Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Có đáp án)
Từ hai đoạn thơ trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về những điểm chung, điểm riêng của các nhà thơ khi viết về mùa xuân.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2017 - 2018 Bài thi môn chuyên:Ngữ văn - Ngày thi: 03/6/2017 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 04 câu trong 02 trang PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Em hãy đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau: “Chuyện kể rằng: Em, cô gái mở đường Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng quân thù, hứng lấy luồng bom Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái Một nấm mồ, nắng ngời bao sắc đá, Tình yêu thương bồi đắp cao lên... Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ Ðất nước mình nhân hậu Có nước trời xoa dịu vết thương đau. Em nằm dưới đất sâu Như khoảng trời đã nằm yên trong đất Đêm đêm, tâm hồn em toả sáng Những vì sao ngời chói, lung linh. Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong Đã hoá thành những làn mây trắng Và ban ngày khoảng trời ngập nắng Đi qua khoảng trời em Vầng dương thao thức Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực Soi cho tôi Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?” (1972) (Trích “Khoảng trời - hố bom”, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguồn: Văn chương một thời để nhớ, NXB Văn học 2006) Câu 1 (1,0 điểm). Chỉ rõ một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Ðất nước mình nhân hậu Có nước trời xoa dịu vết thương đau” Câu 2 (1,0 điểm). Trình bày nhận xét khái quát của em về các hình ảnh: “khoảng trời – hố bom” trong tác phẩm “Khoảng trời - hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ và “đầu súng trăng treo” trong tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu. Câu 3 (2,0 điểm). Từ ngữ liệu trên, hãy trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước. PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm) Cùng viết về mùa xuân, trong tác phẩm Truyện Kiều nhà văn Nguyễn Du có đoạn: “Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.” (Trích Truyện Kiều, SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD Việt Nam, trang 84) Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải viết: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.” (Trích Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD Việt Nam, trang 55-56) Từ hai đoạn thơ trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về những điểm chung, điểm riêng của các nhà thơ khi viết về mùa xuân. ------HẾT------ Họ và tên thí sinh :..................................................... Số báo danh:..................................... Họ và tên, chữ ký: Cán bộ coi thi 1:...................................................................... Cán bộ coi thi 2:......................................................................
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_mon_ngu_van_nam_hoc_201.doc
- HDC CHUYEN VAN 17-18 SANG 2-6.doc