Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên môn Sinh học - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 1 (1,5 điểm). Ở một loài thực vật: khi lai 2 cây thuần chủng với nhau thu được F1 100% cây có quả bầu dục, ngọt. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, ở F2 thu được theo tỷ lệ 6 bầu dục, ngọt: 3 tròn, ngọt: 3 dài, ngọt: 2 bầu dục, chua: 1 tròn, chua: 1 dài, chua. Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng.

a) Hãy biện luận xác định kiểu gen P và qui luật di truyền chi phối phép lai trên.

b) Nếu chọn cây F2 dài, ngọt cho tự thụ phấn, xác suất để gặp đời sau 100% đồng tính là bao nhiêu?

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên môn Sinh học - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NINH BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: SINH - Ngày thi: 10/6/2016
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 08 câu trong 02 trang
Câu 1 (1,5 điểm). Ở một loài thực vật: khi lai 2 cây thuần chủng với nhau thu được F1 100% cây có quả bầu dục, ngọt. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, ở F2 thu được theo tỷ lệ 6 bầu dục, ngọt: 3 tròn, ngọt: 3 dài, ngọt: 2 bầu dục, chua: 1 tròn, chua: 1 dài, chua. Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng. 
a) Hãy biện luận xác định kiểu gen P và qui luật di truyền chi phối phép lai trên. 
b) Nếu chọn cây F2 dài, ngọt cho tự thụ phấn, xác suất để gặp đời sau 100% đồng tính là bao nhiêu?
Câu 2 (1,0 điểm). Ở một loài sinh vật, trong quá trình phát sinh giao tử có khả năng tạo ra 1048576 số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể (biết rằng không xảy ra trao đổi chéo và đột biến nhiễm sắc thể). Nếu các tinh bào bậc I và noãn bào bậc I của loài sinh vật này có số lượng bằng nhau cùng tiến hành giảm phân, đã tạo ra tất cả 1600 nhiễm sắc thể trong các tinh trùng và các trứng tạo thành. Tổng số hợp tử thu được sau thụ tinh là 12 hợp tử. Hãy xác định: 
a) Hiệu suất thụ tinh của trứng và của tinh trùng?
b) Số nhiễm sắc thể mà môi trường cung cấp cho mỗi tế bào mầm sinh dục đực và mầm sinh dục cái để tạo ra số tinh trùng và số trứng trên?
Câu 3 (1,5 điểm). Tế bào R mang cặp gen Bb. Tổng số liên kết hóa trị nối giữa các nuclêôtit của cả 2 gen bằng 5396, trong đó gen B nhiều hơn gen b là 600 liên kết hóa trị. Gen B có A + T = 60% số nuclêôtit của gen, gen b có X – A = 10% số nuclêôtit của gen. 
a) Số nuclêôtit từng loại của môi trường nội bào cần thiết cho quá trình tự sao liên tiếp 3 đợt từ cặp gen Bb là bao nhiêu?
b) Tế bào R khi giảm phân tạo giao tử xảy ra rối loạn trong phân ly nhiễm sắc thể ở lần phân bào II, thì tổng số nucleotit trong mỗi giao tử có thể tạo thành xét về cặp gen trên là bao nhiêu?
Câu 4 (1,0 điểm). Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến được biểu hiện ra ngoài thành kiểu hình. Theo em trong trường hợp nào đột biến sẽ chuyển thành thể đột biến? Giải thích tại sao nho, dưa hấu tam bội rất hiếm song chuối nhà tam bội lại rất phổ biến. 
Câu 5 (1,5 điểm). 
a) Hãy xác định những bệnh di truyền sau đây ở người thuộc dạng đột biến nào? Bệnh nào chỉ có ở một giới? Bệnh nào phổ biến ở nam hơn ở nữ? 
- Bệnh ung thư máu.	- Bệnh câm điếc bẩm sinh.
- Bệnh Đao.	- Bệnh tơcnơ.
- Bệnh bạch tạng.	- Bệnh máu khó đông.
b) Một đột biến gen lặn (m) ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X gây bệnh mù màu. Một phụ nữ bị bệnh mù màu lấy chồng bình thường. Họ sinh một con trai XXY. Hãy giải thích cơ chế phát sinh khi: 
- Người con trai này bị bệnh.
- Người con trai này không bị bệnh.
Câu 6 (1,0 điểm). 
Nêu phương pháp dùng tia phóng xạ, tác nhân hóa học để gây đột biến ở thực vật. Đối tượng gây đột biến của tia tử ngoại trong chọn giống là gì? Giải thích.
Câu 7 (1,0 điểm). 
Giới hạn sinh thái về ánh sáng là gì? Giới hạn sinh thái được xác định và phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu đặc điểm thường có ở cây ưa sáng về chiều rộng và độ dày phiến lá, mầu sắc lá, cách sắp xếp lá. Giải thích. 
Câu 8 (1,5 điểm). 
a) Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là quan hệ gì? Trong điều kiện nào thì tự tỉa thưa ở thực vật diễn ra mạnh mẽ? Từ mối quan hệ trên, trong trồng trọt và chăn nuôi ta cần lưu ý điều gì để đạt năng suất cao? 
b) Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã và trạng thái cân bằng trong quần thể là gì? Hãy nêu điểm khác nhau giữa chúng.
------HẾT------
Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh:........................................................
Họ và tên, chữ ký:
Cán bộ coi thi 1:......................................................................................................
Cán bộ coi thi 2:......................................................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_mon_sinh_hoc_nam_hoc_20.doc
  • docHDC ĐE THI 10CHUYEN - SINH 2016-2017.doc
Bài giảng liên quan