Đề thi khảo sát học sinh lớp CLC môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

+ Đánh giá được đây là câu thơ hay nhất trong bài thơ. Câu thơ thành công nhờ cách dùng từ và nghệ thuật đối lập với 7 câu trước.

+ Từ “ bác” – cách gọi thân tình thể hiện tình cảm thân thiết gần gũi mà quí mến trân trọng;

+ “ Bác đến chơi đây”: Bác là ông bạn già đã không quản đường sá, tuổi già sức yếu về tận vùng quê xa xôi thăm bạn;

 + “ Ta với ta” : đại từ nhân xưng-> tuy hai mà một, chỉ tình bạn tri ân tri kỉ., mang cái tình ra tiếp đãi bạn.Thể hiện tình bạn cao quí, vượt lên tất cả mọi thứ vật chất thường tình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi khảo sát học sinh lớp CLC môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP CLC
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi gồm 03 câu, 01trang)
Câu 1 ( 3 điểm): 
Cho bài ca dao sau:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. 
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Tìm từ đồng nghĩa với các từ “ni” và “tê” ? Tại sao trong văn bản này, tác giả dân gian lại sử dụng từ “ni” và “tê” mà không phải là những từ ngữ khác đồng nghĩa với chúng?
Phân tích giá trị của từ láy và phép so sánh trong bài ca dao trên.
Câu 2 ( 2 điểm):
Kết thúc bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”, nhà thơ Nguyễn Khuyến viết :
“ Bác đến chơi đây, ta với ta.”
Em có cảm nhận như thế nào về câu thơ trên ?
Câu 3 ( 5 điểm): 
Mùa thu vốn là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca nhạc họa. Em hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ về mùa thu. 
------------- Hết-------------
SBD: ................... Họ và tên thí sinh: ....................................................................................
Giám thị 1: ................................................... Giám thị 2: ......................................................
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP CLC
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN 7
(Hướng dẫn chấm gồm 03 câu, 03 trang)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1 
a
b
a)
- Mức độ đạt tối đa : Học sinh có đầy đủ các ý sau: 
 + Từ đồng nghĩa: ni – này, tê – kia 
 + Sử dụng các từ “ni”, “tê” này để thể hiện rõ sắc thái địa phương. 
- Mức độ chưa tối đa: HS xác định sai một từ đồng nghĩa trừ 0,25 điểm ; hoặc không nêu được sắc thái địa phương của từ trừ 0,5 điểm .
- Mức độ không đạt : HS không làm hoặc làm sai.
b) Phân tích giá trị của từ láy và phép so sánh
- Mức độ đạt tối đa : Học sinh có đầy đủ các ý sau: 
* Chỉ ra từ láy: mênh mông, bát ngát, phất phơ 
* Phân tích: 
+ mênh mông, bát ngát -> Làm nổi bật khung cảnh quê hương bao la, rộng lớn với hình ảnh cánh đồng trải dài bát ngát (0,25đ)
+ phất phơ: đung đưa nhè nhẹ, gợi cảm giác êm đềm 
( 0,25đ)
* Chỉ ra phép so sánh: Thân em như chẽn lúa đòng đòng 
* Phân tích: 
+ Thân em: Chỉ người phụ nữ
+ Chẽn lúa đòng đòng: chẽn lúa sắp trổ bông – lúa đương thì đẹp nhất
-> So sánh này làm nổi bật vẻ đẹp của cô gái trước cánh đồng lúa ban mai, đó là vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ, đầy sức sống
	-> Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương đất nước.
	( HS có thể trình bày theo ý hoặc viết đoạn văn)
- Mức độ chưa tối đa:
	HS thiếu một trong các ý trên ( xác định thiếu hoặc thừa từ láy trừ 0,25) , tùy thuộc bài làm của HS, GV chấm điểm cho phù hợp.
- Mức độ không đạt : HS không làm hoặc làm sai.
( 3 điểm)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,75đ
2
- Mức độ đạt tối đa : Học sinh có thể có những cảm nhận khác nhau, nhưng cần có các ý cơ bản sau: 
+ Đánh giá được đây là câu thơ hay nhất trong bài thơ. Câu thơ thành công nhờ cách dùng từ và nghệ thuật đối lập với 7 câu trước.
+ Từ “ bác” – cách gọi thân tình thể hiện tình cảm thân thiết gần gũi mà quí mến trân trọng;
+ “ Bác đến chơi đây”: Bác là ông bạn già đã không quản đường sá, tuổi già sức yếu về tận vùng quê xa xôi thăm bạn;
 + “ Ta với ta” : đại từ nhân xưng-> tuy hai mà một, chỉ tình bạn tri ân tri kỉ..., mang cái tình ra tiếp đãi bạn...Thể hiện tình bạn cao quí, vượt lên tất cả mọi thứ vật chất thường tình.
- Mức độ chưa tối đa:HS thiếu một trong các ý trên.
- Mức độ không đạt : HS không làm hoặc làm sai.
* Lưu ý: GV tùy thuộc vào bài làm của học sinh để chấm điểm cho phù hợp.
( 2 điểm)
0,5
0,5
0,5
0,5
3
* Yêu cầu hình thức : 
+ Làm đúng kiểu bài biểu cảm, văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt hình ảnh.
+ Bố cuc đầy đủ 3 phần, rõ ràng mạch lạc.
* Yêu cầu về nội dung : 
1. Mở bài : 
+ Giới thiệu khái quát về mùa thu 
+ Nêu cảm nhận chung của em về mùa thu 
2. Thân bài : 
+ Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên mùa thu : Sự vật, hương sắc mùa thu....
+ Cảm nhận về không khí mùa thu : Sự thay đổi của đất trời, khu phố, làng mạc...
+ Cảm nhận về cuộc sống của con người khi thu về: Mùa học sinh tựu trường, mùa gắn với những ngày lễ kỉ niệm trọng đại của đất nước, thành phố quê em...
+ Cảm nhận về một kỉ niệm gắn với mùa thu hoặc sự thay đổi cảm xúc của bản thân khi đón mùa thu về. 
3. Kết bài: Cảm xúc suy ngẫm về mùa thu. 
- Mức độ đạt tối đa ( 5 điểm ) : 
Đảm bảo được tối đa các yêu cầu hình thức và nội dung trên.
- Mức độ chưa tối đa:
Chỉ đảm bảo một số các yêu cầu về nội dung và hình thức trên. 
+ 4 -> 4, 75 điểm : Đáp ứng cơ bản những yêu cầu nội dung và hình thức nêu trên.
+ 3 -> 3,75 điểm : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên, song cảm xúc chưa thật phong phú, sâu sắc, còn mắc một vài lỗi diễn đạt.
+ 2 -> 2,75 điểm : Bố cục rõ ràng, song nội dung còn sơ sài, mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả. 
+ Dưới 2 điểm : Chưa làm rõ được cảm xúc của bản thân, nhưng bước đầu đã biết xây dựng theo bố cục của bài văn biểu cảm, bài làm mắc nhiều lỗi chính tả, viết câu, diến đạt...
- Mức độ không đạt : HS không làm hoặc làm lạc đề. 
* Lưu ý : GV tôn trọng cách viết sáng tạo của HS
( 5 điểm)
0,5
4
0,5
TỔNG
10
* Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
------------- Hết-------------

File đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_hoc_sinh_lop_clc_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2.doc