Đề thi tuyển sinh môn Hóa học Lớp 10 THPT Chuyên - Năm học 2016-2017 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)

Câu 4

 1. Cho 16g hỗn hợp X gồm bột Mg, Fe vào 600 ml dung dịch AgNO3 có nồng độ C (mol/l), khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 70,4g chất rắn Z. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí ở nhiệt cao đến khối lượng không đổi thu được 16g chất rắn T.

 Viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp X và tính giá trị C.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh môn Hóa học Lớp 10 THPT Chuyên - Năm học 2016-2017 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN 
Năm học: 2016 – 2017
Môn thi: Hoá học
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm 02 trang)
Câu 1 (2 điểm)
Cho hỗn hợp A gồm Al, Cu, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thu được dung dịch B, khí SO2 thoát ra. Nếu cho hỗn hợp A vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch C, chất rắn không tan D và khí E. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C thu được kết tủa F. Nung F ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn G, cho khí CO dư qua G nung nóng đến khối lượng không đổi thu được chất rắn H.
Xác định các chất có trong B, C, D, E, F, G, H và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Cho 5 dung dịch không màu đựng trong 5 bình mất nhãn gồm: NaHSO4, NaCl, Mg(HCO3)2, Na2CO3, Ba(HCO3)2. Không được dùng thêm hoá chất nào khác, hãy nêu phương pháp nhận biết các dung dịch trên.
Câu 2 (2 điểm)
Viết các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).
CO2
A
B
D
E
F
G
CH4
Từ than đá, đá vôi và các chất vô cơ cần thiết, viết phương trình phản ứng điều chế các chất PVC (Polivinylclorua), PE (Polietilen).
X, Y là hai chất hữu cơ đơn chức, mạch hở (trong phân tử chỉ chứa C, H, O) có khối lượng mol phân tử bằng 74 g/mol. X tác dụng được với cả Na, NaOH; Y chỉ tác dụng với dung dịch NaOH, không tác dụng với Na. Viết công thức cấu tạo có thể có của X, Y và viết các phương trình phản ứng xảy ra ở trên.
Câu 3 (2 điểm)
1. Cho 122,4g hỗn hợp X gồm Cu, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 10,08 lít SO2 (đktc), dung dịch Y và còn lại 4,8g kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Tính m.
2. Để điều chế 100 lít rượu etylic 460 cần dùng m kg gạo. Biết rằng, trong gạo chứa 80% tinh bột; khối lượng riêng C2H5OH bằng 0,8 g/ml và hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế đạt 75%. Tính m.
Câu 4 (2 điểm)
	1. Cho 16g hỗn hợp X gồm bột Mg, Fe vào 600 ml dung dịch AgNO3 có nồng độ C (mol/l), khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 70,4g chất rắn Z. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí ở nhiệt cao đến khối lượng không đổi thu được 16g chất rắn T.
	Viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp X và tính giá trị C.
2. 	Tiến hành hai thí nghiệm:
	Thí nghiệm 1: Cho 650ml dung dịch NaOH 2M vào 400ml dung dịch AlCl3 a(M) thì thu được 3b gam kết tủa.
	Thí nghiệm 2: Cho 700ml dung dịch NaOH 2M vào 400ml dung dịch AlCl3 a(M) thì thu được 2b gam kết tủa.
	Tìm a, b.
Câu 5 (2 điểm)
	Hỗn hợp X gồm 2 este có tỉ lệ số mol trong hỗn hợp là 1:3. Cho a gam hỗn hợp X vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 4,92g muối của một axit hữu cơ đơn chức và 3,18g hỗn hợp 2 rượu no, đơn chức, mạch thẳng (có số nguyên tử C < 5). Nếu đốt cháy hết 3,18g hỗn hợp 2 rượu thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Xác định công thức cấu tạo 2 este, viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Tính a.
Cho: H =1; C =12; O = 16; Na = 23; Cu = 64; Mg = 24; Ag = 108;
Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Ba = 137
..................... Hết ..
Họ và tên thí sinh: ......... Số báo danh: 
Chữ ký của giám thị 1: .. Chữ ký của giám thị 2: ..
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
 THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN 
Năm học: 2016 – 2017
Môn thi: Hoá học
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm 02 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1 
(2 điểm)
1 (1,0 điểm).
 Dung dịch B : Al2(SO4)3, CuSO4, Fe2(SO4)3, H2SO4 
 PTHH: 2Al + 6H2SO4 (đ) Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
	 2Fe3O4 + 10H2SO4(đ) 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O
	 Cu + 2H2SO4 (đ) CuSO4 + SO2 + 2H2O
0,25
 Dung dịch C : AlCl3, FeCl2, CuCl2, HCl dư
 Chất rắn D: Cu dư; khí E: H2
 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
 Fe3O4 + 8HCl FeCl2 + 2FeCl3+ 4H2O
 Cu + 2FeCl3 2FeCl2 + CuCl2
Lưu ý: Nếu học sinh nêu dung dịch C thu được gồm AlCl3, FeCl2, FeCl3, HCl dư thì đến đây không cho điểm, Câu 1.1 chỉ được 0,25đ.
0,25
 Kết tủa F: Cu(OH)2 , Fe(OH)2 
 NaOH + HCl NaCl + H2O
 2NaOH + CuCl2 2NaCl + Cu(OH)2
 2NaOH + FeCl2 2NaCl + Fe(OH)2
 3NaOH + AlCl3 Al(OH)3+ 3NaCl
 NaOH + Al(OH)3 NaAlO2 + 2H2O
0,25
Chất rắn G: CuO, Fe2O3
Chất rắn H: Cu, Fe 
 Cu(OH)2 CuO + H2O
 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
 CuO + CO Cu + CO2
 Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
0,25
2 (1,0 điểm)
 - Lấy ra mỗi hoá chất một ít cho vào 5 ống nghiệm, đánh số thứ tự từ 1-5.
 - Đun nóng các dung dịch:
 + Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2 (nhóm I)
 Mg(HCO3)2MgCO3 + CO2 + H2O
 Ba(HCO3)2BaCO3 + CO2 + H2O
 + Dung dịch không có hiện tượng gì là dung dịch NaHSO4, NaCl, Na2CO3 (nhóm II)
0,25
 - Lấy lần lượt các dung dịch nhóm (I) nhỏ lần lượt vào các dung dịch nhóm (II).
Dấu hiệu nhận biết các dung dịch thuộc nhóm I
 + DD ở nhóm I xuất hiện khí bay lên với 1 dd nhóm II và xuất hiện kết tủa với 1 dung dịch khác của nhóm II là Mg(HCO3)2
 + Dd ở nhóm I vừa xuất hiện khí bay và vừa có kết tủa với một dung dịch nhóm II thì dung dịch nhóm I là Ba(HCO3)2
0,25
Dấu hiệu nhận biết các dung dịch thuộc nhóm II
 + Dung dịch ở nhóm II xuất hiện khí bay lên với 2 dung dịch nhóm I là dung dịch là NaHSO4
 + Dung dịch ở nhóm II xuất hiện kết tủa với 2 dung dịch nhóm I là dung dịch là Na2CO3
 + Dung dịch còn lại ở nhóm II là NaCl
0,25
 Mg(HCO3)2 + 2NaHSO4Na2SO4 + MgSO4+2CO2 + 2H2O
 Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4Na2SO4 + BaSO4 +2CO2 + 2H2O
 Mg(HCO3)2 + Na2CO3 2NaHCO3 + MgCO3
 Ba(HCO3)2 + Na2CO3 2NaHCO3 + BaCO3
0,25
2 (2điểm)
1 (0,75 điểm).
 A: (C6H10O5)n; B: C6H12O6; D: C2H5OH;
 E: CH3COOH; F: CH3COOC2H5; G: CH3COONa 
 1) 6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n 
 2) (C6H10O5)n + nH2O n C6H12O6
0,25
 3) C6H12O62C2H5OH + 2CO2
 4) C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
0,25
 5) CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 +H2O
 6) CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH
 7) CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3
0,25
2 (0,5 điểm).
 CaCO3 CaO + CO2­
 CaO + 3C CaC2 + CO­
 CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2
0,25
 CH º CH + HCl CH2 = CHCl
 n CH2 = CH ( - CH2 – CH- )n
 Cl Cl
 CH º CH + H2 CH2 = CH2 
 n CH2 = CH2 ( - CH2 – CH- )n	
0,25
3 (0,75 điểm).
 Do X, Y đơn chức tác dụng được với NaOH X, Y là axit hoặc este.
 X tác dụng được với Na, NaOH nên X là axit.
 Y chỉ tác dụng với NaOH, không tác dụng với Na nên Y là este.
0,25
 Đặt công thức của X, Y là CxHyO2 
 12x + y + 16.2 = 74 12x + y = 42
 x = 3; y = 6 CTPT: C3H6O2
 X: CH3CH2COOH
 Y: CH3COOCH3 hoặc HCOOCH2CH3
0,25
 2C2H5COOH + 2Na 2C2H5COONa + H2
 C2H5COOH + NaOH C2H5COONa + H2O
 CH3COOCH3 + NaOH CH3COONa + CH3OH
 HCOOC2H5 + NaOH HCOONa + C2H5OH
Lưu ý: Nếu học sinh viết thiếu 1 CTCT của Y và viết thiếu phương trình phản ứng của este Y đó với NaOH sẽ mất 0,25 đ.
0,25
3 (2điểm)
1(1 điểm)
 2Fe3O4 + 10H2SO4(đ) 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O (1)
 x (mol)	 ® 
 Cu + 2H2SO4 (đ) CuSO4 + SO2 + 2H2O (2)
 y (mol) ® y
Lưu ý: Nếu học sinh chỉ viết được 2 phương trình 1, 2 và cân bằng đúng, không viết phương trình (3) thì vẫn cho đủ 0,25đ
0,25
 Cu + Fe2(SO4)3 CuSO4 + 2FeSO4 (3)
 ¬
 Do sau phản ứng còn 4,8 gam kim loại dư nên dd Y là FeSO4, CuSO4. Kim loại dư là Cu.
 Gọi số mol Fe3O4 là x; số mol Cu pư ở (2) là y (x, y>0)
 Theo (1), (3): 
 Khối lượng Fe3O4 và Cu phản ứng: 
 232x + 64(y+1,5x) = 122,4 - 4,8
 328x + 64y = 117,6 (I)
0,25
 Theo (1), (2): 
 Giải hệ: 
0,25
 Theo (2), (3): 
 Theo (1), (3): 
 Khối lượng muối: m = 0,75.160 + 0,9.152=256,8(g)
0,25
2 (1 điểm).
 (C6H10O5)n + nH2O n C6H12O6 (1) 
 C6H12O62C2H5OH + 2CO2 (2)
0,25
0,25
 Ta có: (C6H10O5)n tạo ra 2nC2H5OH
 162n (kg) ® 92n (kg)
 x (kg) ¬ 36,8 (kg)
x= 64,8(kg)
0,25
 Do H = 75% và trong gạo chứa 80% tinh bột
mgạo = 
0,25
4 (2điểm)
1(1 điểm).
 Mg + 2AgNO3 Mg(NO3)2 + 2Ag (1)
 Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag (2)
Do mZ = mX =16 gam nên khi X tác dụng với AgNO3 thì kim loại dư, AgNO3 hết.
 2NaOH + Mg(NO3)2 Mg(OH)2+ 2NaNO3 (3)
Có thể có: 2NaOH + Fe(NO3)2 Fe(OH)2+ 2NaNO3 (4)
 Mg(OH)2 MgO + H2O (5)
Có thể có: 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O (6)
0,25
Trường hợp 1: Mg phản ứng, Fe chưa phản ứng.
 nMgO=0,4(mol)
Theo pt: nMg (pư) = nMgO = 0,4(mol)
 nAg=2nMg=0,8(mol) mAg = 108.0,8 = 86,4(g) >70,4(g) (loại)
0,25
Trường hợp 2: Mg phản ứng hết, Fe phản ứng một phần.
 Chất rắn Z: Ag, Fe dư
 Dung dịch Y: Mg(NO3)2; Fe(NO3)2.
 Đặt số mol Mg là x; số mol Fe ở (2) là y; số mol Fe dư là z
 24x + 56(y+z) = 16 (I)
 Theo phương trình phản ứng (1), (2): nAg = 2x + 2y
 mz=108.(2x+2y) + 56z=70,4 (II)
 Theo phương trình phản ứng: 
 nMgO=nMg= x(mol)
 mT =40x + 80y=16 (III)
0,25
Giải hệ: 
 mMg =0,2.24=4,8(g)
 mFe =0,2.56=11,2(g)
Theo phương trình phản ứng (1), (2): 
0,25
2. (1 điểm).
 3NaOH + AlCl3 Al(OH)3+ 3NaCl (1)
Có thể có: NaOH + Al(OH)3 NaAlO2 + 2H2O (2)
 nNaOH (TN1) = 0,65.2=1,3(mol)
 nNaOH (TN2) = 0,7.2=1,4(mol)
 nNaOH (TN1) = 1,3<nNaOH (TN2) = 1,4; lượng AlCl3 là như nhau; 
 mà 
 Nên xảy ra 2 trường hợp sau:
0,25
Trường hợp 1: Ở thí nghiệm 1 chỉ xảy ra pư (1): NaOH hết, AlCl3 dư.
Ở thí nghiệm 2 xảy ra 2 pư (1), (2): kết tủa Al(OH)3 tan một phần.
 + Xét TN1: 
 + Xét TN2: 
Theo (1): 
Theo (2): 
 a= 19/18
Ta thấy: Loại
Lưu ý: Nếu học sinh không biện luận để loại đáp số trên thì không được điểm của trường hợp 1.
0,25
Trường hợp 2: Cả 2 thí nghiệm kết tủa Al(OH)3 đều tan một phần.
 + Xét TN1: 
0,25
 + Xét TN2: 
 Theo (1): 
 Theo (2): 
 Giải (I), (II) ta được a=1(M); b = 7,8(g)
0,25
5 (2điểm)
1. (1,75điểm).
 Đặt công thức của 2 este là 
0,25
 Rượu có số nguyên tử C nhỏ hơn có thể là CH3OH hoặc C2H5OH; rượu có số C lớn hơn đặt là CnH2n+1OH
 nrượu = nRCOONa = neste = 0,15:2,5=0,06(mol)
 MRCOONa =4,92: 0,06=82 MR=15Công thức R là CH3-
0,25
* Trường hợp 1: 
 2 este là: CH3COOCH3 (X1) và CH3COOCnH2n+1 (X2)
 Do tỉ lệ mol 2 este là 1:3
 - Nếu: 
 mrượu = 32.0,015+ 0,045.(14n+18)=3,18n=3 
Rượu còn lại có công thức C3H7OH
 Do 2 rượu mạch thẳng nên 2 este là:
 CH3COOCH3 và CH3COOCH2CH2CH3
 Hoặc CH3COOCH3 và CH3COOCH(CH3)2 
Lưu ý: 
Nếu học sinh viết thiếu công thức cấu tạo CH3COOCH(CH3)2 sẽ mất nửa số điểm của ý trên (mất 0,125đ) 
0,25
- Nếu: 
 mrượu = 32.0,045+ 0,015.(14n+18)=3,18n=7>5 (Loại)
0,25
* Trường hợp 2: 
 2 este là: CH3COOC2H5 (X1) và CH3COOCnH2n+1 (X2)
- Nếu: 
 mrượu = 46.0,015+ 0,045.(14n+18)=3,18n=2,67 (Loại)
0,25
- Nếu: 
 mrượu = 46.0,015+ 0,045.(14n+18)=3,18n=4 
Rượu còn lại có công thức C4H9OH
0,25
Do 2 rượu mạch thẳng nên 2 este có công thức cấu tạo là: 
 CH3COOCH2CH3 và CH3COOCH2CH2CH2CH3
Hoặc CH3COOCH2CH3 và CH3COO CHCH2CH3
 CH3 
Lưu ý: 
Nếu học sinh viết thiếu công thức cấu tạo CH3COO CHCH2CH3
 CH3
sẽ mất nửa số điểm của ý trên (mất 0,125đ) 
0,25
2. (0,25 điểm)
 Áp dung định luật bảo toàn khối lượng ta có: 
 meste + mNaOH = mmuối + mrượu
 a + 0,06.40 = 4,92+ 3,18
 a = 5,7 (g)
0,25

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_mon_hoa_hoc_lop_10_thpt_chuyen_nam_hoc_201.doc