Đề thi tuyển sinh môn Ngữ Văn Lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi - Năm học 2012-2013 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)
Câu 2 (3 điểm)
"Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày"
(Helen Killer)
Suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 3 (5 điểm)
Tình mẹ và lời ru đối với cuộc đời mỗi con người trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên.
Sở giáo dục và đào tạo Hải dương Đề chính thức Kì thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên Nguyễn Trãi Năm học 2012-2013 Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 150 phút Đề thi gồm: 01 trang Câu 1 (2 điểm) Trình bày ngắn gọn chất thơ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Câu 2 (3 điểm) "Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày" (Helen Killer) Suy nghĩ của em về câu nói trên. Câu 3 (5 điểm) Tình mẹ và lời ru đối với cuộc đời mỗi con người trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên. ......................................Hết............................................... Họ và tên thí sinh........................................Số báo danh.............................................. Chữ ký của giám thị 1......................Chữ ký của giám thị 2......................................... Sở giáo dục và đào tạo Hải dương Đề chính thức Kì thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên Nguyễn Trãi Năm học 2012-2013 Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 150 phút Hướng dẫn chấm Yêu cầu chung - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm; vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng đựoc các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số. B. Yêu cầu cụ thể Câu 1 (2 điểm) Chất thơ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa: - Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng . (0,5 điểm) - Vẻ đẹp của các nhân vật với tình cảm, cảm xúc suy nghĩ về con người, cuộc sống, nghệ thuật, niềm tin yêu cuộc đời; mối quan hệ giữa người với người và giữa mỗi người với toàn xã hội. (0,5 điểm) - Tình huống truyện tự nhiên: Cuộc gặp gỡ tình cờ để lại bao dư vị trong lòng các nhân vật. (0,5 điểm) - Ngôn ngữ nghệ thuật giàu chất tạo hình, chất nhạc; giọng văn mượt mà trau chuốt, sâu lắng... (0,5 điểm) Câu 2 (3 điểm) 1. Yêu cầu a. Về hình thức - Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng; luận điểm đúng đắn, sáng tỏ. - Diễn đạt lưu loát. b. Về nội dung Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: - Giải thích ý nghĩa câu nói + Không có giày để đi: những bất hạnh, những khó khăn, những thất bại mà con người gặp phải trên đường đời. + Không có chân để đi giày: Những bất hạnh, khó khăn thất bại của người khác còn lớn hơn những gì mình gặp phải. + Câu nói là thông điệp muốn gửi gắm đến mọi người: không bao giờ được cúi đầu tuyệt vọng trước những bất hạnh, chông gai trong cuộc sống. - Bàn luận, mở rộng vấn đề + Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, thuận lợi mà đôi khi con người phải đối mặt với nhiều chông gai, thử thách, thậm chí là cả thất bại. + Có những mảnh đời còn bất hạnh hơn nhiều những khó khăn mà ta gặp phải. + Nhiều khi thử thách, chông gai lại làm con người trưởng thành hơn. + Những người gặp phải hoàn cảnh không may mắn cần có nghị lực để vượt lên hoàn cảnh đó. + Phải biết trân trọng những gì mình đang có và cố gắng hết sức mình để đạt sự thành công trong cuộc sống. Tương lai của mỗi người phụ thuộc phần lớn vào sự nỗ lực của bản thân. - Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. 2. Tiêu chuẩn cho điểm - Điểm 3: Đạt đựơc các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 2: Đạt đựơc quá nửa yêu cầu về nội dung, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Đạt đựơc một nửa yêu cầu về nội dung, còn mắc một số lỗi về hình thức. - Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. Câu 3 (5 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng - Có kĩ năng làm bài nghị luận văn học, lí lẽ thuyết phục và thể hiện được năng lực cảm thụ, sâu sắc tinh tế. - Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Văn viết trong sáng, có cảm xúc. 2. Yêu cầu về kiến thức Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: - Tình mẹ gửi gắm trong lời ru qua hình tượng con cò. Lời hát ru thấm điệu hồn dân tộc: gợi ra không gian bình dị, quen thuộc của cuộc sống "cổng phủ, Đồng Đăng" ; gợi hình ảnh, thân phận, tâm hồn người mẹ thấm hơi thở của sự sống: nhọc nhằn kiếm ăn nhưng vẫn gìn giữ nhân phẩm, giữ cái đức cho con "Con cò ăn đêm - Con cò xa tổ - Cò gặp cành mềm - Cò sợ xáo măng". - Lời ru với âm điệu ngọt ngào, dịu dàng để đứa con đón nhận tình yêu và sự che chở của người mẹ. - Mẹ gửi gắm vào lời ru tình yêu thương, sự chăm chút con suốt cuộc đời. Mẹ là người bạn đồng hành của con: Dìu dắt, che chở khi con còn trong nôi, ở tuổi tới trường và khi con trưởng thành "Con ngủ yên thì cò cũng ngủ... Mai con lớn con theo cò đi học... " - Tình yêu và lời ru của mẹ đã nuôi dưỡng, chắp cánh ước mơ, là nguồn sinh dưỡng không vơi cạn cho con. - Mẹ hoá thân vào hình tượng con cò trong lời ru với tình yêu bao la, bền bỉ theo con suốt cuộc đời, bất chấp mọi khoảng cách của không gian, thời gian, mọi trắc trở, gian lao "Gần con, xa con, lên rừng, xuống bể... mãi yêu con" - Tình mẫu tử bền chặt thể hiện quy luật muôn đời của tình cảm mang tính khái quát triết lí "Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con". Đó là lời của đứa con yêu mẹ, thấu hiểu lòng mẹ, cũng là lời tâm tình tha thiết của người mẹ với con: Lòng mẹ theo con suốt cuộc đời, không gì chia cắt. Tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt - Lời ru là khúc hát yêu thương, kết tụ những hy sinh, gian khổ, nhọc nhằn. Cánh cò "vỗ qua nôi" như dáng mẹ đang nghiêng xuống, chở che, nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ, gợi sự bình yên, hạnh phúc cho con thơ. - Bài thơ góp thêm vào nguồn mạch thi ca dồi dào ngợi ca người mẹ trong văn học dân tộc. "Con cò" là một khúc ca tha thiết và sâu lắng về tình mẹ và lời ru, làm nên điệu hồn của dân tộc đất nước; gợi những trăn trở về cuộc đời, lẽ sống, giáo dục tình cảm nhân văn tốt đep. - Thể thơ tự do, sự trùng điệp của vần, nhịp và cấu trúc tạo âm hưởng luyến láy tha thiết sâu lắng. Giọng điệu triết lí, suy ngẫm. Hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng gần gũi, quen thuộc, có sức biểu cảm cao. 3. Tiêu chuẩn cho điểm - Điểm 5: Đạt đựơc các yêu cầu nêu trên, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 3: Đạt đựơc quá nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 1: Chưa đạt đựơc yêu cầu nêu trên, nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả. - Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_mon_ngu_van_lop_10_thpt_chuyen_nguyen_trai.doc