Đề thi tuyển sinh môn Lịch sử Lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi - Năm học 2018-2019 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)

Câu 4 (2,0 điểm)

 Bằng những hiểu biết của em về cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), hãy trình bày khái quát chiến dịch làm thất bại hoàn toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Từ đó nhận xét nghệ thuật quân sự của ta trong chiến dịch.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh môn Lịch sử Lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi - Năm học 2018-2019 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
----------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10
THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
Năm học: 2018 - 2019
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 (2,0 điểm)
 Hãy cho biết những nguyên nhân chung dẫn đến sự liên kết khu vực ở Tây Âu và Đông Nam Á trong những năm 50, 60 của thế kỉ XX. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Tóm tắt sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).
Câu 2 (2,0 điểm)
 Trình bày sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á của các cường quốc trong Hội nghị I-an-ta (2-1945). Sự phân chia đó tác động như thế nào đến khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 3 (2,0 điểm)
 Quá trình xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang của cách mạng Việt Nam từ năm 1940 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? Vai trò của lực lượng vũ trang đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 4 (2,0 điểm)
 Bằng những hiểu biết của em về cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), hãy trình bày khái quát chiến dịch làm thất bại hoàn toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Từ đó nhận xét nghệ thuật quân sự của ta trong chiến dịch.
Câu 5 (2,0 điểm)
 Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) diễn ra như thế nào? Tại sao nói: Chiến dịch Hồ Chí Minh là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
--------------------Hết---------------------
(Thí sinh không sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh..Số báo danh...
Chữ ký giám thị 1..Chữ ký giám thị 2.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
----------------
ĐÁP ÁN DỰ THẢO
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH 
LỚP 10 THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
Năm học: 2018 - 2019
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút
.
I. Hướng dẫn chung
1. Thí sinh có thể trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đáp án thì vẫn cho điểm như đáp án.
2. Ở từng câu, từng ý chỉ cho điểm tối đa khi:
	- Trả lời đúng, có phân tích cụ thể.
	- Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả.
3. Điểm toàn bài không làm tròn số, để lẻ đến 0,25.
II. Biểu điểm
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
 1
Hãy cho biết những nguyên nhân chung dẫn đến sự liên kết khu vực ở Tây Âu và Đông Nam Á trong những năm 50, 60 của thế kỉ XX
1,0
Cùng nằm trong một khu vực địa lí, có những nét tương đồng về kinh tế, văn hóa.
0,25
Nhu cầu hợp tác, phát triển của các nước trong khu vực nhằm mở rộng thị trường
0,25
Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài
0,25
Do xu hướng hợp tác, liên kết khu vực trên thế giới
0,25
Nguyên nhân quan trọng nhất là nhu cầu hợp tác, phát triển của các nước trong khu vực nhằm mở rộng thị trường
0,25
Tóm tắt sự hình thành và phát triển của tổ chức Liên minh châu Âu (EU).
0,75
Khởi đầu là sự ra đời của “Cộng đồng than thép châu Âu” vào tháng 4-1951Tháng 3 -1957, thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu”, rồi “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC). Tháng 7-1967, ba cộng đồng trên sáp nhập thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).
0,25
Tháng 12- 1991, các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-a-xtơ-rích (Hà Lan), đánh dấu mốc quan trọng của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu..Hội nghị quyết định “Cộng đồng châu Âu mang tên gọi mới là Liên minh châu Âu (EU).
0,25
Đến nay Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới
0,25
 2
Trình bày sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á của các cường quốc trong hội nghị I-an-ta (2-1945). 
1,5
Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, ba nguyên thủ của các cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh đã tiến hành Hội nghị I-an-ta (Liên Xô). Hội nghị đã thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
0,25
Ở châu Á: Do việc Liên Xô tham gia đánh Nhật, nên Mĩ và Anh đã chấp nhận những điều kiện của Liên Xô là duy trì nguyên trạng Mông Cổ, trả lại cho Liên Xô phía nam đảo Xa-kha-lin.
0,5
Trao trả cho Trung Quốc những đất đai bị Nhật chiếm đóng trước đây, thành lập Chính phủ liên hiệp dân tộc gồm Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.
0,25
Triều Tiên được công nhận là quốc gia độc lập, nhưng tạm thời quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quân ở Bắc và Nam vĩ tuyến 38.
0,25
Các vùng còn lại ở châu Á (Đông Nam Á, Nam Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
0,25
Tác động của sự phân chia đó đến khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai
0,5
Phát xít Nhật bị tiêu diệt đã tạo điều kiện cho nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy đấu tranh giành độc lập trong năm 1945... 
0,25
Sau đó, các nước đế quốc trở lại xâm lược, các nước Đông Nam Á tiến hành cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập...
0,25
 3
Quá trình xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang của Cách mạng Việt Nam từ năm 1940 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
1,0
Sau khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940, Đảng ta đã quyết định duy trì đội du kích Bắc Sơn
0,25
Từ 1941, các trung đội Cứu quốc quân lần lượt được thành lập và hoạt động tại căn cứ địa Bắc Sơn-Võ Nhai, phát động chiến tranh du kích 
0,25
Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập
0,25
Tháng 4-1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc kì quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân
0,25
Vai trò của lực lượng vũ trang đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
1,0
Trước cách mạng tháng Tám: đóng vai trò quan trọng trong hoạt động vũ trang tuyên truyền, góp phần phát triển lực lượng chính trị, mở rộng căn cứ địa cách mạng, phát triển chiến tranh du kích
0,5
Trong Cách mạng tháng Tám: lực lượng vũ trang đã trở thành lực lượng nòng cốt, hỗ trợ quần chúng đấu tranh giành chính quyền, tạo điều kiện để kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị ...
0,5
 4
Bằng những hiểu biết của em về cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), hãy trình bày khái quát chiến dịch làm thất bại hoàn toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp
1,25
Chiến dịch làm thất bại hoàn toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp là chiến dịch Việt Bắc thu- đông (1947)
0,25
Âm mưu của Pháp: Thực hiện âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, thực dân Pháp mở cuộc tiến công quy mô lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và phần lớn bộ đội chủ lực của ta
0,25
Chủ trương của ta: Quyết tâm phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp, giữ vững căn cứ địa cách mạng, bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến và tính mạng, tài sản của nhân dân.
0,25
Diễn biến: 
- Tại Bắc Cạn: Ta chủ động bao vây, chia cắt, cô lập phục kích chặn đánh từ Bắc Cạn, chợ Đồn, chợ Mới.
- Ở hướng Đông: Ta phục kích chặn đánh trên Đường số 4, tiêu biểu trận đánh phục kích trên đường Bản Sao- đèo Bông Lau (30-10-1947). 
- Ở hướng Tây: Ta phục kích chặn đánh nhiều trận trên sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan Hùng, Khe Lau 
0,25
Kết quả, ý nghĩa: Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.., cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
0,25
Nhận xét nghệ thuật quân sự của ta trong chiến dịch
0,75
Nghệ thuật lợi dụng địa hình, tiến hành chiến tranh du kích, di chuyển linh hoạt, bất ngờ...
0,5
Ta đã thực hiện cách đánh công kiên, vận động dài ngày nhằm phân tán lực lượng, lần lượt bẻ gãy từng gọng kìm của địch
0,25
 5
Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) diễn ra như thế nào?
1,0
Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân ta tiến công Xuân Lộc và Phan Rang - những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn.
0,25
5 giờ chiều 26-4, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Năm cánh quân của ta tiến vào trung tâm Sài Gòn
0,25
10 giờ 45 phút ngày 30-4, xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn
0,25
11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc nhà Phủ Tổng thống, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
0,25
Tại sao nói: Chiến dịch Hồ Chí Minh là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
1,0
Đây là chiến dịch lớn nhất trong cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân 1975 cũng như cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
0,25
Đập tan trung tâm đầu não của chính quyền và quân đội Sài Gòn.
0,25
Là chiến dịch có ý nghĩa quyết định để kết thúc thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đi đến thắng lợi.
0,25
Tạo điều kiện để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
0,25
.Hết

File đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_mon_lich_su_lop_10_thpt_chuyen_nguyen_trai.docx
Bài giảng liên quan