Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Sinh học - Năm học 2018-2019 - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Có đáp án)

a. Thế nào là chuỗi thức ăn? Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không nhiều hơn 6 mắt xích?

b. Một quần xã sinh vật có các loài sau: chuột, mèo rừng, dê, hổ, sâu ăn lá, cỏ, cáo, ếch, vi khuẩn, gà rừng. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã trên. Gọi tên mối quan hệ sinh thái giữa mèo rừng và gà rừng; cáo và mèo rừng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 26/07/2023 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Sinh học - Năm học 2018-2019 - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2018 - 2019
Bài thi môn chuyên: SINH HỌC - Ngày thi: 03/6/2018
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 07 câu trong 02 trang
Câu 1 (1,5 điểm) 
a. Cho một đoạn mạch của gen cấu trúc như sau:
Mạch 1: 5’–A – T – X – G – G – T – X –3’
Mạch 2: 3’–T – A – G – X – X – A – G –5’
Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch gốc là mạch 2.
b. Một nhóm tế bào vi khuẩn đang sinh trưởng mạnh được nuôi cấy nhiều chu kì liên tục trong môi trường chứa ađênin đánh dấu phóng xạ (kí hiệu là A*). Sau đó, vi khuẩn này được chuyển sang môi trường chứa ađênin không đánh dấu phóng xạ (kí hiệu là A), sau một lần nhân đôi ADN, người ta tiến hành phân tích ADN con được tạo ra. Trình tự nào dưới đây là phù hợp để phản ánh các phân tử ADN thu thập được? Giải thích.
Trình tự 1
Trình tự 2
Trình tự 3
5’-TTA*XGTA*GTA*A*-3’
3’-AATGXAT XATT- 5’
5’- A*ATGA*TGXATT- 3’
 3’-T TAXT AXGTAA- 5’
5’- A*A*T GXA*T XA*T T - 3’
3’- T T A*XGT A*GT A*A*- 5’
c. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?
Câu 2 (1,0 điểm)
Một gen có 2100 liên kết hiđro và tỉ lệ = .
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b. Gen trên nhân đôi 2 lần tạo ra các gen con có 1321 A và 1920 G. Xác định dạng đột biến và số gen con bị đột biến.
Câu 3 (1,5 điểm) 
Ở người, tính trạng nhóm máu được quy định bởi một gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Alen IA quy định nhóm máu A và alen IB quy định nhóm máu B đều trội hoàn toàn so với alen IO quy định nhóm máu O. Kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB. Trong một bệnh viện, người ta bị nhầm lẫn 4 đứa trẻ thuộc 4 gia đình khác nhau. Để trao trả đúng con của các cặp bố mẹ, người ta tiến hành xét nghiệm nhóm máu. Nhóm máu của 4 đứa trẻ lần lượt là A, B, AB và O. Nhóm máu của các cặp bố mẹ chúng được xác định trong bảng sau (người bố trong cặp bố mẹ số 3 vắng mặt).
a. Căn cứ vào thông tin các nhóm máu trong bảng bên, hãy xác định mỗi đứa trẻ với cặp bố mẹ tương ứng.
b. Không cần xét nghiệm nhóm máu có xác định được chính xác nhóm máu của người bố trong cặp bố mẹ số 3 không? Vì sao?
Gia đình
Nhóm máu
Cặp bố mẹ 1
Bố
AB
Mẹ
O
Cặp bố mẹ 2
Bố
A
Mẹ
O
Cặp bố mẹ 3
Bố
Chưa biết
Mẹ
A
Cặp bố mẹ 4
Bố
O
Mẹ
O
Câu 4 (1,0 điểm)
Nêu các biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống. Khi cho giao phối giữa cặp bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau thu được con lai F1. Vì sao người ta dùng con lai F1 làm sản phẩm mà không dùng để làm giống?
Câu 5 (2,0 điểm) 
a. Một học sinh thực hành quan sát tiêu bản tế bào bình thường ở một loài sinh vật thấy có 32 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Hãy cho biết tế bào này đang ở kì nào của quá trình phân bào và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là bao nhiêu? Giải thích.
b. Cho hai tế bào sinh dục chín của một cơ thể ruồi giấm có kiểu gen AaBb giảm phân tạo giao tử. Biết rằng không có hiện tượng đột biến xảy ra. Theo lý thuyết quá trình này tạo ra mấy loại giao tử? Là những loại nào? Giải thích.
Câu 6 (1,0 điểm)
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa màu vàng. Hai cơ thể F1 đều có hai cặp gen dị hợp nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và liên kết hoàn toàn.
a. Phép lai F1: cho tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng ở F2 là bao nhiêu? Giải thích kết quả đó.
b. Kiểu gen của F1 như thế nào để khi lai với nhau được F2 có số loại và tỉ lệ kiểu gen bằng với số loại và tỉ lệ kiểu hình? Viết sơ đồ lai minh họa.
Câu 7 (2,0 điểm)
a. Thế nào là chuỗi thức ăn? Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không nhiều hơn 6 mắt xích?
b. Một quần xã sinh vật có các loài sau: chuột, mèo rừng, dê, hổ, sâu ăn lá, cỏ, cáo, ếch, vi khuẩn, gà rừng. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã trên. Gọi tên mối quan hệ sinh thái giữa mèo rừng và gà rừng; cáo và mèo rừng.
c. Thiên địch là gì? Cho ví dụ. Việc sử dụng thiên địch trong sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa như thế nào?
------HẾT------
Họ và tên thí sinh :.................................................... Số báo danh:............................................
Họ và tên, chữ ký:
Cán bộ coi thi 1:...................................................................................
Cán bộ coi thi 2:...................................................................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2018- 2019
Bài thi môn chuyên: SINH HỌC- Ngày thi: 03/6/2018
 (Hướng dẫn chấm này gồm 04 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 
(1,5 điểm) 
a. Cho một đoạn mạch của gen cấu trúc như sau:
Mạch 1: 5’- A - T – X – G – G – T - X-3’
Mạch 2: 3’- T – A – G – X – X – A - G-5’
Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.
Mạch 1: 5’- A - T – X – G – G – T - X-3’
Mạch 2: 3’- T – A – G – X – X – A - G-5’
 ® mARN: 5’- A - U - X - G - G - U - X-3’
0,25
b. Một nhóm tế bào vi khuẩn đang sinh trưởng mạnh được nuôi cấy nhiều chu kì liên tục trong môi trường chứa ađênin đánh dấu phóng xạ (kí hiệu là A*). Sau đó, vi khuẩn này được chuyển sang môi trường chứa ađênin không đánh dấu phóng xạ (kí hiệu là A), sau một lần nhân đôi ADN, người ta tiến hành phân tích ADN con được tạo ra. Trình tự nào dưới đây là phù hợp để phản ánh các phân tử ADN thu thập được? Giải thích.
Trình tự 1
Trình tự 2
Trình tự 3
 5’-T TA*XGTA*GTA*A*- 3’
 3’- AAT GXAT XAT T- 5’
5’- A*ATGA*TGXATT - 3’
3’- T TAXT AXGTAA - 5’
5’- A*A*T GXA*T XA*T T - 3'
3’- T T A*XGT A*GT A*A*- 5’
- Khi vi khuẩn được nuôi cấy nhiều chu kì trong môi trường chứa A* → phân tử ADN đó chứa toàn A*. 
- Khi chuyển vi khuẩn sang môi trường nuôi cấy chỉ có A, sau một lần nhân đôi ADN, theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn, phân tử ADN con của vi khuẩn gồm một mạch chứa toàn A* (mạch khuôn) và một mạch chứa toàn A (mạch mới). 
- Trình tự 1 có một mạch chứa toàn A*, một mạch chứa toàn A → là trình tự phù hợp.
- Trình tự 2 có một mạch chứa cả A* và A, trình tự 3 cả hai mạch đều có A* → là trình tự không phù hợp.
0,25
0,25
0,25
0,25
c. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?
- Vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein.
0,25
Câu 2 (1,0 điểm)
Một gen có 2100 liên kết hiđro và tỉ lệ = .
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
- Gen có 2100 liên kết hiđro và tỉ lệ nên có:
 " 
0,25
0,25
b. Gen trên nhân đôi 2 lần tạo ra các gen con có 1321 A và 1920 G. Xác định dạng đột biến và số gen con bị đột biến.
 Gen trên nhân đôi 2 lần tạo 22 gen con. 
- Nếu quá trình nhân đôi bình thường thì số nuclêôtit trong các gen con là:
 A = T = 22. 330 = 1320 (nuclêôtit)
 G = X = 22. 480 = 1920 (nuclêôtit)
- Quá trình nhân đôi của gen trên tạo ra các gen con có A = 1321, G = 1920 nhiều hơn bình thường 1 cặp A-T " Dạng đột biến là dạng thêm một cặp A-T và số gen bị đột biến là 1.
0,25
0,25
Câu 3 (1,5 điểm) 
Ở người, tính trạng nhóm máu được quy định bởi một gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Alen IA quy định nhóm máu A và alen IB quy định nhóm máu B đều trội hoàn toàn so với alen IO quy định nhóm máu O. Kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB. Trong một bệnh viện, người ta bị nhầm lẫn 4 đứa trẻ thuộc 4 gia đình khác nhau. Để trao trả đúng con của các cặp bố mẹ, người ta tiến hành xét nghiệm nhóm máu. Nhóm máu của 4 đứa trẻ lần lượt là A, B, AB và O. Nhóm máu của các cặp bố mẹ chúng được xác định trong bảng sau (người bố trong cặp bố mẹ số 3 vắng mặt).
a. Căn cứ vào thông tin các nhóm máu trong bảng bên, hãy xác định mỗi đứa trẻ với cặp bố mẹ tương ứng.
b. Không cần xét nghiệm nhóm máu có xác định được chính xác nhóm máu của người bố trong cặp bố mẹ số 3 không? Vì sao?
Gia đình
Nhóm máu
Cặp bố mẹ 1
Bố
AB
Mẹ
O
Cặp bố mẹ 2
Bố
A
Mẹ
O
Cặp bố mẹ 3
Bố
Chưa biết
Mẹ
A
Cặp bố mẹ 4
Bố
O
Mẹ
O
- Xét cặp bố mẹ số 4 đều có nhóm máu O → con của họ chỉ có thể có nhóm máu O → đứa trẻ nhóm máu O là con của cặp bố mẹ số 4.
- Xét cặp bố mẹ số 2: Bố có nhóm máu A mẹ có nhóm máu O → con họ chỉ có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu O → đứa trẻ mang nhóm máu A là con của cặp bố mẹ số 2.
- Xét cặp bố mẹ số 1: Bố có nhóm máu AB mẹ có nhóm máu O → con họ chỉ có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu B → đứa trẻ mang nhóm máu B là con của cặp bố mẹ số 1.
- Đứa trẻ còn lại có nhóm máu AB là con của cặp bố mẹ số 3.
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Người mẹ trong cặp bố mẹ số 3 có nhóm máu A; con của họ nhóm máu AB kiểu gen IAIB. Vậy đứa trẻ này đã nhận 1 giao tử mang IA từ mẹ và 1 giao tử mang IB từ bố → trong kiểu gen người bố này phải chứa IB → Kiểu gen người bố là: IAIB hoặc IBIB hoặc IBIO. 
- Vậy nếu không làm xét nghiệm không xác định được chính xác nhóm máu của người bố trong cặp bố mẹ số 3 là nhóm máu AB hay nhóm máu B.
0,25
0,25
Câu 4 (1,0 điểm)
Nêu các biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống. Khi cho giao phối giữa cặp bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau thu được con lai F1. Vì sao người ta dùng con lai F1 làm sản phẩm mà không dùng để làm giống?
- Ở thực vật: sức sống giảm, phát triển chậm, chiều cao, năng suất giảm, cây chết nhiều
- Ở động vật thường gây ra sự sinh trưởng, phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.
- Không dùng con lai F1 để làm giống vì đời sau kiểu gen sẽ phân li, làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, trong đó kiểu hình đồng hợp lặn có hại biểu hiện và làm giảm ưu thế lai.
0,25
0,25
0,5
Câu 5 (2,0 điểm) 
a. Một học sinh thực hành quan sát tiêu bản tế bào bình thường ở một loài sinh vật thấy có 32 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Hãy cho biết tế bào này đang ở kì nào của quá trình phân bào và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là bao nhiêu? Giải thích.
- Trạng thái NST dạng đơn đang phân li về 2 cực nên tế bào có 2 trường hợp: Đang ở kỳ sau giảm phân I hoặc kỳ sau nguyên phân.
- Trường hợp1: Tế bào đang ở kỳ sau giảm phân I. Số NST trong tế bào lúc này là 2n đơn → bộ NST của loài là 2n =32.
- Trường hợp 2: Tế bào đang ở kỳ sau nguyên phân. Số NST trong tế bào lúc này là 4n đơn → bộ NST của loài là 2n =16.
0,5
0,25
0,25
b. Cho hai tế bào sinh dục chín của một cơ thể ruồi giấm có kiểu gen AaBb giảm phân tạo giao tử. Biết rằng không có hiện tượng đột biến xảy ra. Theo lý thuyết quá trình này tạo ra mấy loại giao tử? Là những loại nào? Giải thích.
- Trường hợp1: Nếu là tế bào sinh dục của cơ thể ruồi giấm đực khi giảm phân tạo giao tử sẽ xảy ra 2 khả năng. 
+ Khả năng thứ nhất: Hai tế bào giảm phân theo 2 cách khác nhau (khác nhau cách xếp NST ở kỳ giữa giảm phân I); một tế bào khi kết thúc cho 2 loại giao tử là AB,ab còn tế bào còn lại sẽ cho hai loại giao tử là Ab,aB. Do đó khi kết thúc giảm phân sẽ tạo ra 4 loại giao tử là AB,Ab,aB,ab.
+ Khả năng thứ hai: Hai tế bào giảm phân theo cùng 1 cách (giống nhau cách xếp NST ở kỳ giữa giảm phân I) thì sẽ cho 2 loại giao tử (AB và ab) hoặc (Ab và aB).
- Trường hợp1: Nếu là tế bào sinh dục của cơ thể ruồi giấm cái khi giảm phân tạo giao tử sẽ xảy ra 2 khả năng. 
+ Khả năng thứ nhất: Hai tế bào giảm phân theo 2 cách khác nhau (khác nhau cách xếp NST ở kỳ giữa giảm phân I) thì sẽ tạo ra 2 trong 4 loại giao tử: AB, ab, aB, Ab.
+ Khả năng thứ hai: Hai tế bào giảm phân cùng 1(giống nhau cách xếp NST ở kỳ giữa giảm phân I) thì sẽ cho 1 trong 4 loại giao tử: AB, ab, aB, Ab.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 6 (1,0 điểm) 
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa màu vàng. Hai cơ thể F1 đều có hai cặp gen dị hợp nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và liên kết hoàn toàn.
a. Phép lai F1: cho tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng ở F2 là bao nhiêu? Giải thích kết quả đó.
- Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng ở F2 là 0%
- Giải thích: Chỉ có một bên F1 cho giao tử ab nên F2 không có kiểu gen quy định kiểu hình thân thấp, hoa vàng.
0.25
0.25
b. Kiểu gen của F1 như thế nào để khi lai với nhau được F2 có số loại và tỉ lệ kiểu gen bằng với số loại và tỉ lệ kiểu hình? Viết sơ đồ lai minh họa.
 F1 có kiểu gen 
→ F2 cho số loại kiểu gen (3) và tỉ lệ kiểu gen (1 : 2 : 1) = số loại kiểu hình (3) và tỉ lệ kiểu hình (1 : 2 : 1).
Viết sơ đồ lai minh họa:
0.25
0,25
Câu 7 (2,0 điểm) 
a. Thế nào là chuỗi thức ăn? Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không nhiều hơn 6 mắt xích?
- Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là một mắt xích vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Số mắt xích của chuỗi thức ăn thường không nhiều hơn 6 mắt xích vì: sự hao phí năng lượng qua các bậc dinh dưỡng là rất lớn.
0,25
0,25
b. Một quần xã sinh vật có các loài sau: chuột, mèo rừng, dê, hổ, sâu ăn lá, cỏ, cáo, ếch, vi khuẩn, gà rừng. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã trên. Gọi tên mối quan hệ sinh thái giữa mèo rừng và gà rừng; cáo và mèo rừng.
- Vẽ sơ đồ lưới thức ăn. 
- Mối quan hệ sinh thái giữa thỏ và cáo; cáo và mèo rừng:
 + Mối quan hệ sinh thái giữa mèo rừng và gà rừng: Sinh vật ăn sinh vật khác (động vật ăn thịt và con mồi)
+ Mối quan hệ sinh thái giữa cáo và mèo rừng: Cạnh tranh khác loài (có chung con mồi ).
0,25
0,25
0,25
c. Thiên địch là gì? Cho ví dụ. Việc sử dụng thiên địch trong sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa như thế nào?
- Thiên địch là những quần thể vật ăn thịt, vật kí sinh trong tự nhiên hoặc do con người nuôi thả để khống chế quần thể bị hại (quần thể con mồi gây hại).
Ví dụ. Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân lúa.
- Ý nghĩa:
+ Hiệu quả tiêu diệt quần thể địch hại nhanh.
+ Không gây ô nhiễm môi trường.
+ Không gây hại cho các sinh vật khác.
(học sinh nêu được từ 2 ý nghĩa chính xác trở lên cho điểm tối đa)
0,25
0,25
0,25
Lưu ý: Học sinh làm cách khác nếu đúng bản chất vẫn cho điểm tối đa.
------HẾT------

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_sinh_hoc_nam_hoc_2018_2.doc