Đề thi tuyển sinh môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương

Câu II (2 điểm)

 1. Chỉ dùng thêm phenolphtalein, trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch có cùng nồng độ mol/lít sau: NaHSO4¬, H2SO4, NaCl, Ba(OH)2, BaCl2, NaOH.

 2. Hỗn hợp X gồm 3 chất hữu cơ A, B, C có cùng công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam X thu được 2,24 lít khí CO2 và 1,8 gam H2O. Cũng lượng X như trên cho phản ứng hết với lượng dư kim loại Na thu được 0,448 lít H2.

 Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo có thể có của A, B, C.

Biết:

 - Thể tích các khí đo ở đktc.

 - Khối lượng mol phân tử: MA

 - Số mol A, B, C trong X có tỉ lệ tương ứng lần lượt là 3 : 2 : 1.

 - Dung dịch B, C có khả năng làm quỳ tím hoá đỏ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10
THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI 
NĂM HỌC 2018-2019
Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 02 trang)
Câu I (2 điểm)
	1. Dung dịch muối của một kim loại A (muối X ) khi tác dụng với dung dịch NaOH tạo kết tủa trắng xanh, sau đó chuyển thành kết tủa nâu đỏ khi để trong không khí ẩm. Dung dịch muối X khi tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa trắng, dễ bị hóa đen khi để ngoài ánh sáng.
a. Xác định công thức muối X và viết phương trình hóa học các tính chất nêu trên.
b. Từ A, viết 3 phương trình hóa học khác nhau tạo thành muối X.
c. Nêu tên hai hợp kim quan trọng của A trong công nghiệp hiện nay. Có thể hòa tan hoàn toàn hai mẫu hợp kim đó bằng dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng được không? Vì sao?
	2. Hòa tan hết m gam tinh thể Na2CO3.10H2O vào V ml dung dịch Na2CO3 c% (có khối lượng riêng bằng d g/ml) thu được dung dịch X. Lập công thức tính nồng độ % của Na2CO3 trong dung dịch X theo m, V, c và d.
Câu II (2 điểm)
	1. Chỉ dùng thêm phenolphtalein, trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch có cùng nồng độ mol/lít sau: NaHSO4, H2SO4, NaCl, Ba(OH)2, BaCl2, NaOH.
	2. Hỗn hợp X gồm 3 chất hữu cơ A, B, C có cùng công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam X thu được 2,24 lít khí CO2 và 1,8 gam H2O. Cũng lượng X như trên cho phản ứng hết với lượng dư kim loại Na thu được 0,448 lít H2. 
	Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo có thể có của A, B, C.
Biết: 
	- Thể tích các khí đo ở đktc. 
	- Khối lượng mol phân tử: MA<MB < MC <100. 
	- Số mol A, B, C trong X có tỉ lệ tương ứng lần lượt là 3 : 2 : 1. 
	- Dung dịch B, C có khả năng làm quỳ tím hoá đỏ.
Câu III (2 điểm)
1. Từ Al4C3, viết các phương trình hóa học điều chế Benzen, cao su Buna (các hóa chất vô cơ và dụng cụ cần thiết có đủ). 
Chậu thủy tinh chứa nước Brom
Ống nghiệm chứa hỗn hợp khí X, Y
	2. Nêu hiện tượng và giải thích bằng phương trình hóa học xảy ra khi úp ống nghiệm chứa đầy hỗn hợp khí X, Y vào chậu thuỷ tinh chứa nước Brom như hình dưới đây. 
	Biết X là khí thu được khi cho CaC2 tác dụng với nước, Y là khí thu được khi đun nóng rượu etylic (C2H5OH) trong H2SO4 đặc ở 1700C. 
	3. Hoà tan hoàn toàn 5,28 gam hỗn hợp X gồm Cu và một oxit sắt (FexOy) trong H2SO4 đặc nóng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 448 ml khí SO2 (đktc) và dung dịch chứa 13,6 gam hỗn hợp muối sunfat trung hòa. Tìm công thức phân tử của oxit sắt.
Câu IV (2 điểm)
	 1. Có 2 kim loại R và M. Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa m gam hỗn hợp A gồm hai oxit của hai kim loại trên (trong oxit mỗi kim loại chỉ có 1 hóa trị), sau phản ứng còn lại chất rắn A1 trong ống và hỗn hợp khí A2 đi ra khỏi ống. Dẫn khí A2 vào cốc đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được 2,955 gam kết tủa. Cho A1 tác dụng với dung dịch H2SO4 10% vừa đủ thấy không có khí thoát ra, còn lại 0,96 gam kim loại không tan và tạo ra dung dịch A3 có nồng độ . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
	a. Xác định tên kim loại R, M và công thức của các oxit đã dùng.
	b. Hòa tan hết A vào dung dịch HCl. Sau phản ứng, nồng độ % của hai muối trong dung dịch thu được bằng nhau. Tính m và % theo khối lượng mỗi oxit trong A.
2. Dẫn hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol axetilen (CH≡CH), 0,15 mol propin (CH3-C≡CH), 0,2 mol etan (CH3-CH3) và 0,6 mol hiđro đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng (chỉ xảy ra phản ứng cộng), sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đến khi phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và có 15,68 lít hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra khỏi dung dịch. Dẫn khí Z vào dung dịch brom dư, đến khi phản ứng hoàn toàn thấy có 8 gam brom phản ứng. 
Tìm tỉ khối của Y so với O2.
Câu V (2 điểm)
1. Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ M1, M2. Cho a gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 2 muối CnH2n+1COONa, CpH2p+1COONa và một rượu CmH2m+1OH. Lấy toàn bộ lượng rượu cho phản ứng hết với Na, thu được 1,68 lít khí H2. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn b gam hỗn hợp X cần dùng vừa hết 3,248 lít O2, thu được 2,912 lít CO2. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. Xác định công thức cấu tạo của M1, M2.
2. Hỗn hợp Y gồm: axit A có công thức CaH2a-1COOH, rượu B có công thức CbH2b(OH)2 và este C có công thức (CaH2a-1COO)2CbH2b. Cho m gam hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Cho toàn bộ rượu thu được sau phản ứng tác dụng hết với Na dư thì thu được 4,48 lít khí (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Y tạo ra 33,6 lít khí CO2 (đktc). Xác định công thức cấu tạo có thể có của A, B, C.
Cho nguyên tử khối của một số nguyên tố:
H=1; C= 12; O= 16; Na= 23; Mg= 24; Al= 27; S= 32; Cl= 35,5;K=39; Ca= 40; Fe= 56; Cu= 64; Zn= 65; Br=80; Ag= 108; Ba= 137.
.......................Hết...........................
Họ và tên thí sinh........................................................Số báo danh.............................
Chữ kí giám thị 1.........................................Chữ kí giám thị 2........................................

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_mon_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_2018_2019_so_gi.doc