Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Sinh học - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 4 (1,0 điểm)

a. Xác định số loại tinh trùng hoặc số loại trứng tối đa có thể tạo ra trong các trường hợp sau:

- Có 10 tinh bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe giảm phân bình thường tạo tinh trùng.

- Có 5 noãn bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe giảm phân bình thường tạo trứng.

b. Nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử của cơ thể có kiểu gen BbDd một số tế bào rối loạn phân ly của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng trong giảm phân I thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? Là những loại nào?

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Sinh học - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2019 - 2020
Bài thi môn chuyên: SINH HỌC - Ngày thi: 05/6/2019
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 07 câu trong 02 trang
Câu 1 (1,0 điểm) 
a. Ở lúa: gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp; gen B quy định chín sớm, gen b quy định chín muộn; gen D quy định hạt dài, gen d quy định hạt tròn. Các tính trạng là trội lặn hoàn toàn và nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Người ta cho cây lúa có kiểu gen dị hợp về cả 3 tính trạng tự thụ phấn. 
Không viết sơ đồ lai. Hãy xác định số kiểu gen, số kiểu hình thu được ở đời con.
b. Ở một loài thực vật: gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Khi cho 8 cây thân cao tự thụ phấn thu được tỉ lệ kiểu hình chung ở đời con là 27 thân cao : 5 thân thấp. Theo lí thuyết hãy xác định kiểu gen và số lượng tương ứng với từng kiểu gen của 8 cây thân cao cho tự thụ phấn nói trên. Biết rằng không xảy ra đột biến.
Câu 2 (1,0 điểm)
Một gen dài 0,51mm. Trên mạch 1 có A = 35%; G = 25% số nuclêôtit của mạch. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen đó có hiệu số % giữa G và U là 20%; tổng số % giữa X và U là 40%. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen và số nuclêôtit mỗi loại của mARN được tổng hợp từ gen đó?
Câu 3 (2,5 điểm)
a. Phân biệt biến dị tổ hợp và đột biến về các tiêu chí: nguyên nhân, cơ chế, tính chất biểu hiện, vai trò.
b. Trong cơ thể của 1 loài sinh vật, xét 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng: cặp nhiễm sắc thể thứ nhất có nhiễm sắc thể nguồn gốc từ bố mang các đoạn nhiễm sắc thể ABCDEGH, nhiễm sắc thể nguồn gốc từ mẹ mang các đoạn nhiễm sắc thể abcdegh; cặp nhiễm sắc thể thứ hai có nhiễm sắc thể nguồn gốc từ bố mang các đoạn nhiễm sắc thể MNPQ, nhiễm sắc thể nguồn gốc từ mẹ mang các đoạn nhiễm sắc thể mnpq. Kết thúc giảm phân, người ta thấy xuất hiện một loại giao tử là ABCDEgh MNPQ. Hiện tượng gì đã xảy ra? Hãy viết các loại giao tử tạo thành từ quá trình giảm phân này. Biết cơ thể không xảy ra đột biến.
Câu 4 (1,0 điểm) 
a. Xác định số loại tinh trùng hoặc số loại trứng tối đa có thể tạo ra trong các trường hợp sau:
- Có 10 tinh bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe giảm phân bình thường tạo tinh trùng.
- Có 5 noãn bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe giảm phân bình thường tạo trứng. 
b. Nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử của cơ thể có kiểu gen BbDd một số tế bào rối loạn phân ly của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng trong giảm phân I thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? Là những loại nào?
Câu 5 (1,0 điểm)
Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Cô A và cô B đều có mẹ bị bệnh bạch tạng, bố của họ không mang gen bệnh. Họ lấy chồng bình thường (nhưng có bố chồng bị bệnh). Cô A sinh được một con gái bình thường đặt tên là E; cô B sinh được một con trai bình thường đặt tên là D. Sau này, D và E lấy nhau. Khả năng cặp vợ chồng D, E sinh được 2 con bình thường là bao nhiêu %?
Câu 6 (1,0 điểm) 
Nêu các khâu chính trong kĩ thuật chuyển gen mã hoá hoocmôn insulin của người sang vi khuẩn E.coli nhờ thể truyền.
Câu 7 (2,5 điểm) 
a. Mật độ quần thể sinh vật là gì? Mật độ quần thể thay đổi như thế nào?
b. Cho lưới thức ăn của một hệ sinh thái sau:
 Sinh vật sản xuất 1
Sinh vật sản xuất 2
 Động vật ăn cỏ 1
Động vật ăn thịt 4
 Động vật ăn tạp
 Động vật ăn cỏ 2
 Động vật ăn thịt 1
Động vật ăn thịt 2
 Động vật ăn thịt 3
b1) Động vật ăn tạp tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?
b2) Hãy kể tên các sinh vật tiêu thụ bậc 2 trong lưới thức ăn này.
b3) Nếu quần thể động vật ăn thịt 4 bị con người săn bắt quá mức thì sẽ ảnh hưởng như thế nào tới quần thể động vật ăn cỏ 2 và quần thể động vật ăn tạp?
------HẾT------
Họ và tên thí sinh :.................................................... Số báo danh:............................................
Họ và tên, chữ ký:
Cán bộ coi thi 1:...................................................................................
Cán bộ coi thi 2:...................................................................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2019- 2020
Bài thi môn chuyên: SINH HỌC- Ngày thi: 05/6/2019
 (Hướng dẫn chấm này gồm 04 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(1,0 điểm)
a. (0,5 điểm) Ở lúa: gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp; gen B quy định chín sớm, gen b quy định chín muộn; gen D quy định hạt dài, gen d quy định hạt tròn. Các tính trạng là trội lặn hoàn toàn và nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Người ta cho cây lúa có kiểu gen dị hợp về cả 3 tính trạng tự thụ phấn. 
Không viết sơ đồ lai. Hãy xác định số kiểu gen, số kiểu hình thu được ở đời con.
- Cây lúa dị hợp 3 cặp tính trạng có kiểu gen AaBbDd (Thân cao, chín sớm, hạt dài).
 Cho tự thụ phấn có phép lai P AaBbDd x AaBbDd
+ Xét cặp gen 1: Aa x Aa => F1: 1AA : 2Aa: 1aa (có 3 KG; 2 KH)
+ Xét cặp gen 2: Bb x Bb => F1: 1BB : 2Bb: 1bb (có 3 KG; 2KH)
+ Xét cặp gen 3: Dd x Dd => F1: 1DD : 2Dd: 1dd (có 3 KG; 2KH)
- Xét chung 3 cặp gen:
+ Số kiểu gen ở F1 là 3×3×3 = 27 (Kiểu gen)
+ Số kiểu hình ở F1 là 2×2×2 = 8 (Kiểu hình)
0,25
0,25
b. (0,5 điểm) Ở một loài thực vật: gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Khi cho 8 cây thân cao tự thụ phấn thu được tỉ lệ kiểu hình chung ở đời con là 27 thân cao : 5 thân thấp. Theo lí thuyết hãy xác định kiểu gen và số lượng tương ứng với từng kiểu gen của 8 cây thân cao cho tự thụ phấn nói trên. Biết rằng không xảy ra đột biến.
- Cây thân cao có kiểu gen AA và Aa. Trong 8 cây thân cao ở P tự thụ phấn, có cây thân cao mang kiểu gen dị hợp (Aa).
- Khi cho các cây thân cao tự thụ phấn thu được cây thân thấp chiếm 5/32 tổng số cây ở đời con.
- Gọi x là tỉ lệ cây thân cao có kiểu gen Aa ở P. Khi cho các cây này tự thụ phấn:
 P: x(Aa x Aa)
 F1: x(1/4 AA : 1/2 Aa : 1/4 aa)
=> Tỉ lệ cây thân thấp ở F1 = x.1/4 = x/4 = 5/32 x = 20/32
=> Số cây thân cao mang kiểu gen Aa ở P là: (20/32)×8 = 5 (cây)
=> Số cây thân cao mang kiểu gen AA ở P là: 8 - 5 = 3 (cây)
0,25
0,25
Câu 2 (1,0 điểm)
Một gen dài 0,51mm. Trên mạch 1 có A = 35%; G = 25% số nuclêôtit của mạch. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen đó có hiệu số % giữa G và U là 20%; tổng số % giữa X và U là 40%. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen và số nuclêôtit mỗi loại của mARN được tổng hợp từ gen đó?
- Số nuclêôtit của gen là: N = (nu). 
- Số nuclêôtit của mARN là: 3000 : 2 = 1500 (nu)
- Phân tử mARN có: 
- Số nuclêôtit mỗi loại trên 2 mạch đơn của gen là:
	A1 = T2 = 35%×1500 = 525 (nu)
	T1 = A2 = 600 - 525 = 75 (nu) = 5%
	G1 = X2 = 25%×1500 = 375 (nu).
	X1 = G2 = 900 - 375 = 525 (nu) = 35%
- Theo đề bài ta có ® trên mạch gốc phải có %X - %A = 20% mà %X2 - %A2 = 25% - 5% = 20% ® phân tử mARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen. Vậy tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của mARN là:
	mA = T2 = 35% = 35% ×1500 = 525 (nu)
	mU = A2 = 5% = 5%×1500 = 75 (nu)
	mG = X2 = 25% = 25% ×1500 = 375 (nu)
 mX = G2 = 35% = 35% ×1500 = 525 (nu).
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3 (2,5 điểm)
a.(1,5 điểm) Phân biệt biến dị tổ hợp và đột biến về các tiêu chí: nguyên nhân, cơ chế, tính chất biểu hiện, vai trò.
* Đặc điểm phân biệt biến dị tổ hợp và đột biến:
Biến dị tổ hợp
Biến dị đột biến
Nguyên nhân
- Là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ do sự phân li của các giao tử khác nhau về nguồn gốc và sự tổ hợp ngẫu nhiên của chúng trong quá trình thụ tinh.
- Do các tác nhân từ môi trường ngoài hay môi trường trong tác động vào vật chất di truyền (ADN, NST) phá vỡ cấu trúc hài hòa của bộ máy di truyền trong cơ thể.
Cơ chế
- Phát sinh do cơ chế tiếp hợp, trao đổi đoạn, phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST (gen) trong quá trình tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh.
- Phát sinh do rối loạn quá trình phân bào hoặc do rối loạn quá trình tự nhân đôi của NST hay ADN.
Tính chất biểu hiện
- Có thể dự đoán được nếu biết trước được kiểu di truyền của bố mẹ.
- Ít ảnh hưởng tới sức sống của sinh vật
- Xuất hiện đột ngột, ngẫu nhiên, cá biệt không định hướng. 
- Phần lớn có hại, một số ít có lợi hoặc trung tính.
Vai trò
- Là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa và chọn giống.
- Là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa và chọn giống.
0,5/2 cột
0,25
0,25
0,25
0,25
b. (1,0 điểm) b. Trong cơ thể của 1 loài sinh vật, xét 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng: cặp nhiễm sắc thể thứ nhất có nhiễm sắc thể nguồn gốc từ bố mang các đoạn nhiễm sắc thể ABCDEGH, nhiễm sắc thể nguồn gốc từ mẹ mang các đoạn nhiễm sắc thể abcdegh; cặp nhiễm sắc thể thứ hai có nhiễm sắc thể nguồn gốc từ bố mang các đoạn nhiễm sắc thể MNPQ, nhiễm sắc thể nguồn gốc từ mẹ mang các đoạn nhiễm sắc thể mnpq. Kết thúc giảm phân, người ta thấy xuất hiện một loại giao tử là ABCDEgh MNPQ. Hiện tượng gì đã xảy ra? Hãy viết các loại giao tử tạo thành từ quá trình giảm phân này. Biết cơ thể không xảy ra đột biến.
- Hiện tượng xảy ra: Trao đổi đoạn NST
- Giải thích: Ở kì đầu của GPI, có sự tiếp hợp giữa các crômatit khác nguồn gốc trong từng cặp tương đồng. Sau đó, xảy ra sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc của cặp NST thứ nhất. Cụ thể: đoạn GH và gh trao đổi cho nhau.
- Các loại giao tử tạo thành: 
ABCDEgh MNPQ; ABCDEgh mnpq; abcdeGH MNPQ; abcdeGH mnpq
ABCDEGH MNPQ; ABCDEGH mnpq; abcdegh MNPQ; abcdegh mnpq
(Học sinh nêu đủ 4 loại giao tử cho 0,25 điểm; nêu 7-8 loại giao tử mới cho điểm tối đa)
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4 (1,0 điểm)
a. (0,5 điểm) Xác định số loại tinh trùng hoặc số loại trứng tối đa có thể tạo ra trong các trường hợp sau:
- Có 10 tinh bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe giảm phân bình thường tạo tinh trùng.
- Có 5 noãn bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe giảm phân bình thường tạo trứng. 
Số loại tinh trùng hoặc trứng tối đa có thể tạo ra:
- 10 tinh bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe khi giảm phân bình thường có thể cho tối đa 16 loại tinh trùng khác nhau. 
- 5 noãn bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe khi giảm phân bình thường có thể cho tối đa 5 loại trứng khác nhau.
0,25
0,25
b. (0,5 điểm) Nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử của cơ thể có kiểu gen BbDd một số tế bào rối loạn phân ly của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng trong lần giảm phân I thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? Là những loại nào?
- Kiểu gen bình thường giảm phân sẽ cho 4 loại giao tử: BD, Bd, bD, bd.
- Các loại giao tử tạo ra do rối loạn: có 10 loại BbDd, O; BbD, d; Bbd, D; BDd, b; bDd, B.
0,25
0,25
Câu 5 (1,0 điểm)
Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Cô A và cô B đều có mẹ bị bệnh bạch tạng, bố của họ không mang gen bệnh. Họ lấy chồng bình thường (nhưng có bố chồng bị bệnh). Cô A sinh được một con gái bình thường đặt tên là E; cô B sinh được một con trai bình thường đặt tên là D. Sau này, D và E lấy nhau. Khả năng cặp vợ chồng D, E sinh được 2 con bình thường là bao nhiêu %?
* Quy ước : Gen A – không bệnh ; Gen a – Bệnh bạch tạng
- Những người bị bệnh (mẹ A, mẹ B, bố chồng A, bố chồng B) đều có kiểu gen aa.
- A và chồng A không bệnh nhưng mang gen bệnh có kiểu gen là Aa nên E có kiểu gen là AA hoặc Aa (với tỉ lệ 1/3AA : 2/3Aa);
- B và chồng B không bệnh nhưng mang gen bệnh có kiểu gen là Aa nên D có kiểu gen là AA hoặc Aa (với tỉ lệ 1/3AA : 2/3Aa);
* Khả năng sinh 2 con bình thường: 
= 1- (XS sinh 2 con bị bệnh+XS sinh 2 con 1 đứa bị bệnh,1 đứa bình thường)
= 1- (2/3×2/3×1/4×1/4+2/3×2/3×3/4×1/4×2)
= 1-7/36 = 29/36 = 80,56%.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 6 (1,0 điểm)
Nêu các khâu chính trong kĩ thuật chuyển gen mã hoá hoocmôn insulin của người sang vi khuẩn E.coli nhờ thể truyền.
- Khâu 1: Tách ADN chứa gen mã hoá hoocmôn insulin từ NST của tế bào người và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn E.coli .
- Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp hay ADN lai.
+ Sử dụng loại enzim cắt chuyên biệt để cắt lấy đoạn ADN mang gen mã hoá hoocmôn insulin từ phân tử ADN được tách ra của tế bào người và cắt mở vòng phân tử ADN dùng làm thể truyền của vi khuẩn E.coli ở vị trí xác định.
+ Sử dụng enzim nối để nối đoạn ADN mang gen mã hoá hoocmôn insulin của tế bào người với phân tử ADN dùng làm thể truyền tại vị trí đã cắt để tạo ADN tái tổ hợp.
- Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn E.coli và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh trưởng và sinh sản từ đó gen mã hoá insulin được biểu hiện.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7 (2,5 điểm)
a. (1,0 điểm) Mật độ quần thể sinh vật là gì? Mật độ quần thể thay đổi như thế nào?
* Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
* Mật độ quần thể thay đổi:
- Theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật
- Tăng khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào
- Giảm (mạnh) do những biến động bất thường của điều kiện sống: lụt lội, cháy rừng
0,25
0,25
0,25
0,25
b. (1,5 điểm) Cho lưới thức ăn của một hệ sinh thái sau:
 Sinh vật sản xuất 1
Sinh vật sản xuất 2
 Động vật ăn cỏ 1
Động vật ăn thịt 4
 Động vật ăn tạp
 Động vật ăn cỏ 2
 Động vật ăn thịt 1
Động vật ăn thịt 2
 Động vật ăn thịt 3
b1) Động vật ăn tạp tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?
b2) Hãy kể tên các sinh vật tiêu thụ bậc 2 trong lưới thức ăn này.
b3) Nếu quần thể động vật ăn thịt 4 bị con người săn bắt quá mức thì sẽ ảnh hưởng như thế nào tới quần thể động vật ăn cỏ 2 và quần thể động vật ăn tạp?
b1) Động vật ăn tạp tham gia vào 4 chuỗi thức ăn:
- SV sản xuất 1 → ĐV ăn tạp → ĐV ăn thịt 1.
- SV sản xuất 1 → ĐV ăn tạp → ĐV ăn thịt 2 → ĐV ăn thịt 3.
- SV sản xuất 1 → ĐV ăn cỏ 1 → ĐV ăn tạp → ĐV ăn thịt 1.
- SV sản xuất 1 → ĐV ăn cỏ 1 → ĐV ăn tạp → ĐV ăn thịt 2 → ĐV ăn thịt 3.
(Viết đúng 1 chuỗi không được điểm; 2,3 chuỗi được 0,25 điểm; 4 chuỗi được 0,5 điểm)
b2) Các sinh vật tiêu thụ bậc 2 trong lưới thức ăn: 
- Động vật ăn tạp; Động vật ăn thịt 1; Động vật ăn thịt 2; Động vật ăn thịt 4.
(Học sinh nêu đủ 4 sinh vật tiêu thụ mới cho điểm)
b3) 
- Nếu quần thể ĐV ăn thịt 4 suy giảm số lượng do bị con người săn bắt quá mức thì quần thể động vật ăn cỏ 2 tăng số lượng.
- Do đó quần thể sinh vật sản xuất 1 và quần thể sinh vật sản xuất 2 giảm số lượng do bị quần thể động vật ăn cỏ 2 khai thác mạnh.
- Quần thể động vật ăn thịt 4 suy giảm số lượng → quần thể ĐV ăn tạp giảm số lượng do nguồn thức ăn là quần thể sinh vật sản xuất 1 giảm số lượng.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Lưu ý: Học sinh làm cách khác nếu đúng bản chất vẫn cho điểm tối đa.
------HẾT------

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_sinh_hoc_nam_hoc_2019_2.doc