Đề thi tuyển sinh môn Ngữ Văn Lớp 10 THPT - Ngày thi 30-6-2011 (Đợt 2) - Năm học 2011-2012 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)

Câu 2 (3 điểm):

Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về quan niệm sau:

Hạnh phúc của tuổi thơ là được đến trường.

Câu 3 (5 điểm):

Tình yêu quê hương, đất nước của nhân vật ông Hai trong trích đoạn truyện Làng (Kim Lân, Ngữ văn 9, tập I, NXBGD năm 2005)

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh môn Ngữ Văn Lớp 10 THPT - Ngày thi 30-6-2011 (Đợt 2) - Năm học 2011-2012 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
sở giáo dục và đào tạo Hải DƯơng
đề chính thức
kì thi TUYểN SINH LớP 10 thpt 
 năm học 2011-2012
môn thi : nGữ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 30 tháng 6 năm 2011 (Đợt 2)
Đề thi gồm : 01 trang
Câu 1 (2 điểm): 
a. Viết ra tờ giấy thi những từ còn thiếu trong đoạn thơ sau:
 Vân xem .................. khác vời,
Khuôn trăng.................. nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều, Chị em Thuý Kiều, SGK Ngữ văn 9, tập I, NXBGD năm 2005, trang 81)
b. Vẻ đẹp của nhân vật Thuý Vân trong đoạn thơ trên? Qua miêu tả vẻ đẹp đó, Nguyễn Du ngầm báo trước điều gì? 
c. Bút pháp miêu tả nhân vật trong đoạn thơ?
Câu 2 (3 điểm): 
Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về quan niệm sau:
Hạnh phúc của tuổi thơ là được đến trường.
Câu 3 (5 điểm):
Tình yêu quê hương, đất nước của nhân vật ông Hai trong trích đoạn truyện Làng (Kim Lân, Ngữ văn 9, tập I, NXBGD năm 2005)
Hết.
Họ và tên thí sinh:..Số báo danh
Chữ ký của giám thị 1:.Chữ ký của giám thị 2:..
sở giáo dục và đào tạo Hải DƯơng
kì thi TUYểN SINH LớP 10 thpt 
 năm học 2011-2012
MÔN : nGữ VĂN
Thời gian: 120 phút
Ngày thi: 30/6/2011 (Đợt 2)
HƯớNG DẫN CHấM
A. yêu cầu chung
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. yêu cầu cụ thể
Câu 1: 
a. Các từ còn thiếu: trang trọng, đầy đặn. (0.5 điểm)
b. Vẻ đẹp của Thuý Vân: đoan trang, phúc hậu. (0.5 điểm)
Miêu tả vẻ đẹp của Vân, Nguyễn Du ngầm báo trước một tương lai (hoặc số phận, cuộc đời) bình lặng, êm đềm, không gặp sóng gió, trắc trở. (0.5 điểm)
c. Bút pháp nghệ thuật ước lệ (0.5 điểm). 
Câu 2:
a. Yêu cầu
1. Về hình thức:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
- Diễn đạt lưu loát. 
2. Về nội dung: 
 Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:
Hạnh phúc: Thực tế mỗi người có quan niệm và cách cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Hạnh phúc thực sự phải là sự thoả mãn những ước muốn cao đẹp, chính đáng của con người.
Tuổi thơ là tuổi cần được dành nhiều sự quan tâm, nuôi dưỡng, được tạo mọi điều kiện để được học tập, phát triển, bởi trẻ em hôm nay- thế giới ngày mai. 
Được đến trường là được học tập ở trường (môi trường giáo dục lành mạnh, phù hợp với tuổi thơ). Được đến trường còn được hiểu là được đi học.
Tuổi thơ có nhiều nguồn hạnh phúc, trong đó được đến trường (đi học) là một niềm hạnh phúc giản dị mà lớn lao, vì: 
Được mở mang kiến thức, nâng cao sự hiểu biết về cuộc sống.
Được rèn luyện, trau dồi nhân cách, kỹ năng sống.
Được vui chơi và được tham gia vào các hoạt động tích cực, lành mạnh giúp phát triển cả thể chất, tinh thần.
Được sống trong tình thân ái của thầy cô và bè bạn
Không được đến trường là một thiệt thòi lớn, là bất hạnh đối với tuổi thơ. 
Hãy tạo mọi điều kiện để trẻ thơ được đến trường.
Thực tế có những học sinh do điều kiện hoàn cảnh khó khăn, không có cơ hội để đi học thì đến trường là cả niềm mơ ước. Tuy nhiên không ít người có đầy đủ điều kiện để học tập nhưng lại không chịu đi học, xem việc học là một áp lực nặng nề. 
Là học sinh cần phải nhận thức rõ mục đích của việc học, siêng năng học tập biết tìm niềm vui, hứng thú trong học tập; không ngừng nỗ lực để đạt kết quả học tập tốt nhất xứng đáng với công lao dạy dỗ của thày cô, cha mẹ.
b. Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. 
- Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
Câu 3:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Có kĩ năng nghị luận văn học, lí lẽ thuyết phục và thể hiện được năng lực phân tích sâu sắc, tinh tế.
- Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:
+ Nhân vật ông Hai trong truyện Làng (Kim Lân) mang vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp: yêu làng, yêu nước (ở nhân vật này tình yêu làng cũng là tình yêu nước). 
- ở nơi tản cư, ông luôn nhớ về làng mình: nhớ những ngày kháng chiến, nhớ anh em đồng chí. 
- Luôn quan tâm đến kháng chiến, đến sự nghiệp chung của dân tộc (Nghe tin quân ta chiến thắng, ông vui sướng hả hê).
- Tình yêu làng, yêu nước được thể hiện sâu sắc và cảm động qua tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng mình theo giặc: 
Bất ngờ, hổ thẹn rồi đau đớn, tủi nhục, lo lắng.
Bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội.
Mâu thuẫn nội tâm: yêu làng và thù làng. 
Tấm lòng thuỷ chung son sắt với quê hương đất nước thể hiện trong câu chuyện cảm động với đứa con nhỏ. 
- Vui sướng, hạnh phúc khi nghe tin cải chính về làng mình.
+ Nghệ thuật diễn tả tâm lí tinh tế góp phần thể hiện sâu sắc và cảm động tình yêu làng, yêu nước của nhân vật.
3. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 5: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức. Còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_mon_ngu_van_lop_10_thpt_ngay_thi_30_6_2011.doc