Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Hóa học - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Tìm các chất ứng với các ký hiệu A1, A2, A3, B1, B2, B3, X, Y, Z, T và viết các phương trình hóa học theo sơ đồ trên.

2. Hỗn hợp khí gồm CO, CO2, C2H4 và C2H2. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết sự có mặt của các khí trên.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Hóa học - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2019-2020
Môn chuyên: Hóa học
Ngày thi: 05/6/2019.
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề thi gồm 05 câu trong 02 trang)
Câu I (2,0 điểm). 
1. Cho sơ đồ biến hóa sau:
Tìm các chất ứng với các ký hiệu A1, A2, A3, B1, B2, B3, X, Y, Z, T và viết các phương trình hóa học theo sơ đồ trên.
2. Hỗn hợp khí gồm CO, CO2, C2H4 và C2H2. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết sự có mặt của các khí trên.
Câu II (2,0 điểm). 
1. Khi làm nguội 1026,4 gam dung dịch bão hòa R2SO4 từ 800C xuống 100C thì có 395,4 gam tinh thể R2SO4.nH2O tách ra khỏi dung dịch. (R là kim loại kiềm và thỏa mãn điều kiện 7< n < 12, n). Biết độ tan của R2SO4 ở 800C và 100C lần lượt là 28,3 gam và 9 gam. Tìm công thức phân tử của hiđrat nói trên.
2. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng kim loại Fe, Cu, Au ra khỏi hỗn hợp.
Câu III (2,0 điểm). 
1. Cho hỗn hợp A gồm: Al2O3, CuO, K2O.
- TN1: Nếu cho hỗn hợp A vào nước dư, khuấy kĩ thấy còn 7,5 gam chất rắn không tan.
- TN2: Nếu cho thêm vào hỗn hợp A một lượng Al2O3 bằng 50% lượng Al2O3 ban đầu rồi lại hoà tan vào nước dư. Sau thí nghiệm thấy còn lại 10,5 gam chất rắn không tan.
- TN3: Nếu cho thêm vào hỗn hợp A một lượng Al2O3 bằng 75% lượng Al2O3 ban đầu rồi lại hoà tan vào nước dư. Sau thí nghiệm thấy còn lại 12,5 gam chất rắn không tan.
Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu?
2. Trong phòng thí nghiệm người ta thường tiến hành điều chế khí X tinh khiết theo hình vẽ dưới đây:
a) Hãy cho biết X là khí gì? Nêu vai trò của bình chứa dung dịch NaCl bão hòa, bình chứa dung dịch H2SO4 đặc và bông tẩm dung dịch NaOH đặc.
b) Có thể thay dung dịch H2SO4 đặc bằng CaO được không? Tại sao?
c) Tại sao thí nghiệm trên dùng dung dịch NaCl bão hòa mà không dùng dung dịch khác?
Câu IV (2,0 điểm). 
1. Một loại gạo chứa 80% tinh bột được dùng để sản xuất polietilen theo sơ đồ sau:
a) Để sản xuất được 1,68 tấn polietilen với hiệu suất cả quá trình là 60% cần bao nhiêu tấn gạo trên? 
b) Trong quá trình sản xuất trên thu được V lít dung dịch ancol etylic 460. Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 gam/ml. Tính V.
2. Tại sao xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép, phân lân, gạch ngói, ... nguồn nước bị ô nhiễm, cây cối thường kém sức sống?
Câu V (2,0 điểm). 
Đốt cháy hoàn toàn 7,12 gam hỗn hợp 3 chất hữu cơ đều có thành phần C, H, O. Sau phản ứng thu được 13,2 gam CO2 và 5,76 gam nước. Mặt khác, nếu cho 3,56 gam hỗn hợp phản ứng với Na dư thu được 0,28 lít khí H2, còn nếu cho phản ứng với dung dịch NaOH thì cần vừa đủ 400 ml dung dịch NaOH 0,1M. Sau phản ứng với NaOH thu được một chất hữu cơ và 3,28 gam một muối. Biết mỗi chất chỉ chứa một nhóm nguyên tử gây nên tính chất hóa học đặc trưng, các khí đo ở đktc. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của 3 chất hữu cơ trong hỗn hợp. 
.HẾT.
Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh .............................
Họ và tên, chữ ký: Cán bộ coi thi 1:.................................................
 Cán bộ coi thi 2:..................................................
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
TỈNH NINH BÌNH
HD CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2019-2020
Môn chuyên: Hóa học
Ngày thi: 05/6/2019.
Câu I (2,0 điểm). 
1. Cho sơ đồ biến hóa sau:
Tìm các chất ứng với các ký hiệu A1, A2, A3, B1, B2, B3, X, Y, Z, T và viết các phương trình hóa học theo sơ đồ trên.
2. Hỗn hợp khí gồm CO, CO2, C2H4 và C2H2. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết sự có mặt của các khí trên.
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
1
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
 A1
Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
A1 X A2
AlCl3 + 3AgNO3 3AgCl + Al(NO)3
 A2 Y A3
2H2O + Ba Ba(OH)2 + H2
 B1 Z B2
Ba(OH)2 + Na2CO3 BaCO3+ 2 NaOH
B2 T B3
Al(NO)3 +3 NaOH(vừa đủ) Al(OH)3 + 3NaNO3
A3 B3
0,125
0,125
0,125
0,125
0,25
0,25
2
Dẫn hỗn khí lội qua dd AgNO3/NH3 xuất hiện KT vàng chứng tỏ hỗn hợp có axetilen
C2H2 + Ag2O Ag2C2 + H2O
- Dẫn hỗn hợp khí còn lại qua dd nước brom thấy dd brom mất màu chứng tỏ hỗn hợp có C2H4
C2H4 + Br2 C2H4Br2
- Dẫn hỗn hợp khí còn lại qua dd nước vôi trong thấy xuất hiện KT trắng chứng tỏ hỗn hợp có CO2
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
- Khí còn lại cho qua CuO nung nóng thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ chứng tỏ hỗn hợp có CO
CO + CuO Cu + CO2
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu II (2,0 điểm). 
1. Khi làm nguội 1026,4 gam dung dịch bão hòa R2SO4 từ 800C xuống 100C thì có 395,4 gam tinh thể R2SO4.nH2O tách ra khỏi dung dịch. ( R là kim loại kiềm và thỏa mãn điều kiện 7< n < 12, n). Biết độ tan của R2SO4 ở 800C và 100C lần lượt là 28,3 gam và 9 gam. Tìm công thức phân tử của hiđrat nói trên.
2. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng kim loại Fe, Cu, Au ra khỏi hỗn hợp.
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
II
1
Ở 80oC Trong 128,3g dung dịch bão hòa có 28,3g R2SO4 và 100g H2O
Vậy: Trong 1026,4g dung dịch bão hòa ® 226,4g R2SO4 và 800g H2O.
	Khối lượng dung dịch bão hoà tại thời điểm 10oC:
	1026,4 - 395,4 = 631 gam
0,25
Ở 10oC, độ tan của R2SO4 là 9 gam, nên suy ra: 
	109 gam dung dịch bão hòa có chứa 9 gam R2SO4 
	Vậy 631 gam dung dịch bão hòa có khối lượng R2SO4 là: 
Khối lượng R2SO4 khan có trong hiđrat bị tách ra: 226,4–52,1 = 174,3 g
0,25
Vì số mol hiđrat = số mol muối khan nên: 
	442,2MR - 3137,4n + 21225,6 = 0 Û MR = 7,1n - 48 
0,25
Đề cho R là kim loại kiềm, 7< n < 12Þ ta có bảng biện luận:
n
8
9
10
11
MR
8,8
15,9
23
30,1
Loại
Loại
Na
Loại
0,25
Kết quả phù hợp là n = 10, kim loại là Na ® Công thức hiđrat là Na2SO4.10H2O
0,25
2
Cho hỗn hợp Fe , Cu và Au vào dung dịch HCl dư. Cu và Au không tan.
 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Lấy dung dịch thu được cho tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi, dẫn luồng khí CO dư đi qua thu được Fe
 HCl + NaOH → NaCl + H2O
 FeCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Fe(OH)2↓
 2Fe(OH)2 + 1/2O2 Fe2O3 + 2H2O
 Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
0,25
Hỗn hợp Cu, Au nung trong oxi đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn CuO và Au. Hòa tan trong dung dịch HCl dư, lọc lấy Au không tan
 CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
0,25
Dung dịch thu đem điện phân lấy Cu, hoặc cho tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi, dẫn luồng khí CO dư đi qua thu được Cu
 HCl + NaOH → NaCl + H2O
 CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2↓
 Cu(OH)2 CuO + H2O
 CuO + CO Cu + CO2
(Học sinh có thể làm theo cách khác như KL mạnh đẩy KL yếu ra khỏi muối, điện phân ghi điểm tối đa)
0,25
Câu III (2,0 điểm). 
1. Cho hỗn hợp A gồm: Al2O3, CuO, K2O
- TN1: Nếu cho hỗn hợp A vào nước dư, khuấy kĩ thấy còn 7,5 gam chất rắn không tan.
- TN2: Nếu cho thêm vào hỗn hợp A một lượng Al2O3 bằng 50% lượng Al2O3 ban đầu rồi lại hoà tan vào nước dư. Sau thí nghiệm thấy còn lại 10,5 gam chất rắn không tan.
- TN3: Nếu cho thêm vào hỗn hợp A một lượng Al2O3 bằng 75% lượng Al2O3 ban đầu rồi lại hoà tan vào nước dư. Sau thí nghiệm thấy còn lại 12,5 gam chất rắn không tan.
Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu?
2. Trong phòng thí nghiệm người ta thường tiến hành điều chế khí X tinh khiết theo hình vẽ dưới đây:
a) Hãy cho biết X là khí gì? Nêu vai trò của bình chứa dung dịch NaCl bão hòa, bình chứa dung dịch H2SO4 đặc và bông tẩm dung dịch NaOH đặc.
b) Có thể thay dung dịch H2SO4 đặc bằng CaO được không? Tại sao?
c) Tại sao thí nghiệm trên dùng dung dịch NaCl bão hòa mà không dùng dung dịch khác?
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
III
1
Cho A vào nước dư xảy ra các phản ứng:
 K2O + H2O 2KOH (1)
 Al2O3 + 2KOH 2KAlO2 + H2O (2)
0,25
- Gọi khối lượng của Al2O3 trong A ban đầu là a (g).
- Giả sử ở TN1 Al2O3 đủ hoặc dư lượng Al2O3 thêm vào ở TN 2 và 3 đều không tan.
 Theo bài ra: * **
Từ * và ** Điều giả sử sai ở TN1 : Al2O3 hết, KOH dư chất rắn còn lại sau TN1 là CuOm CuO = 7,5 (g)
0,25
 - Mặt khác ở TN2, lượng chất rắn thu được lớn hơn ở TN1 sau TN2, Al2O3 dư .
 lượng Al2O3 thêm vào ở TN3 nhiều hơn ở TN2 (75%a -50%a) không bị hòa tan 75%a -50%a = 12,5 – 10,5 = 2 (g) a = 8 (g)
0,25
- Xét thí nghiệm 2: mà lượng chất rắn còn lại ở TN2 nhiều hơn ở TN1 là 10,5-7,5 = 3 (g) 
- Theo các PTHH:
- Vậy khối lượng của các chất trong A ban đầu là 7,5 g CuO; 8 g Al2O3; 8,29 g K2O.
0,25
2
a. – X là khí Clo
 - Bình NaCl hấp thụ khí HCl.
 - Bình đựng H2SO4 đặc hấp thụ nước.
	 - Bông tẩm dung dịch NaOH đặc để hấp thụ khí clo dư nhằm hạn chế clo thoát ra ngoài không khí vì clo là một khí độc.
0,125x4
b. Không thể thay được vì:
	CaO + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 
	Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
	Cl2 đã bị phản ứng trong quá trình làm khô điều này trái với quy tắc làm khô khí.
0,25
c. Vì độ háo nước của HCl >NaCl > Cl2. Khi dẫn hỗn hợp sản phẩm vào dd NaCl bão hòa thì HCl hòa tan làm tăng nồng độ Cl- tạo kết tinh NaCl.xH2O, làm giảm khả năng hòa tan của Cl2.
(Nếu HS trả lời chạm ý đúng chấm ½ số điểm của ý)
0,25
Câu IV (2,0 điểm). 
1. Một loại gạo chứa 80% tinh bột được dùng để sản xuất polietilen theo sơ đồ sau:
a) Để sản xuất được 1,68 tấn polietilen với hiệu suất cả quá trình là 60% cần bao nhiêu tấn gạo trên? 
b) Trong quá trình sản xuất trên thu được V lít dung dịch ancol etylic 460. Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 gam/ml. Tính V.
2. Tại sao xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép, phân lân, gạch ngói, ... nguồn nước bị ô nhiễm, cây cối thường kém sức sống?
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
IV
1a
1b
a. (C6H10O5)n + H2O nC6H12O6
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
C2H5OH CH2=CH2 + H2O
nCH2=CH2 Polietilen
C6H10O5 Polietilen
Số mol PE = 0,06.106 mol 
 số mol tinh bột ban đầu = ½.nPE = 0,03.106 mol 
 khối lương tinh bột = 0,03.162.106 = 4,86 tấn
0,25
Khối lượng tinh bột ở H= 60% là tấn
Khối lượng của gạo tấn
0,25
Số mol C2H5OH = số mol PE = 0,06.106 mol
Khối lượng ancol = 2,76.106 gam
V ancol = 2,76.106/0,8 =3,45. 106 ml
0,25
V dung dịch ancol 460 = 3,45. 106 .100/46 =7,5.106 ml =7500 l
(Lưu ý : Nếu HS chỉ viết được PTPƯ không tính được kết quả bài toán thì chấm 0,25 điểm, còn HS dựa vào sơ đồ mà suy ra tỉ lệ số mol và tính đúng thì vẫn chấm tối đa cho bài )
0,25
2
- Chất thải dưới dạng khí độc như SO2, H2S, CO2, CO, HCl, Cl2 tác dụng trực tiếp hoặc gây mưa axit làm hại cho cây trồng
0,25
- Nguồn nước thải chứa kim loại nặng, các gốc NO3-, Cl-, SO42- có hại đối với sinh vật trong nước và thực vật
0,25
- Những chất thải rắn như: xỉ than, bụi và một số chất hóa học làm đất bị ô nhiễm không thuận lợi cho sự phát triển của cây
0,25
- Không khí bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước làm cây cối kém sức sống.
(Nếu chỉ chạm ý đúng chấm bằng ½ số điểm của ý)
0,25
Câu V (2,0 điểm). 
Đốt cháy hoàn toàn 7,12 gam hỗn hợp 3 chất hữu cơ đều có thành phần C, H, O. Sau phản ứng thu được 13,2 gam CO2 và 5,76 gam nước. Mặt khác, nếu cho 3,56 gam hỗn hợp phản ứng với Na dư thu được 0,28 lít khí H2, còn nếu cho phản ứng với dung dịch NaOH thì cần vừa đủ 400 ml dung dịch NaOH 0,1M. Sau phản ứng với NaOH thu được một chất hữu cơ và 3,28 gam một muối. Biết mỗi chất chỉ chứa một nhóm nguyên tử gây nên tính chất hóa học đặc trưng, các khí đo ở đktc. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của 3 chất hữu cơ trong hỗn hợp.
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
V
1
Hỗn hợp 3 chất hữu cơ chứa C, H, O đều đơn chức, tác dụng với Na giải phóng H2 nên trong hỗn hợp có chứa rượu hoặc axit. Mặt khác 3 chất tác dụng với NaOH chỉ thu được 1 chất hữu cơ và 1 muối nên hỗn hợp chứa 1 axit 1 rượu và 1 este của axit và rượu trên.
0,25
Khi đốt cháy 7,12g hỗn hợp thu được: (mol)
 (mol)> vì vậy trong hỗn hợp đó phải có ít nhất một chất không chứa liên kết , chất đó chỉ có thể là rượu. 
0,25
Gọi CTPT của rượu là: CnH2n+1OH có a mol, axit là CxHyCOOH có b mol và este CxHyCOOCnH2n + 1 có c mol trong 3,56 gam hỗn hợp.
Các phương trình phản ứng: 
 2CxHyCOOH + 2Na → 2CxHyCOONa + H2
 2 CnH2n + 1OH + 2Na → 2 CnH2n + 1ONa + H2
Theo bài ra ta có: (mol)
→ + = 0,0125 
→ a + b = 0,025 (I)
0,25
Cho 3,56 gam hỗn hợp tác dụng với NaOH:
 CxHyCOOH + NaOH → CxHyCOONa + H2O
 CxHyCOOCnH2n + 1 + NaOH → CxHyCOONa + CnH2n + 1OH 
Theo bài ra: nNaOH=0,4.0,1=0,04 (mol)
→ b + c = 0,04 mol (II) 
0,25
khối lượng muối thu được là 3,28 gam
 →(12x+y+67)(b+c)=3,28
→(12x+y+67)0,04=3,28 
 → 12x + y = 15, 
 Cặp nghiệm phù hợp là x = 1, y = 3 
 → axit là CH3COOH
0,25
Khi đốt cháy 7,12 g hỗn hợp
 CH3COOH + 2O2 2CO2 + 2H2O
 CH3COOCnH2n + 1 + O2 (n + 2)CO2 + (n + 2)H2O 
 CnH2n + 1OH + O2 nCO2 + (n + 1)H2O
nCO2 = 2.2b + n.2a + (n + 2).2c = 0,3 kết hợp với (II) 
na + nc = 0,07 (III) 
0,25
Theo bài ra ta có khối lượng hỗn hợp là 3,56 gam
(14n+18)a+(12x+y+45)b+(12x+y+45+14n)c=3,56
14(na+nc) +18a+(12x+y+45)(b+c)=3,56
Kết hợp với (II) và (III) : 14.0,07 + 18a+ 60.0,04=3,56 → a=0,01
Thay a=0,01 vào ta được b=0,015
Thay b=0,015 vào (II) ta được c=0,025
Thay a và c vào (III) ta được n=2
0,25
Vậy CTPT và CTCT của các chất là:
Rượu: C2H6O C2H5OH
Axit: C2H4O2 CH3COOH
Este: C4H8O2 CH3COOC2H5
(Nếu học sinh không làm được các phần của câu mà chỉ đổi các đơn vị các chất ra số mol thi chấm 0,25 điểm)
0,25
Lư ý: Học sinh làm theo cách khác thu được kết quả đúng chấm tối đa theo biểu điểm.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_hoa_hoc_nam_hoc_2019_20.doc
Bài giảng liên quan