Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Vật lí (Chuyên) - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có hướng dẫn chấm)

doc3 trang | Chia sẻ: Mạnh Khải | Ngày: 14/04/2025 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Vật lí (Chuyên) - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
 TỈNH NINH BÌNH Năm học 2022 - 2023
 Bài thi môn chuyên: Vật lí; Ngày thi: 10/6/2022
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
 Đề thi gồm 05 câu, trong 02 trang.
Câu 1. (2,5 điểm) 
 1. An và Bình xuất phát từ hai địa điểm A và B cùng nằm trên một đường thẳng, chuyển động thẳng 
đều, ngược chiều nhau đến gặp nhau. Khi gặp nhau, hai người lập tức quay trở về nơi xuất phát. Biết 
tốc độ của An khi đi bằng tốc độ của Bình khi trở về và bằng v 1, tốc độ của An khi trở về bằng tốc độ 
của Bình khi đi và bằng v2. Nếu hai người xuất phát cùng một lúc thì tổng thời gian đi và về của An là 
3 giờ, còn tổng thời gian đi và về của Bình là 1,5 giờ. 
 v
 a) Tìm tỉ số 1 . 
 v2
 b) Để tổng thời gian đi và về của An bằng tổng thời gian đi và về của Bình thì An phải xuất phát sau 
Bình bao lâu?
 2. Một thanh AB đồng chất, tiết diện đều, có chiều dài  = 60cm 
được dựng trong chậu sao cho OB = 3OA và thanh nghiêng một A O
góc 300 so với đáy chậu. Thanh có thể quay được quanh điểm O 
như Hình 1. Người ta đổ nước từ từ vào chậu thì thấy khi mực 
nước trong chậu có độ cao 20cm tính từ đáy chậu thì thanh bắt 300
đầu nổi (đầu B không còn tựa lên đáy chậu). Cho biết khối lượng B
 3 Hình 1
riêng của nước là D n = 1000 kg/m . Tính khối lượng riêng của 
thanh AB.
Câu 2. (2,0 điểm) 
 0
 Một ống chia độ chứa một lượng nước ở nhiệt độ t o = 30 C. Nhúng ống chứa nước này vào 
 0
m1 = 1000g rượu ở nhiệt độ t1 = -10 C. Khi có cân bằng nhiệt thì trong ống chứa cả nước và nước đá, 
khi đó thể tích hỗn hợp trong ống tăng thêm 5cm 3. Cho rằng chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa nước và 
rượu. Biết nhiệt dung riêng của nước và rượu lần lượt là co = 4200J/kgK và c1 = 2500J/kgK; khối 
 3 3
lượng riêng của nước và nước đá lần lượt là D o = 1000kg/m và D1 = 800kg/m ; nhiệt nóng chảy của 
nước đá là λ = 3,3.105J/kg.
 a) Xác định nhiệt độ của hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt và giải thích tại sao thể tích của hỗn hợp lại tăng?
 b) Xác định thể tích của nước chứa trong ống khi có cân bằng nhiệt.
Câu 3. (2,5 điểm) 
 A Đ D
 Cho mạch điện có sơ đồ như Hình 2. Các điện trở R1 = R2 = R3 = R; 
đèn Đ có điện trở R Đ = 3R, X là một biến trở có điện trở R x thay 
đổi được; ampe kế lý tưởng. Bỏ qua điện trở của dây nối và khóa K. R3
Một nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi dùng để mắc vào 
 R1 B X
mạch nói trên.
 1. Ban đầu khóa K mở. Mắc hai cực của nguồn vào hai điểm C và D. R2
Khi đó ampe kế chỉ 1A và công suất tiêu thụ trên cả mạch là 36W. 
 A
Tính hiệu điện thế U của nguồn và giá trị của R. C K
 2. Ngắt hai cực của nguồn ra khỏi C, D và mắc hai cực của Hình 2
nguồn vào hai điểm A và B, sau đó đóng khóa K.
 8
 a) Điều chỉnh giá trị của Rx để cường độ dòng điện qua R2 là A . Tìm công suất tiêu thụ của bóng 
 3
đèn Đ khi đó.
 b) Điều chỉnh giá trị của Rx để công suất tiêu thụ trên X đạt giá trị cực đại. Tìm R x và tính công suất 
cực đại đó.
 A Câu 4 (2,0 điểm)
 Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’ cùng chiều và cao 
gấp 2 lần vật. Biết A nằm trên trục chính và cách thấu kính 10cm.
 1. Ảnh A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Tại sao? Tính tiêu cự của thấu kính.
 2. Bỏ vật AB, sau đó chiếu một chùm sáng song song với trục chính tới thấu kính (Hình 3a). Phía 
sau thấu kính đặt một gương phẳng vuông góc với trục chính của thấu kính tại điểm C, sao cho mặt 
phản xạ của gương quay về phía thấu kính và cách thấu 
kính 15cm. Khi đó trong khoảng từ thấu kính đến gương 
người ta thu được một điểm sáng. F’
 a) Vẽ đường truyền của tia sáng để xác định điểm 
 O C
sáng đó và tính khoảng cách từ điểm sáng đó đến thấu 
kính.
 Hình 3a
 b) Quay gương tại C sao cho mặt phẳng gương hợp 
với trục chính của thấu kính một góc 450, sau đó dịch 
 0 F’
chuyển gương dọc theo trục chính của thấu kính từ C đến 45
tiêu điểm F’ của thấu kính (Hình 3b). Xác định quỹ tích O C
các điểm sáng thu được. 
 (Lưu ý: Thí sinh được phép sử dụng các công thức Hình 3b
của thấu kính)
Câu 5. (1,0 điểm) 
 Cho hai máy biến thế M 1 và M2, trong đó máy M1 có số vòng dây của cuộn sơ cấp nhiều hơn số 
vòng dây của cuộn thứ cấp là 30 vòng. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy M 1 một hiệu điện thế 
xoay chiều U1 = 20V. Ở máy M2:
 - Nếu nối hai đầu cuộn dây thứ nhất với hai đầu cuộn thứ cấp của máy M1 thì hiệu điện thế đo được 
ở hai đầu cuộn dây thứ hai là 8V. 
 - Nếu nối hai đầu cuộn dây thứ hai với hai đầu cuộn thứ cấp của máy M 1 thì hiệu điện thế đo được 
ở hai đầu cuộn dây thứ nhất là 32V. 
 Bỏ qua mọi hao phí trong các máy biến áp.
 Tính số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của máy M1.
 --------HẾT--------
Họ và tên thí sinh :..................................................... Số báo danh:..................................................
Họ và tên, chữ ký: Cán bộ coi thi 1:..........................................................................................
 Cán bộ coi thi 2:.......................................................................................... 

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_vat_li_chuyen_nam_hoc_2022.doc
  • docHDC ĐỀ LÝ CHUYÊN 2022 -2023 (CHÍNH THỨC).doc
Bài giảng liên quan