Đề thi khảo sát học sinh lớp CLC môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 3 (6 điểm):

 “Kỉ niệm giống như tiếng vang, còn vọng mãi sau khi âm thanh đã dứt”.

 Hãy viết một bài văn kể về một kỉ niệm thời ấu thơ còn in đậm mãi trong tâm trí em.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi khảo sát học sinh lớp CLC môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP CLC
NĂM HỌC: 2014- 2015
MÔN: Ngữ Văn - Lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi gồm 03 câu, 01 trang)
Câu 1 (2.5 điểm): Cho đoạn văn sau:
“Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thủy Tề cho ra gảy. Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Vừa nghe tiếng đàn, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nàng xin vua cha cho gọi người đánh đàn vào cung”.
(Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1, trang 64)
a. Cho biết đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào?
b. Nêu ý nghĩa của chi tiết cây đàn thần trong toàn văn bản đó? 
Câu 2 (1.5 điểm): Giải thích nghĩa của các từ “mắt” trong các câu sau. Cho biết trường hợp nào là nghĩa gốc, trường hợp nào là nghĩa chuyển?
a. Con chuồn ớt chấm đỏ vào đám lá
 Mắt hạt cườm bắt sợi nắng vàng rơi.
 	(Nguyễn Đức Mậu)
b. Kẽo cà kẽo kẹt
Cây na thiu thiu
Mắt na hé mở
Nhìn trời trong veo.
 	(Trần Đăng Khoa)
c. Tiếng một con tôm búng nước
Vó bè ai cất sau lưng
Sao trời lọt qua mắt lưới
Rơi đầy xuống cả mặt sông.
 	 (Đỗ Trung Lai)
Câu 3 (6 điểm): 
 “Kỉ niệm giống như tiếng vang, còn vọng mãi sau khi âm thanh đã dứt”.
 Hãy viết một bài văn kể về một kỉ niệm thời ấu thơ còn in đậm mãi trong tâm trí em.
------------- Hết-------------
SBD: ................... Họ và tên thí sinh: .........................................................................
Giám thị 1: ................................................... Giám thị 2: ...........................................
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP CLC
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: Ngữ Văn – Lớp 6
(Hướng dẫn chấm gồm 03 câu, 02 trang)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
Câu 1
a
b
Mức tối đa: 2.5 đ
* Đoạn văn trích trong văn bản “Thạch Sanh”.
 Thuộc thể loại truyện cổ tích về người dũng sĩ.
* Ý nghĩa của chi tiết cây đàn thần trong truyện “Thạch Sanh”:
- Âm nhạc thần kì là chi tiết phổ biến trong truyện dân gian.
- Tiếng đàn của công lý, thể hiện quan niệm và ước mơ về công lí của nhân dân: giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, vạch mặt Lí Thông... 
- Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tình yêu chuộng hòa bình của nhân dân. Nó là “vũ khí” đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. 
=> Chi tiết nghệ thuật trên góp phần tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn cho truyện cổ tích.
Mức chưa tối đa: 
 Học sinh trả lời còn thiếu một trong các ý trên.
Mức không đạt:
 Học sinh không làm được bài, hoặc trả lời sai.
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 2
a
b
c
Mức tối đa: 1.5 đ
 Mắt hạt cườm bắt sợi nắng vàng rơi
- “Mắt”: cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt màu sắc, hình dáng
-> từ “mắt” mang nghĩa gốc.
Mắt na hé mở
- “Mắt”: bộ phận giống hình con mắt ở vỏ một số loại quả.
-> từ “mắt” mang nghĩa chuyển.
Sao trời lọt qua mắt lưới
- “Mắt”: khe hở đều đặn trên tấm lưới đánh cá.
-> từ “mắt” mang nghĩa chuyển. 
Mức chưa tối đa: 
 Học sinh trả lời còn thiếu một trong các ý trên.
Mức không đạt:
 Học sinh không làm được bài, hoặc trả lời sai.
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu 3
a
b
c
I .Yêu cầu:
1. Nội dung:
 Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, lời văn trong sáng, giàu cảm xúc, đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau về nội dung:
 Mở bài: Giới thiệu chung về kỉ niệm tuổi thơ (Xảy ra khi nào? Với ai?....) 
Thân bài: Kể lại diễn biến chi tiết về kỉ niệm tuổi thơ đó:
- Kỉ niệm đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? Đó là kỉ niệm buồn hay vui?
- Sự việc (câu chuyện) xảy ra và diễn biến như thế nào?
- Kỉ niệm đó đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc ra sao?
Kết bài: Cảm nghĩ về kỉ niệm đó (Trong kí ức của bản thân, kỉ niệm đó có vai trò như thế nào? Nó có trở thành động lực cho cuộc sống hiện tại và tương lai của em hay không?...)
2. Hình thức:
- Bài viết đủ bố cục 3 phần.
- Ngôi kể: phù hợp với lời kể.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, lời văn trong sáng, giàu cảm xúc.
- Các ý sắp xếp theo mạch, đoạn.
II. Biểu điểm:
Mức tối đa: 6.0đ
Đáp ứng tốt những yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên.
Mức chưa tối đa: 
5 -> 5.75 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, sáng tạo, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả hoặc diễn đạt.
4 -> 4.75 điểm: Đáp ứng tương đối đầy đủ nội dung và hình thức nhưng cách kể chưa thật sinh động, mắc một số lỗi về chính tả và diễn đạt.
3 -> 3.75 điểm: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu về nội dung và hình thức song còn sơ sài. Có thể mắc lỗi chính tả, diễn đạt,.
2 -> 2.75 điểm: Bài viết quá sơ sài, thiếu ý hoặc không đủ bố cục 3 phần, văn viết lủng củng.
Dưới 2 điểm: Chưa nắm được phương pháp làm bài, sa vào kể lể, liệt kê. Còn mắc nhiều lỗi về chính tả, diễn đạt.
Mức không đạt:
 Học sinh không làm được bài, hoặc lạc đề.
* Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào biểu điểm, trân trọng những sáng tạo của học sinh để điều chỉnh điểm cho phù hợp.
6.0đ
TỔNG
10đ
------------- Hết-------------

File đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_hoc_sinh_lop_clc_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2.doc