Đề thi tuyển sinh môn Ngữ Văn Lớp 10 THPT - Năm học 2018-2019 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)

3 Bàn luận:

 - Khiêm nhường giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân.

- Khiêm nhường là động lực của thành công, vì người khiêm nhường luôn biết học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.

- Khiêm nhường là nền tảng cơ sở của nhiều phẩm chất, tình cảm, hành động cao đẹp khác: tự trọng, trung thực, biết tôn trọng người khác, biết yêu thương nhường nhịn mọi người xung quanh

- Khiêm nhường giúp cho việc giao tiếp ứng xử giữa người với người trở nên tốt đẹp, góp phần xây dựng tập thể đoàn kết, xã hội văn minh, tiến bộ

- Người khiêm nhường được mọi người yêu quí.

(Lấy dẫn chứng minh họa từ nhân vật anh thanh niên và trong thực tế đời sống để lý lẽ thêm thuyết phục)

 

docx4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh môn Ngữ Văn Lớp 10 THPT - Năm học 2018-2019 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn thi: NGỮ VĂN 
 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 03 câu, 01 trang)
Câu 1 (2.0 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
 (Theo SGK Ngữ Văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)
1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác?
2. Trình bày hoàn cảnh ra đời của văn bản ấy.
3. Nêu ngắn gọn vẻ đẹp của người lính trong đoạn thơ trên.
Câu 2 (3.0 điểm)
Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long có nhiều đóng góp cho cuộc đời nhưng lại rất khiêm nhường. Từ vẻ đẹp này của nhân vật, hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính khiêm nhường.
Câu 3 (5.0 điểm)
 Cảm nhận tình yêu làng chân thực và cảm động của ông Hai qua diễn biến tâm trạng nhân vật trong văn bản “Làng” của Kim Lân (SGK Ngữ Văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam).
-----------------------HẾT------------------------
Họ và tên thí sinh:...................................Số báo danh: ...............................
Chữ kí của giám thị 1:.......................... Chữ kí của giám thị 2:...................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm  gồm 02 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG:
- Giám khảo nắm chắc phương pháp và nội dung bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, khuyến khích các bài viết sáng tạo, có cảm xúc.
- Học sinh làm bài theo nhiều cách riêng nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của Hướng dẫn chấm.
- Lưu ý: Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1:
1. Khổ thơ trên trích trong văn bản Đồng chí. (0,25); do Chính Hữu sáng tác.(0,25)
2. Bài thơ ra đời vào năm 1948 (0,25); sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông) trong cuộc kháng chiến chống Pháp. (0.25)
3. Vẻ đẹp của người lính:
- Tinh thần đoàn kết, khăng khít, vững chãi (đứng cạnh bên nhau) (0,25)
- Tư thế chủ động sẵn sàng chiến đấu, ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc (chờ giặc tới, đầu súng). (0,25)
- Tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn cảm nhận được sự thi vị của thiên nhiên (trăng treo). (0,25)
- Chất chiến sỹ hoà quyện với chất thi sỹ. (0,25)
Câu 2:
1.Về kĩ năng: 
 - Học sinh nắm vững kĩ năng và tạo lập được một bài văn nghị luận xã hội.
- Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận; lý lẽ chặt chẽ logic, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
- Bố cục mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.
2. Về kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, đưa ra lý lẽ riêng nhưng phải hợp lý, có tính thuyết phục và đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
Ý
Nội dung cơ bản
Điểm
tối đa
1
Dẫn dắt từ nhân vật anh thanh niên, giới thiệu vấn đề nghị luận
0,25
2
Giải thích:
- Khiêm nhường là thái độ, cách ứng xử khiêm tốn, nhún nhường.
- Người có tính khiêm nhường không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình; luôn biết mình, biết người; có thái độ hòa nhã, luôn lắng nghe ý kiến của người khác trong giao tiếp 
=> Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự hoàn thiện bản thân mình.
0.5
3
Bàn luận: 
1.25
- Khiêm nhường giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân. 
- Khiêm nhường là động lực của thành công, vì người khiêm nhường luôn biết học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ. 
- Khiêm nhường là nền tảng cơ sở của nhiều phẩm chất, tình cảm, hành động cao đẹp khác: tự trọng, trung thực, biết tôn trọng người khác, biết yêu thương nhường nhịn mọi người xung quanh 
- Khiêm nhường giúp cho việc giao tiếp ứng xử giữa người với người trở nên tốt đẹp, góp phần xây dựng tập thể đoàn kết, xã hội văn minh, tiến bộ 
- Người khiêm nhường được mọi người yêu quí.
(Lấy dẫn chứng minh họa từ nhân vật anh thanh niên và trong thực tế đời sống để lý lẽ thêm thuyết phục)
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
4
Mở rộng:
 - Bên cạnh đó còn có những kẻ kiêu căng, tự mãn, tự cao tự đại, bảo thủ khiến mọi người cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc và thậm chí là xem thường.
 - Khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình.
 0.5 
5
Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được giá trị của đức tính khiêm nhường.
- Hành động: làm thế nào để rèn luyện tu dưỡng đức tính khiêm nhường?
 0.5 
Câu 3:
1.Về kĩ năng: 
 - Học sinh nắm vững kĩ năng và tạo lập được một bài văn nghị luận văn học; biết xác định đúng vấn đề nghị luận.
- Kết hợp nhuần nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận; biết chọn lọc và phân tích sâu sắc từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật
- Bố cục mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.
2. Về kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
Ý
Nội dung cơ bản
Điểm 
tối đa
1
Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.
0.5
2
Tình yêu làng chân thực và cảm động của ông Hai được thể hiện qua diễn biến tâm trạng tinh tế, giằng xé, mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật. Tình yêu làng gắn bó thống nhất với tình yêu đất nước.
*Tâm trạng của nhân vật ông Hai ở nơi tản cư trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
- Tự hào về làng, hay khoe về làng chợ Dầu
- Phải xa làng chợ Dầu, ông Hai nhớ làng da diết
=> Tình yêu làng là tình cảm thường trực, gắn bó của người nông dân, coi làng như ngôi nhà chung của cộng đồng.
0,5
* Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong hoàn cảnh gay cấn, đầy thử thách: nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, phản bội lại Cách mạng, kháng chiến.
- Ông lão bàng hoàng, sững sờ: cổ nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, lặng đi, không thở được... 
- Chạnh lòng xấu hổ: vờ vờ đứng lảng; cúi gằm mặt xuống mà đi
- Chán chường, mệt mỏi: nằm vật ra
- Tủi thân, thương con, thương dân làng chợ Dầu và thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian: các câu hỏi tu từ
- Phẫn nộ, hoài nghi: nắm chặt hai tay mà rít lênngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm
 - Ông Hai bị ám ảnh, mặc cảm nặng nề, day dứt mình là người dân làng Việt gian: luôn nơm nớp sợ hãi nghe ngóng, không dám bước chân ra đến ngoài 
- Bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ đến cảnh tuyệt đường sinh sống
=> Càng yêu làng, tự hào về làng bao nhiêu, ông Hai càng đau đớn tủi nhục bấy nhiêu vì ông đã mất đi điều quí giá thiêng liêng nhất.
 - Dù ý thức «làng theo Tây mất rồi thì phải thù», nhưng ông Hai vẫn không dứt bỏ được tình yêu làng sâu nặng: qua lời thủ thỉ tâm sự với đứa con, ông muốn con khắc ghi: «Nhà ta ở làng Chợ Dầu»; qua hành động «ôm khít thằng bé vào lòng» khi thằng Húc nói «Có» muốn về làng.
=> Trong hoàn cảnh đau đớn, ông Hai vẫn giữ nguyên tình cảm bền chặt, sâu sắc với đất với làng.
2.5
 * Tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin cải chính:
0.5
- Vui sướng, hân hoan, ông Hai như được hồi sinh
- Hãnh diện khoe tin làng Chợ Dầu bị đốt cháy, nhà ông bị đốt: sự mất mát về tài sản không sánh được với niềm vui làng Chợ Dầu được trả lại danh dự
3
Nghệ thuật miêu tả tâm trạng của ông Hai:
- Tình yêu làng được đặt trong tình huống độc đáo: thử thách nội tâm nhân vật.
- Nghệ thuật kể chuyện: sinh động, hấp dẫn.
- Miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo qua ý nghĩ, hành động, dáng điệu, cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ của người nhà quê
0.5
4
 Đánh giá: 
 - Qua diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân bình dị. 
- Kim Lân đã diễn tả thành công vẻ đẹp tinh thần của người nông dân Việt Nam qua hình tượng ông Hai: tình yêu làng hoà nhập với lòng yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến. Đó chính là yếu tố góp phần tạo nên sức hấp dẫn và sức sống của truyện.
0.5
---------------------------Hết--------------------------

File đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_mon_ngu_van_lop_10_thpt_nam_hoc_2018_2019.docx
Bài giảng liên quan