Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ Văn Lớp 6 - Đề: Chẵn+Lẻ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đại Nài (Có đáp án)

b) Đoạn trích trên thuộc loại truyện cổ tích.

- Nêu đúng khái niệm truyện cổ tích.

Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : nhân vật bất hạnh; nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật.Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ niềm tin của nhan dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

- Kể tên được một số câu cổ tích đã học như “Thạch Sanh”, Em bé thông minh”

 

docx6 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ Văn Lớp 6 - Đề: Chẵn+Lẻ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đại Nài (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TRƯỜNG THCS ĐẠI NÀI KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
 ( Đề chính thức) NĂM HỌC 2019- 2020 
 Môn: Ngữ văn lớp 6
 Thời gian làm bài 90 phút
 Đề chẵn - (Đề gồm 01 tờ)
Câu 1: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu a đến câu d:
 “Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa, và cô bé vô cùng buồn bã.
 	Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đừng lại hỏi khi biết sự tình ông già nói với cô bé :
- Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lây một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.”
 (Trích “Sự tích hoa cúc trắng”- nguồn Internet)
a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?
b) Đoạn trích trên thuộc loại truyện dân gian nào em đã học ? Hãy nêu khái niệm ? Kể tên một số câu chuyện thuộc thể loại truyện dân gian đó? 
c) Tìm và phân tích cấu tạo một cụm danh từ trong câu “Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo”.
d) Em hãy giải nghĩa từ “cổ thụ ” ? Em học được điều gì từ cô bé trong đoạn văn trên ?
Câu 2: Hãy kể về một lần em mắc lỗi.
Họ tên học sinh:Số báo danh:. 
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:...
TRƯỜNG THCS ĐẠI NÀI KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
 ( Đề chính thức) NĂM HỌC 2019- 2020 
 Môn: Ngữ văn lớp 6
 Thời gian làm bài 90 phút
 Đề lẽ - (Đề gồm 01 tờ)
Câu 1: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu a đến câu d:
 	Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa, và cô bé vô cùng buồn bã.
 	Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đừng lại hỏi khi biết sự tình ông già nói với cô bé :
- Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lây một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.”
 (Trích “Sự tích hoa cúc trắng”- nguồn Internet)
a)Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?
b) Đoạn trích trên thuộc loại truyện dân gian nào em đã học ? Hãy nêu khái niệm ? Kể tên một số câu chuyện thuộc thể loại truyện dân gian đó? 
c)Tìm và phân tích cấu tạo một cụm danh từ trong câu “Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lây một bông hoa duy nhất trên đó”.
d) Em hãy giải nghĩa từ “hiếu thảo” ? Em học được điều gì từ cô bé trong đoạn văn trên ?
Câu 2: Hãy kể về một lần em mắc lỗi.
Họ tên học sinh:Số báo danh:. 
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:...
HƯỚNG DẪN, BIỂU ĐIỂM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(Đề chẵn)
5 điểm

Học sinh đọc - hiểu được đoạn văn và có cách trả lời đúng câu hỏi yêu cầu, cụ thể: 

a)Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn : tự sự
0.5
b) Đoạn trích trên thuộc loại truyện cổ tích.
- Nêu đúng khái niệm truyện cổ tích
Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : nhân vật bất hạnh; nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật...Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ niềm tin của nhan dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. 
- Kể tên được một số câu cổ tích đã học như “Thạch Sanh”, Em bé thông minh”....

0.5
1.0
0.5
c) Học sinh xác định và phân tích cấu tạo một cụm danh từ trong câu “Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lây một bông hoa duy nhất trên đó”. Có thể là cụm danh từ : “bên gố cay cổ thụ”, “một bông hoa duy nhất trên đó.”

1.0
d)- HS giải được nghĩa từ “hiếu thảo”: có lòng kính yêu cha mẹ; có hiếu.
- HS có thể trình bày nhiều cách, có thể là bài học về lòng hiếu thảo - tình yêu mẹ; Ý chí quyết tâm từ đọc hiểu được những vẻ đẹp của cô bé trong đoạn văn.

0.5
1.0
Câu 1
(Đề lẻ)
5 điểm
Học sinh đọc - hiểu được đoạn văn và có cách trả lời đúng câu hỏi yêu cầu, cụ thể: 


a)Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn : tự sự
0.5

b) Đoạn trích trên thuộc loại truyện cổ tích.
- Nêu đúng khái niệm truyện cổ tích.
Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : nhân vật bất hạnh; nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật...Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ niềm tin của nhan dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. 
- Kể tên được một số câu cổ tích đã học như “Thạch Sanh”, Em bé thông minh”

0.5
1.0
0.5

c) Học sinh xác định và phân tích cấu tạo một cụm danh từ trong câu “Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo”.”
Có thể là cụm danh từ : “một túp lều tranh dột nát”, “một bé gái vô cùng hiếu thảo.”

1.0

d)
- HS giải được nghĩa từ “cổ thụ ” : cây to sống đã lâu năm.
- HS có thể trình bày nhiều cách, có thể là bài học về lòng hiếu thảo - tình yêu mẹ; Ý chí quyết tâm từ đọc hiểu được những vẻ đẹp của cô bé trong đoạn văn.
0.5
1.0
Câu 2
5 điểm
(chung cho cả hai đề)
HS cần đạt được các yêu cầu sau:
Về hình thức:(1 điểm) 
Xác định đúng thể loại văn tự sự , kể lại mẫu chuỵện bằng ngôi thứ nhất.
- Bài viết có bố cục rõ ràng ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Tạo ra được chuỗi sự việc thể hiện được cốt truyện đơn giản có diễn biến hợp lí, hấp dẫn.
- Lời văn giản dị, trong sáng, biểu cảm.
 - Kiểu văn bản: Văn bản tự sự , trình bày ró ràng, hợp lí chuỗi sự việc , thể hiện được những suy nghĩ của nhân vật khi nhận ra lỗi và biết khắc phục .
- Chữ viết sạch, đẹp, ít sai chính tả. 
Về nội dung: (4 điểm) 
 HS biết kể lại một sự việc - một lần mắc lỗi, theo yêu đúng yêu cầu thể loại văn tự sự, dạng bài kể một câu chuyện có bố cụ ba phần 
Cụ thể :

a. Mở bài: 
 Giới thiệu về việc mắc lỗi của bản thân .
0.5 
b. Thân bài: (3 điểm) 
 Lần lượt kể theo một trình tự. Có thể:
* Nêu cụ thể hoàn cảnh xảy ra sự việc:
- Sự việc diễn ra ở đâu ? Với ai ?
*Diễn biến sự việc.
- Nguyên nhân khiến em mắc lỗi.
- Trình bày được diến biến sự việc có lỗi, có thể sáng tạo trong xây dựng các tình huống để làm nổi bật sự việc.
* Kết thúc sự việc
- Kết quả của việc mắc lỗi .
- Mọi người nhận xét đánh giá .

0.5
2.0
0.5
 c. Kết bài: 
 Bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của bản thân đối với việc được kể lần mắc lỗi đó
0.5 
CÁCH TÍNH ĐIỂM CÂU 2:
-Hình thức: 1 điểm 
-Nội dung: 4 điểm 
THANG ĐIỂM
-Điểm 5: Đạt yêu cầu về nội dung và hình thức, kể hấp dẫn, sáng tạo, có cảm xúc..
-Điểm 4: Đạt cơ bản các yêu cầu về nội dung lẫn hình thức. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về hình thức lẫn nội dung.
-Điểm 3: Đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức nhưng kể chưa được hấp dẫn; chữ viết còn sai lỗi chính tả...
-Điểm 1-2: Chưa đảm bảo đủ yêu cầu về cả nội dung, hình thức.
*Lưu ý: 
-HS chỉ kể lại chuyện đơn giản bằng ngôi kể thứ nhất cho điểm tối đa 3 điểm.
-Gv cần vận dụng biểu chấm một cách linh hoạt, hợp lí.

File đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_de_cha.docx