Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Hóa học - Năm học 2018-2019 - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Có đáp án)

2. Để kiểm tra hàm lượng hiđrosunfua có trong mẫu khí lấy từ bãi chôn lấp rác ở khu vực thành phố Ninh Bình, người ta cho mẫu khí đó đi vào dung dịch chì nitrat dư với tốc độ 2,5 lít/phút trong 400 phút. Lọc tách kết tủa thu được 5,975mg chất rắn màu đen. Dựa vào các dữ kiện nói trên, em hãy xác định hàm lượng hiđrosunfua có trong mẫu khí đó (theo đơn vị mg/m3). Không khí tại khu vực bãi chôn lấp rác trên có bị ô nhiễm không? Biết rằng theo tiêu chuẩn Việt Nam ở khu dân cư, hàm lượng hiđrosunfua không được vượt quá 0,3 mg/m3.

doc8 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 26/07/2023 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Hóa học - Năm học 2018-2019 - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2018-2019
Môn chuyên: Hóa học
Ngày thi: 3/6/2018.
Câu I (2,0 điểm). 
1. Nước giếng ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình chứa một lượng tương đối chất Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 gọi là nước cứng tạm thời. Nước cứng tạm thời ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân khi sử dụng nó. Để làm mềm nước cứng (có nghĩa là loại bỏ kim loại Ca và Mg dưới dạng kết tủa) người ta thường sử dụng phương pháp rất đơn giản là đun sôi nước giếng hoặc cho từ từ nước vôi trong vào với một lượng vừa đủ. Hãy viết phương trình phản ứng để giải thích cách làm trên.
2. Cho bốn chất hữu cơ có công thức phân tử là C3H4, C3H8, C3H8O và C3H6O2 được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Biết rằng:
- Chất X tác dụng được với NaHCO3.
- Chất X và Y tác dụng được với kim loại Na.
- Chất T làm mất màu dung dịch brom, các chất còn lại không làm mất màu dung dịch brom. 
Hãy xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của X, Y, Z, T. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. 
Câu II (1,5 điểm).
1. Trộn dung dịch A chứa NaOH vào dung dịch B chứa Ba(OH)2 theo thể tích bằng nhau được dung dịch C. Trung hòa hết 200ml dung dịch C cần dùng 100ml dung dịch H2SO4 1,3M, sau phản ứng được 18,64 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch A và dung dịch B.
2. Chỉ dùng thuốc thử duy nhất hãy phân biệt các chất bột, chứa trong 5 lọ riêng biệt bị mất nhãn sau: CuO; Fe3O4; Ag2O; MnO2; (Fe + FeO). Hãy viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Câu III (2,0 điểm). 
Cho 57,2 gam hỗn hợp A ở dạng bột gồm Al và Fe3O4 thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí), sau phản ứng được chất rắn B (giả sử Al chỉ khử được Fe3O4 thành Fe). Chia B thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 5,04 lít khí (đktc).
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thấy còn 18,4 gam chất không tan. 
(Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
Câu IV (2,0 điểm)
1. Sục khí CO2 từ từ đến dư vào một dung dịch A chứa x mol NaOH và y mol Ba(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị bên. 
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
b) Xác định tỉ lệ x : y.
2. Để kiểm tra hàm lượng hiđrosunfua có trong mẫu khí lấy từ bãi chôn lấp rác ở khu vực thành phố Ninh Bình, người ta cho mẫu khí đó đi vào dung dịch chì nitrat dư với tốc độ 2,5 lít/phút trong 400 phút. Lọc tách kết tủa thu được 5,975mg chất rắn màu đen. Dựa vào các dữ kiện nói trên, em hãy xác định hàm lượng hiđrosunfua có trong mẫu khí đó (theo đơn vị mg/m3). Không khí tại khu vực bãi chôn lấp rác trên có bị ô nhiễm không? Biết rằng theo tiêu chuẩn Việt Nam ở khu dân cư, hàm lượng hiđrosunfua không được vượt quá 0,3 mg/m3.
Câu V (2,5 điểm).
1. Hỗn hợp khí X gồm C2H6, C3H6, C4H6. Tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 21. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm thu được lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch KOH dư thì khối lượng tăng lên ở bình 1 và bình 2 lần lượt là m1 (gam), m2 (gam). Tính các giá trị m1, m2.
2. Hỗn hợp Z chứa 3 axit cacboxylic A, B, D lần lượt có công thức tổng quát là CnH2n + 1COOH; CmH2m + 1COOH và CaH2a - 1COOH (với m = n + 1). Cho 29,6 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 40,6 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 74 gam Z thu được một lượng khí CO2 có thể tích bằng thể tích của 80 gam khí O2 đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
 	a) Xác định công thức cấu tạo của A, B và D.
 	b) Tính % khối lượng của axit A, B trong hỗn hợp Z.
	Cho: Ba = 137; Na = 23; O = 16; H = 1; S = 32; Al = 27; Fe = 56; C = 12; Pb =207; N= 14
-----------------------------------Hết-----------------------------------
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2018-2019
Môn chuyên: Hóa học
Ngày thi: 3/6/2018.
Câu I (2,0 điểm). 
1. Nước giếng ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình chứa một lượng tương đối chất Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 gọi là nước cứng tạm thời. Nước cứng tạm thời ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân khi sử dụng nó. Để làm mềm nước cứng (có nghĩa là loại bỏ kim loại Ca và Mg dưới dạng kết tủa) người ta thường sử dụng phương pháp rất đơn giản là đun sôi nước giếng hoặc cho từ từ nước vôi trong vào với một lượng vừa đủ. Hãy viết phương trình phản ứng để giải thích cách làm trên.
2. Cho bốn chất hữu cơ có công thức phân tử là C3H4, C3H8, C3H8O và C3H6O2 được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Biết rằng:
- Chất X tác dụng được với NaHCO3.
- Chất X và Y tác dụng được với kim loại Na.
- Chất T làm mất màu dung dịch brom, các chất còn lại không làm mất màu dung dịch brom. 
Hãy xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của X, Y, Z, T. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. 
1. 
Ca(HCO3)2 CaCO3¯ + CO2­ + H2O
Mg(HCO3)2 MgCO3¯ + CO2­ + H2O
0,25
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 ® 2CaCO3¯ + 2H2O
Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2 ® Mg(OH)2¯ + 2CaCO3¯ + 2H2O
Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 ® MgCO3¯ + CaCO3¯ + 2H2O
0,25
2. Tìm đúng mỗi chất viết đủ CTCT 0,25điểm, viết đúng 3 ptpư 0,25điểm (học sinh viết pt pư của T theo tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2 đều tính như nhau) .
Chất X tác dụng với NaHCO3 nên X là axit có công thức phân tử C3H6O2. 
Þ Công thức cấu tạo của X: CH3CH2COOH
- Chất T làm mất màu nước brom nên T là hợp chất không no có công thức phân tử C3H4. 
Þ Công thức cấu tạo của T:CH3CºCH; CH2=C=CH2
- Chất Y tác dụng với kim loại Na nên Y là rượu có công thức phân tử C3H8O.
Þ Công thức cấu tạo của Y: CH3CH2CH2OH; CH3-CH(OH)-CH3
- Chất Z còn lại là C3H8, có công thức cấu tạo: CH3-CH2-CH3
Các phương trình hóa học xảy ra:
 CH3CH2COOH + NaHCO3 ® CH3CH2COONa + CO2­ + H2O
 2CH3CH2COOH + 2Na ® 2 CH3CH2COONa + H2­ 
	 2CH3CH(OH)CH3 + 2Na ® 2CH3CH(ONa)CH3 + H2­
 2CH3CH2CH2OH + 2Na ® 2 CH3CH2CH2ONa + H2­
 CH3CºCH + 2Br2 CH3CBr2 - CHBr2
 CH2=C=CH2 + 2Br2 CH2 Br – CBr2 - CH2Br
Câu II (1,5 điểm).
1. Trộn dung dịch A chứa NaOH vào dung dịch B chứa Ba(OH)2 theo thể tích bằng nhau được dung dịch C. Trung hòa hết 200ml dung dịch C cần dùng 100ml dung dịch H2SO4 1,3M, sau phản ứng được 18,64 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch A và dung dịch B.
2. Chỉ dùng thuốc thử duy nhất hãy phân biệt các chất bột, chứa trong 5 lọ riêng biệt bị mất nhãn sau: CuO; Fe3O4; Ag2O; MnO2; (Fe + FeO). Hãy viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
1. (0,75đ)
Các phản ứng xảy ra khi trung hòa: 
 H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O (1)
 H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (2)
0,25
 = 0,1. 1,3 =0,13 (mol)
 = = 0,08 (mol)
Từ (1)→ = = =0,08 mol
0,25
 Do Vdung dịch A = Vdung dịch B => Trong 200ml dung dịch C có 100 ml dung dịch NaOH (A) và 100 ml dung dịch Ba(OH)2 (B)
Vậy nồng độ mol của dung dịch A là 1 M; nồng độ mol của dung dịch B là 0,8M.
0,25
2. (0,75) Chọn đúng thuốc thử 0,25điểm, nhận biết + ptpư đúng từ 2 đến 3 chất 0,25điểm
Hòa tan từng mẫu bột đựng trong các lọ bằng dung dịch HCl đặc, nóng.
Bột tan tạo khí mầu vàng lục thoát ra có mùi hắc là MnO2
 	MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2­ + 2H2O
Bột tan tạo khí không màu thoát ra là (Fe + FeO)
 	Fe + 2HCl FeCl2 + H2 ­
 	FeO + 2HCl FeCl2 + H2O 
Có kết tủa màu trắng là Ag2O:	Ag2O + 2HCl 2AgCl¯trắng + H2O
Bột tan chuyển dung dịch màu xanh là CuO:	 CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
Bột tan chuyển dung dịch màu vàng là Fe3O4 
 	 Fe3O4 + 8HCl FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Câu III (2,0 điểm). 
Cho 57,2 gam hỗn hợp A ở dạng bột gồm Al và Fe3O4 thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí), sau phản ứng được chất rắn B (giả sử Al chỉ khử được Fe3O4 thành Fe). Chia B thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 5,04 lít khí (đktc).
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thấy còn 18,4 gam chất không tan. 
(Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
1. Viết đúng 2 hoặc 3 ptpứ 0,25điểm 
 8Al + 3Fe3O4 4Al2O3 + 9Fe (1) 
=> B: Al2O3, Fe và Aldư (hoặc Fe3O4dư).
+ Td với dung dịch H2SO4:
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (2) 
Al2O3 + 3H2SO4Al2(SO4)3 + 3H2O (3)
Có thể có: 
Fe3O4 + 4H2SO4FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O (4)
2Al + 3H2SO4Al2(SO4)3 + 3H2 (5) 
+ Td với dung dịch NaOH:
Al2O3 + 2NaOH2NaAlO2 + H2O (6)
Có thể có: 
2Al + 2NaOH + 2H2O2NaAlO2 + 3H2 (7) 
0,75 đ
+ Giả sử Al dư => hỗn hợp sau phản ứng chứa: Al dư, Al2O3, Fe => chất rắn không tan là Fe
0,25 đ
= 
=> = nFe = = 0,329 (mol) > 0,225 mol (Loại). 
0,25 đ
=> Al hết, hỗn hợp sau phản ứng chứa: Fe3O4 dư hoặc hết, Al2O3, Fe => Chất rắn không tan là Fe, có thể Fe3O4
 => trong một phần: nFe = = 0,225 mol 
 mFeO= 18,4 – 0,225.56 = 5,8 gam 
0,25 đ
Theo ĐLBTKL => trong một phần: mAlO = – 18,4 = 10,2 gam
 => trong hỗn hợp đầu: mAl = 2. 27.2. = 10,8 gam 
0,25 đ
 => %= 18,88%; %= 81,12%. 
0,25 đ
Câu IV (2,0 điểm)
1. Sục khí CO2 từ từ đến dư vào một dung dịch A chứa x mol NaOH và y mol Ba(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị bên. 
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
b) Xác định tỉ lệ x : y.
2. Để kiểm tra hàm lượng hiđrosunfua có trong mẫu khí lấy từ bãi chôn lấp rác ở khu vực thành phố Ninh Bình, người ta cho mẫu khí đó đi vào dung dịch chì nitrat dư với tốc độ 2,5 lít/phút trong 400 phút. Lọc tách kết tủa thu được 5,975mg chất rắn màu đen. Dựa vào các dữ kiện nói trên, em hãy xác định hàm lượng hiđrosunfua có trong mẫu khí đó (theo đơn vị mg/m3). Không khí tại khu vực bãi chôn lấp rác trên có bị ô nhiễm không? Biết rằng theo tiêu chuẩn Việt Nam ở khu dân cư, hàm lượng hiđrosunfua không được vượt quá 0,3 mg/m3.
1. Hai ptpứ 0,25điểm
Các phương trình phản ứng: 
 CO2 + Ba(OH)2 BaCO3 + H2O 
 CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
 CO2 + Na2CO3 + H2O 2NaHCO3 
 CO2 + BaCO3 +H2O Ba(HCO3)2 
0,5 đ
Từ đồ thị ta thấy: khi 0,1 nCO2 0,2 thì n kết tủa BaCO3 đạt lớn nhất = 0,1(mol)
0,25 đ
x : y = 1:1 
=> nBa(OH)2 = 0,1 (mol) = y 
 nNaOH = 0,2-0,1 = 0,1 (mol) = x
0,25 đ
2.
Thể tích khí vào dung dịch chì nitrat là: 2,5.400 = 1000 lít = 1m3
0,25 đ
PTHH: H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3
0,25 đ
Từ phương trình => n H2S = n PbS↓ = 5,975.10-3 / 239 = 0,025.10-3 mol
0,25 đ
=>mH2S = 0,85 mg => Tỉ lệ H2S có trong không khí là 0,85mg/m3>0,3mg/m3
=>5OH 
 Không khí bị ô nhiễm.
0,25 đ
Câu V (2,5 điểm).
1. Hỗn hợp khí X gồm C2H6, C3H6, C4H6. Tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 21. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm thu được lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch KOH dư thì khối lượng tăng lên ở bình 1 và bình 2 lần lượt là m1 (gam), m2 (gam). Tính các giá trị m1, m2.
2. Hỗn hợp Z chứa 3 axit cacboxylic A, B, D lần lượt có công thức tổng quát là CnH2n + 1COOH; CmH2m + 1COOH và CaH2a - 1COOH (với m = n + 1). Cho 29,6 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 40,6 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 74 gam Z thu được một lượng khí CO2 có thể tích bằng thể tích của 80 gam khí O2 đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
 	a) Xác định công thức cấu tạo của A, B và D.
 	b) Tính % khối lượng của axit A, B trong hỗn hợp Z.
	Cho: Ba = 137; Na = 23; O = 16; H = 1; S = 32; Al = 27; Fe = 56; C = 12; Pb =207; N= 14
1. (0,75 đ)
Theo đề bài ta có : nX = 0,2 mol; dX/H2 = 21 => X = 42 g/mol
0,25 đ
Do vậy quy hỗn hợp X về C3H6 
Ðốt cháy hoàn toàn X : PT: 2C3H6 + 9O2 6CO2 + 6H2O
0,25 đ
 Từ PT ta có : nCO2 = nH2O = 3 nC3H6 = 0,2.3 = 0,6 (mol)
 + Bình 1 tăng m1 gam = mH2O = 0,6. 18= 10,8 (g)
 + Bình 2 tăng m2 gam = mCO2 = 0,6. 44 = 26,4 (g)
0,25 đ
2. (1,75 đ)
 Gọi CTTB của A và B là 
= = = 2,5 (mol). 
0,25 đ
Đặt x,y là số mol của và D trong 74g Z. 
Đốt cháy hoàn toàn 74 gam hỗn hợp Z ta có sơ đồ phản ứng cháy:
 (
 x x ( mol
 CaH2a-1COOH (a+1) CO2
 y y(a+1) mol
0,25 đ
Mặt khác k= nên trong 29,6g Z có số mol các chất là: 0,4x mol và 0,4y mol CaH2a-1COOH 
 + NaOH + H2O
 0,4x 0,4x
CaH2a-1COOH + NaOH CaH2a-1COONa + H2O
0,4y 0,4y
0,25 đ
0,25 đ
Theo bài ra ta có:
0,25 đ
 x= 0,75; y= 0,5 và 7,5 
Suy ra a=2 và == 0,3 là thỏa mãn. 
Vậy công thức của D là C2H3COOH , A là HCOOH, B là CH3COOH
 (Chú ý : nếu tìm đúng công thức của 2 hoặc 3 chất vẫn tính 0,25 điểm)
0,25 đ
b. Đặt số mol của A,B trong 74g hỗn hợp lần lượt là z, t (z,t >0)
Ta có : z + t = 0,75 
Số nguyên tử C trung bình là: 
Suy ra : z=0,5 và t = 0,25
 Phần trăm khối lượng mỗi axit A và B trong hỗn hợp Z là
0,25đ
Ghi chú: 
- Trong các bài toán hóa học, nếu không viết điều kiện phản ứng hoặc không cân bằng phương trình hoặc cả hai thì cứ 4 lỗi trừ 0,25 điểm.
- Trong bài toán nếu phương trình sai hoặc cân bằng phương trình sai mà phương trình ấy có liên quan đến kết quả tính toán thì không cho điểm phần sau có liên quan. 
- Trong các bài định tính nếu phương trình thiếu điều kiện hoặc không cân bằng hoặc cả hai thì trừ nửa số điểm của phương trình. 
- Học sinh làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_hoa_hoc_nam_hoc_2018_20.doc