Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Đức Thọ (Có đáp án)

Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy tình cha con như bỗng trỗi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba.a.a ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa.

 (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, sgk Ngữ văn 9, tập 1, tr 198)

a. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn văn.

b. Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy, qua lời kể của ai?

c. Nêu ngắn gọn vai trò của ngôi kể trong đoạn văn.

d. Tìm và nêu tác dụng của phép tu từ trong câu văn in đậm.

e. Viết đoạn văn (khoảng 7- 10 dòng) cảm nhận về diễn biến tâm lí của nhân vật bé Thu trong đoạn trích.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Đức Thọ (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 PHÒNG GD&ĐT ĐỨC THỌ
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Ngữ văn; Lớp: 9.
Thời gian làm bài: 90 phút.

I. Ma trận đề:
Nội dung
Kiểm tra đánh giá
Mức độ cần đạt

Tổng số
 Nhận biết
Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng
cao
Đọc – hiểu
Ngữ liệu:
01 đoạn văn tự sự
- Xác định phương thức biểu đạt.
- Xác định phép tu từ trong câu văn trích dẫn
- Xác định ngôi kể.
 - Hiểu được vai trò của ngôi kể trong đoạn văn.
- Nắm được giá trị biểu cảm của phép tu từ trong câu văn trích dẫn.
Viết đoạn văn cảm nhận ý nghĩa chi tiết.
 


Tổng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1,5
15 %
2
1,5
15 %
1
2,0
20%

4
5,0
50 %
Làm văn

Nghị luận Văn học



Viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ.


Tổng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ



1
5,0
50 %
1
5,0
50 %

Tổng toàn bài
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1,5
15 %
2
1,5
15 %
 1
 2,0
 20%
1
5,0
50 %
6
10
100 %

II. Đề bài: 
Câu 1. (5.0 điểm) 
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng ở góc nhà.
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như lại cũng sợ nó giãy lên rồi bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
- Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy tình cha con như bỗng trỗi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba...a...aba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa.
 (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, sgk Ngữ văn 9, tập 1, tr 198)
a. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn văn.
b. Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy, qua lời kể của ai? 
c. Nêu ngắn gọn vai trò của ngôi kể trong đoạn văn.
d. Tìm và nêu tác dụng của phép tu từ trong câu văn in đậm.
e. Viết đoạn văn (khoảng 7- 10 dòng) cảm nhận về diễn biến tâm lí của nhân vật bé Thu trong đoạn trích.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận đoạn thơ sau:
....Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập một).
II. Hướng dẫn chấm và biểu điểm:
Câu 1. (5 điểm)
Ý
Kiến thức và kĩ năng
Điểm
a
Các phương thức biểu đạt trong đoạn văn: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
0,5
b
Đoạn văn được kể theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”), qua lời kể của nhân vật ông Ba (bạn của nhân vật ông Sáu, người chứng kiến).
0,5
c
Vai trò của ngôi kể: Chọn ngôi kể thứ nhất qua lời kể của ông Ba, một nhân vật trong câu chuyện, lại là bạn thân của ông Sáu, tác giả vừa thể hiện được tính chân thực khách quan của sự việc vừa thể hiện được chi tiết cụ thể tâm trạng nhân vật.
1,0
d
Câu văn sử dụng phép tu từ so sánh trong hình ảnh “tiếng kêu của nó như tiếng xé” -> Tác dụng: tiếng kêu thể hiện sự xúc động mạnh mẽ của bé Thu, phá vỡ sự im lặng của không gian, tác động trực tiếp tới tâm hồn, cảm xúc của người chứng kiến.
1,0
e
Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật bé Thu.
e.1. Biết viết đoạn văn hoàn chỉnh, đúng thể thức. 
e.2. Xác định đúng yêu cầu: tâm trạng của nhân vật bé Thu trong đoạn.
e.3. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn, vận dụng tốt thao tác lập luận. HS có thể trình bày theo nhiều cách song cơ bản thể hiện được các ý sau:
 Đoạn văn thể hiện khá sâu sắc tâm trạng nhân vật bé Thu qua các chi tiết: nó đứng ở góc nhà, đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao, tiếng gọi ba như xé,
 ->Các chi tiết trên đã khắc họa chân thực, cụ thể sự thay đổi trong tâm lí của nhân vật từ ân hận, nuối tiếc vì không nhận ba đến thể hiện tình cảm sâu sắc với ba. Tiếng gọi ba thể hiện sự xúc động mạnh mẽ, tình cảm dồn nén, tình yêu ba mãnh liệt của bé Thu.
e.4. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng.
e.5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp ngữ nghĩa tiếng Việt.
2,0
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25

Câu 2. (5 điểm)
Ý
 Kiến thức- kĩ năng
Điểm
a
Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận cảm nhận đoạn thơ. Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lí.
0,5
b
Xác định đúng trọng tâm đề bài: vẻ đẹp của người lính trong hai khổ cuối tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
0,5
c
HS có thể triển khai theo nhiều cách, song phải đảm bảo tính chặt chẽ và thuyết phục. Cần thể hiện được các ý sau:
* Giới thiệu vấn đề.
* Khái quát nội dung bài thơ, vị trí đoạn thơ.
* Trình bày cảm nhận đoạn thơ:
- Về nội dung: 
+ Hai khổ cuối tiếp tục khắc họa hình ảnh những chiếc xe: không kính, không đèn không mui, thùng xe xước. Bằng việc sử dụng thủ pháp liệt kê, điệp ngữ tác giả đã tập trung cho người đọc cảm nhận rõ nét sự tồi tàn, biến dạng của những chiếc xe -> tô đậm hiện thực chiến tranh khốc liệt.
+ Từ hiện thực ấy, nổi bật lên vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe:
-> Tình đồng đội ấm áp, sẻ chia được thể hiện trong bữa cơm quây quần bên bếp Hoàng Cầm, trong khoảng thời gian ngắn “võng mắc chông chênh đường xe chạy” như chung một gia đình.
-> Ý chí giải phóng miền Nam luôn bền bỉ: Sử dụng phép đối lập giữa nhiều cái không và một cái có (không kính, không đèn, không mui xe, thùng xe không lành lặn > khắc họa sâu sắc vẻ đẹp của người lính với ý chí kiên cường, trái tim dũng cảm, giàu nhiệt huyết, yêu thương; cái “có” ấy đương đầu, thách thức và vượt qua tất cả những điều “không có” để hướng về một ngày mai chiến thắng -> “trái tim” trở thành nhãn tự của bài thơ, làm bật sáng chủ đề tác phẩm.
- Về nghệ thuật:
+ Cái nhìn và cách khai thác chất thơ độc đáo, sáng tạo trong hình ảnh thơ, sử dụng hiệu quả các phép nghệ thuật như: điệp ngữ, hoán dụ, ẩn dụ, đối lập,
+ Giọng thơ ngang tàng, tinh nghịch, trẻ trung,
* Đánh giá: Khái quát những thành công về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi bật vẻ đẹp kiên cường, dung cảm, giàu ý chí, ấm áp tình đồng đội của những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
* Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
3,0
0,25
0,25
 2.0
0,5
1,0
0,5
0,25
0,25
d
Sáng tạo: Khuyến khích những bài viết có cách diễn đạt độc đáo, có sự khám phá sáng tạo trong cách xây dựng, trình bày luận điểm,
0,5
e
Chính tả, dung từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,5

---- HẾT ----

File đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_ho.doc
Bài giảng liên quan