 2)
Câu 3 (5.0 điểm)
 Đọc tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9 – Tập 1) Giáo sư Nguyễn Đăng Na viết:
 “Vũ Nương không phải là hình tượng một trang liệt nữ, nàng chỉ là một người phụ nữ bình thường như bao người vợ, người mẹ khác trong đời thực. Phản ánh số phận bi thương của nàng, Nguyễn Dữ đã đề cập tới cái bi kịch muôn thuở của con người.”
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” làm sáng tỏ ý kiến trên.
 ------------------Hết----------------
UBND HUYỆN GIA LỘC
TRƯỜNG THCS LIÊN HỒNG
V - 03 – HSG9 - LH - PGDGL 
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
(Hướng dẫn chấm gồm 06 trang)
YÊU CẦU CHUNG
Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
 * Lưu ý: Điểm bài thi có thể để điểm lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2.0 điểm)
1.Yêu cầu:
a. Tiêu chí về hình thức:
 - Học sinh viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn hoàn chỉnh.
 - Cảm thụ tinh tế, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
 - Không mắc lỗi chính tả; lỗi dùng từ, đặt câu.
b. Tiêu chí về nội dung:
 Học sinh có thể có nhiều phát hiện, nhiều cách viết nhưng về cơ bản đảm bảo các ý sau:
* Sự giống nhau 
- Cả hai đoạn thơ, nhà thơ đều miêu tả hình ảnh mặt trời theo cấu trúc song hành, đều miêu tả hình ảnh mặt trời thực: “mặt trời trên lăng, mặt trời của bắp”- mặt trời thiên nhiên, là thiên thể đem đến nguồn ánh sáng vĩnh hằng sưởi ấm cho vạn vật, muôn loài. Mặt trời không thể thiếu cho sự sống. 
- Cả hai nhà thơ miêu tả hình ảnh mặt trời thông qua biện pháp ẩn dụ có giá trị biểu cảm sâu sắc.
* Sự khác nhau
 Đều sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ nhưng ở mỗi tác giả, giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ ẩn dụ lại có sự sáng tạo riêng.
- Trong thơ Viễn Phương, hình ảnh mặt trời trong lăng ẩn dụ để chỉ Bác Hồ. Hình ảnh ẩn dụ khẳng định Bác chính là người đem nguồn ánh sáng của độc lập tự do, dẫn lối chỉ đường cho cách mạng Việt Nam. Bác không thể thiếu trong công cuộc giải phóng dân tộc. Thông qua biện pháp ẩn dụ tác giả muốn ca ngợi công lao to lớn, vĩ đại của Bác. Đồng thời bày tỏ lòng tôn kính , biết ơn của toàn dân tộc đối với Bác.
- Trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, hình ảnh mặt trời của mẹ ẩn dụ để chỉ đứa con – em bé Cu Tai. Hình ảnh ẩn dụ khẳng định con chính là nguồn sống, nguồn vui, hạnh phúc của đời mẹ. Thông qua hình ảnh ẩn dụ tác giả ca ngợi tình mẫu tử cao quý, thiêng liêng bất diệt.
* Đánh giá khái quát: Như vậy cùng là hình ảnh mặt trời, nhưng lại mang những nét khác nhau. Cùng sử dụng biện pháp ẩn dụ nhưng lại đặt trong những văn cảnh khác nhau lại mang giá trị biểu cảm khác nhau. Chính những điều đó tạo nên nét độc đáo, sáng tạo của hình ảnh thơ, thể hiện dấu ấn riêng của mỗi nhà thơ. 
2. Biểu điểm: 
 - Mức tối đa: (2,0 điểm): Đạt các tiêu chí về nội dung và hình thức như trên.
 - Mức chưa tối đa: Giám khảo căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét, đánh giá mức chưa tối đa theo các thang điểm: 1,75 – 1,5 – 1,25 – 1,0 – 0,75 – 0,5 – 0,25 cho phần bài bài viết của học sinh.
 - Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề, sai kiến thức và phương pháp
0,5
1,0
0,5
Câu 2
(3.0 điểm)
1.Yêu cầu:
a. Tiêu chí về hình thức:
 - Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
 - Bảo đảm bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
 - Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lập luận chặt chẽ.
 - Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát.
b. Tiêu chí về nội dung:
* Xác định được vấn đề nghị luận: Từ ý nghĩa câu chuyện “Thượng đế cũng không biết” rồi rút ra vấn đề nghị luận: Hạnh phúc của mỗi con người có được chỉ có thể do chính bàn tay mình tự tạo ra.
* Ý nghĩa của câu chuyện: 
 Thượng đế là đấng toàn năng có khả năng biết hết mọi chuyện và tạo nên con người nhưng không thể “nặn” được hạnh phúc để ban tặng cho loài người bởi vì: 
- Hạnh phúc không có sẵn, hạnh phúc tồn tại trong chính cuộc sống của con người. 
- Lời nói của thượng đế “ tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc” thể hiện hạnh phúc do chính con người tạo nên.
 Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc không bao giờ có sẵn hay là món quà được ban tặng, hạnh phúc của con người do chính con người tạo nên. 
* Bàn bạc, đánh giá, chứng minh. 
- Con người có thể tạo nên hạnh phúc bằng bàn tay vun xới và tấm lòng yêu thương cuộc đời
- Khi tự mình tạo nên hạnh phúc con người sẽ cảm nhận được giá trị sâu sắc của hạnh phúc, của chính mình và sống cuộc đời đầy ý nghĩa.
- Hạnh phúc không phải những điều có sẵn, nó đến từ chính hành động của mỗi con người (dẫn chứng: ..) .
- Hãy vun đắp hạnh phúc cho chính mình. 
- Phê phán những kẻ ỷ lại, dựa dẫm, trông chờ hạnh phúc viển vông, thờ ơ với cuộc sống (dẫn chứng thực tế)
* Bài học rút ra 
- Trong cuộc đời ta sẽ gặp phải nhiều trở ngại hãy nỗ lực, tìm tòi và vươn lên.
- Con người phải biết dựa vào chính mình để sinh tồn, hòa nhập, để sáng tạo và phát triển.
* Mở bài và kết bài 
2. Biểu điểm: 
- Mức tối đa: (3,0 điểm): Đạt các tiêu chí về nội dung và hình thức như trên.
- Mức chưa tối đa: Giám khảo căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét, đánh giá mức chưa tối đa theo các thang điểm: 2,75 – 2,5 – 2,25 – 2,0 - 1,75 – 1,5 – 1,25 – 1,0 – 0,75 – 0,5 – 0,25 cho phần bài bài viết của học sinh.
- Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề, sai kiến thức và phương pháp.
0,75
1,25
0,5
0,5
Câu 3
(5.0 điểm)
* Tiêu chí về nội dung các phần bài viết (4,0 điểm)
a. Mở bài 
 Giới thiệu được vấn đề bàn luận Vũ Nương không phải là hình tượng một trang liệt nữ, nàng chỉ là một người phụ nữ bình thường như bao người vợ, người mẹ khác trong đời thực. 
- Mức tối đa: Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận hay, tạo ấn tượng, có sự sáng tạo.
- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm) Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận phù hợp nhưng chưa hay còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ
- Mức không đạt: lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không có mở bài.
b.Thân bài: 
* Giải thích ý nghĩa của lời nhận xét.
 + Trang liệt nữ là người có khí phách như một anh hùng. Giáo sư Nguyễn Đăng Na cho rằng Vũ Nương không phải là người phụ nữ anh hùng (nghĩa là nàng không tạo lập nên những sự việc anh hùng, tên tuổi của nàng cũng không được lưu danh trong sử sách) Vũ Nương chỉ là một người phụ nữ bình thường trong cuộc đời thực, nhưng cuộc đời đầy bi thương. Bi kịch của Vũ Nương cũng là là bi kịch của người phụ nữ nói chung trong xã hội phong kiến.
- Mức tối đa: Học sinh biết cách lí giải vấn đề nghị luận đúng, hay, có sự sáng tạo.
- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm) Học sinh biết cách lí giải vấn đề nghị luận nhưng chưa đủ ý.
- Mức không đạt: Không lí giải hoặc lí giải vấn đề không đúng.
* Chứng minh lời nhận xét 
 Cần làm sáng tỏ 2 luận điểm:
Luận điểm 1: Vũ Nương là một người phụ nữ bình thường trong cuộc đời thực.
 Vũ nương được nói đến trong nhiều mối quan hệ: làm dâu, làm vợ, làm mẹ. Nhưng dù ở cương vị nào nàng cũng làm tròn bổn phận, thể hiện những phẩm chất tốt đẹp:
 + Nàng là người phụ nữ đảm đang tháo vát. Người đàn ông trong gia đình phong kiến xưa mới là trụ cột. Trương Sinh – chồng nàng ra trận, gánh nặng gia đình đặt cả lên đôi vai Vũ Nương. Ba năm trời đằng đẵng, nàng sinh con, chăm con, chăm sóc mẹ chồng khi ốm, lo ma chay khi mẹ chồng mất..Tất cả những công việc lớn nhỏ ấy đều do đôi tay nàng sắp đặt, xoay sở.
 + Nàng là người con dâu hiếu thảo. Trong xã hội phong kiến, quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn phức tạp và rất khó dung hòa. Vậy mà Vũ Nương quý mẹ chồng chẳng khác gì mẹ đẻ. Mẹ vì thương nhớ con trai ra trận mà sinh ra ốm đau, bệnh tật, nàng thay chồng báo hiếu với mẹ, lo cho mẹ cả về thể chất lẫn tinh thần (phân tích dẫn chứng). Khi mẹ mất, việc ma chay tế lễ nàng lo liệu chu toàn, hết lời thương xót.
 + Vũ Nương là người vợ khéo léo, dịu dàng, thủy chung. Biết chồng có tính đa nghi hay ghen, nàng cư xử đúng mực, luôn giữ gìn khuôn phép không để gia đình phải đến thất hòa. Chồng đi lính không hẹn ngày về, nàng một lòng, một dạ nhớ thương chờ đợi “Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết” (phân tích dẫn chứng)
 + Vũ Nương là người mẹ rất mực thương con. Sinh con trong thời gian chồng đi vắng, nàng đã giành hết tình yêu thương cho con, nàng nghĩ ra câu chuyện cái bóng để khỏa lấp sự thiếu vắng tình cảm của người cha trong lòng con nhỏ.
Luận điểm 2: Cuộc đời Vũ Nương chịu nhiều bi thương bất hạnh.
 + Cuộc đời làm vợ sống bên chồng của Vũ Nương thật ngắn ngủi “sum họp chưa thỏa”, “chia phôi vì động việc lửa binh” Trương Sinh ra trận, Vũ Nương sống cảnh vợ trẻ xa chồng.
 + Nỗi nghi ngờ của chồng về phẩm hạnh trong những năm tháng chồng đi vắng. Không chỉ nghi ngờ, nàng bị chồng mắng nhiếc, đánh đập, đuổi đi.
 + Vũ Nương rơi vào tình thế tuyệt vọng, danh dự bị xúc phạm, tình yêu của chồng không còn, không còn lối thoát nàng trẫm mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn để chứng minh tấm lòng trong trắng của mình.
 + Bi kịch của Vũ Nương là bi kịch trong tâm hồn người phụ nữ: khao khát hạnh phúc mà phải chia lìa hạnh phúc. Chờ đợi chồng đằng đẵng ba năm, ngày chồng trở về lại là ngày chia lìa mãi mãi.
 + Bi kịch của Vũ Nương là bi kịch của nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến.
* Khái quát đánh giá: Vũ Nương không là một trang liệt nữ được ghi tên, lưu truyền trong sử sách nàng chỉ là một người phụ nữ bình thường trong cuộc đời thực như bao nhiêu người phụ nữ bình thường khác nhưng số phận của nàng thật bi thương, bất hạnh.
- Mức tối đa: Học sinh biết cách lí giải, phân tích, chứng minh, đánh giá một cách thuyết phục bằng cả lập luận và dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu.
- Mức chưa tối đa: Học sinh biết cách phân tích, chứng minh, đánh giá nhưng chưa thuyết phục; chưa chọn lọc các dẫn chứng tiêu biểu, sát với vấn đề. Căn cứ vào bài viết của học sinh để giám khảo cho điểm theo các mức: 2,25- 2,0 -1,75- 1,5- 1,25- 1,0- 0,75- 0,5 – 0,25.
- Mức không đạt: Lạc đề, sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không làm bài.
c. Kết bài: 
 + Khái quát lại vấn đề
 + Rút ra bài học liên hệ phụ nữ ngày nay.
- Mức tối đa: Học sinh khái quát được vấn đề đã trình bày ở phần thân bài, rút ra bài học, liên hệ phụ nữ ngày nay. Cách kết bài hay, tạo ấn tượng có sự sáng tạo.
 - Mức chưa tối đa: (0,25 điểm) Học sinh khái quát được vấn đề đã trình bày ở phần thân bài nhưng chưa chặt chẽ, chưa liên hệ đến nhận thức và hành động.
- Mức không đạt: Lạc đề sai cơ bản về kiến thức đưa ra, không đề cập đến.
* Các tiêu chí khác: (1,0 điểm)
a. Hình thức 
- Mức tối đa: Học sinh viết được một bài văn với bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; các ý trong phần thân bài được sắp xếp hợp lí; lập luận chặt chẽ rõ ràng, trình bày sạch đẹp, diễn đạt lưu loát, ít mắc lỗi về từ câu, lỗi chính tả
- Mức không đạt: Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết; hoặc các ý trong phần thân bài chưa được chia tách hợp lí; lập luận chưa chặt chẽ, hoặc viết chữ xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả.
b. Sáng tạo
- Mức tối đa: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
1. Có quan điểm riêng, hợp lí mang tính cá nhân về nội dung cụ thể nào đó trong bài viết.
2.Thể hiện sự tìm tòi trong diễn dạt: Chú ý tạo nhịp điệu cho câu, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày.
3. Sử dụng từ ngữ chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố biểu cảm, nghị luận.
4.Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ.
- Mức chưa tối đa: (0,5 điểm) Học sinh đạt được 2 đến 3 yêu cầu trong số các yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm) Học sinh đạt được 1 đến 2 yêu cầu trong số các yêu cầu trên. Hoặc học sinh đã thể hiện sự cố gắng trong thực hiện một số các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt.
- Mức không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của học sinh.
0,5
0,5
2,5
0,5
0,25
0,75
 ---------------------------Hết-----------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_ngu_van_lop_9_de_11_phong_gddt.doc
Bài giảng liên quan