Đề thi tuyển sinh môn Sinh học Lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi - Năm học 2018-2019 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)

Câu 4 (2,0 điểm)

1. Kể tên những loại biến dị không làm thay đổi cấu trúc ADN và cấu trúc, số lượng nhiễm sắc thể. Phân biệt các loại biến dị đó.

2. Một cặp gà bố, mẹ có lông bình thường nhưng ở các lứa con khác nhau vẫn xuất hiện một hoặc hai con gà bị trụi lông ngay từ lúc mới nở.

a. Hãy cho biết về mặt lý thuyết, kiểu hình gà bị trụi lông xuất hiện có thể do những loại biến dị nào?

b. Trong các loại biến dị đó, loại biến dị nào có khả năng xảy ra cao nhất? Giải thích.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh môn Sinh học Lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi - Năm học 2018-2019 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HẢI DƯƠNG
----------
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10
THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI 
NĂM HỌC: 2018-2019
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể giao đề)
Đề thi gồm: 02 trang 
Câu 1 (2,0 điểm)
1. Một cá thể dị hợp hai cặp gen (Aa, Bb) nằm trên nhiễm sắc thể thường, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
a. Cá thể này có kiểu gen như thế nào? Quy luật di truyền nào chi phối sự di truyền các tính trạng do hai gen trên quy định?
b. Để thế hệ lai nhận được ít kiểu hình nhất thì cá thể trên phải lai với cá thể có kiểu gen như thế nào? 
2. Ở một loài thực vật xét hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường, quy định hai cặp tính trạng tương ứng với A: thân cao, a: thân thấp, B: quả ngọt, b: quả chua. Cho các cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, ở đời con thu được 100% các cây đều thân cao; cây quả chua. Biết không có đột biến xảy ra, tính trạng chiều cao cây và vị quả không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Xác định kiểu gen và tỉ lệ từng loại kiểu gen của các cây thân cao, quả ngọt ở (P). 
Câu 2 (1,5 điểm) 
1. Nêu ba sự kiện cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể chỉ xảy ra trong giảm phân mà không xảy ra trong nguyên phân.
2. Có một noãn nguyên bào và một tinh nguyên bào của một loài đều trải qua 5 lần nguyên phân liên tiếp. Tất cả các tế bào con được tạo ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều trở thành các noãn bào bậc 1, tinh bào bậc 1. Các noãn bào bậc 1, tinh bào bậc 1 này đều giảm phân tạo ra các trứng và tinh trùng. Tổng số nhiễm sắc thể đơn đếm được ở các trứng và tinh trùng nói trên là 3680. Hãy tìm bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài trên. Xác định tên loài.
Câu 3 (1,5 điểm)
1. Kể tên các cơ chế di truyền cấp độ phân tử ở sinh vật.
2. Cấu trúc mạch kép của phân tử ADN có ý nghĩa gì về mặt di truyền?
3. Ở một tế bào sinh tinh, xét một cặp gen dị hợp đều dài 4080A0. Alen A có 580 Ađênin, alen a có 650 Ađênin. Trong kì sau của giảm phân I cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên không phân li, giảm phân II diễn ra bình thường. Xác định số nuclêôtit từng loại trong các giao tử được tạo ra.
Câu 4 (2,0 điểm)
1. Kể tên những loại biến dị không làm thay đổi cấu trúc ADN và cấu trúc, số lượng nhiễm sắc thể. Phân biệt các loại biến dị đó. 
2. Một cặp gà bố, mẹ có lông bình thường nhưng ở các lứa con khác nhau vẫn xuất hiện một hoặc hai con gà bị trụi lông ngay từ lúc mới nở. 
a. Hãy cho biết về mặt lý thuyết, kiểu hình gà bị trụi lông xuất hiện có thể do những loại biến dị nào? 
b. Trong các loại biến dị đó, loại biến dị nào có khả năng xảy ra cao nhất? Giải thích.
3. Một cơ thể bình thường có kiểu gen Bb. Đột biến xảy ra đã làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen b. Những dạng đột biến nào có thể đã xảy ra? Nêu cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó.
Câu 5 (1,5 điểm)
1. Tại sao khả năng mắc bệnh máu khó đông ở nữ giới ít hơn ở nam giới, trong khi đó khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới là ngang nhau?
2. Ở các loại cây giao phấn, người ta tiến hành cho tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp qua nhiều thế hệ thường xảy ra sự thoái hóa giống, trong khi ở các loại cây tự thụ phấn nghiêm ngặt thì tự thụ phấn không dẫn đến thoái hóa giống. Giải thích hiện tượng trên.
3. Giả sử ở một quần thể ngô, thế hệ xuất phát 100% dị hợp về hai cặp gen (AaBb), tự thụ phấn bắt buộc qua 5 thế hệ liên tiếp thì tỉ lệ cây có kiểu hình trội về hai tính trạng trên ở thế hệ F5 là bao nhiêu? (Biết hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định một tính trạng và trội là trội hoàn toàn, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường).
Câu 6 (1,5 điểm)
1. Cho biết đặc điểm sinh thái của các loài cá nuôi ở một ao nước ngọt: mè trắng ăn thực vật nổi, thường sống ở tầng mặt; mè hoa ăn động vật nổi, thường sống ở tầng mặt; trắm cỏ ăn thực vật thuỷ sinh, thường sống ở tầng mặt và tầng giữa; trắm đen ăn thân mềm, thường sống ở tầng đáy; cá chép ăn tạp, thường sống ở tầng đáy. 
a. Trên cơ sở những hiểu biết về sinh thái, em hãy cho biết người ta có thể nuôi tất cả các loài cá trên trong một ao được không? Giải thích. 
b. Trong chăn nuôi, người ta thường sử dụng những biện pháp gì để giảm bớt sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật?
2. Tại sao khi khai thác thủy sản phải chú ý tới kích thước cá thể thủy sản khai thác? 
3. Khi nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, ở bìa rừng đồi keo Kinh Môn xuất hiện rất nhiều cây keo “mạ”. Sau một thời gian một số cây non chết dần. 
a. Hiện tượng trên là gì? Giải thích.
b. Hiện tượng trên thể hiện mối quan hệ sinh thái nào?
	.............................Hết...........................
Họ và tên thí sinh: Số báo danh..........................
Chữ ký giám thị 1: ...Chữ ký giám thị 2 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HẢI DƯƠNG
-------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ TUYỂN SINH LỚP 10
THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI 
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN THI: SINH HỌC
(DỰ THẢO)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
(2,0đ)
1
Một cá thể dị hợp hai cặp gen (Aa, Bb) nằm trên nhiễm sắc thể thường, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
a. Cá thể này có kiểu gen như thế nào? Quy luật di truyền nào chi phối sự di truyền các tính trạng do hai gen trên quy định?
b. Để thế hệ lai nhận được ít kiểu hình nhất thì cá thể trên phải lai với cá thể có kiểu gen như thế nào? 
a. Kiểu gen: AaBb hay hay 
Quy luật di truyền chi phối: phân li độc lập hoặc liên kết gen.
(Nếu chỉ viết được kiểu gen phân li độc lập và một kiểu gen của liên kết gen cho 0,25đ)
0,25
 0,25
b. Để thế hệ lai có ít kiểu hình nhất, cá thể dị hợp trên phải lai với cá thể đồng hợp tử về gen trội (cho 100% kiểu hình trội).
- AaBb x AABB → 100% mang kiểu hình trội.
- x (hoặc x) → 100% mang kiểu hình trội.
0,25
0,25
2
Ở một loài thực vật xét hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường, quy định hai cặp tính trạng tương ứng với A: thân cao, a: thân thấp, B: quả ngọt, b: quả chua. Cho các cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, ở đời con thu được 100% các cây đều thân cao; cây quả chua. Biết không có đột biến xảy ra, tính trạng chiều cao cây và vị quả không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Xác định kiểu gen và tỉ lệ từng loại kiểu gen của các cây cao, ngọt ở (P). 
- Các cây thân cao, quả ngọt (A-B-) khi tự thụ phấn cho 100% đều thân cao Þ các cây thân cao, quả ngọt này đều có cặp gen quy định thân cao đồng hợp trội (AAB-).
- Các cây thân cao, quả ngọt (AAB-) khi tự thụ phấn cho cây quả chua.
Khi mỗi cây Bb tự thụ phấn Þ cây quả chua (bb) mà F1 có cây quả chua (bb) Þ P có tỉ lệ cây Bb = x 4 = 
 Þ P có tỉ lệ cây BB = 1- = .
Þ Tỉ lệ và kiểu gen các cây cao, ngọt ở thế hệ ban đầu P là: AABB : AABb.
0,25
0,25
0,50
 2
(1,5đ)
1
Nêu ba sự kiện cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể chỉ xảy ra trong giảm phân mà không xảy ra trong nguyên phân.
- Kì đầu I xảy ra sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng, có thể xảy ra trao đổi chéo.
- Kì giữa I các NST kép tập trung và xếp song song thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau I xảy ra sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép trong từng cặp tương đồng về hai cực của tế bào. 
0,25
0,25
0,25
2
Có một noãn nguyên bào và một tinh nguyên bào của một loài đều trải qua 5 lần nguyên phân liên tiếp. Tất cả các tế bào con được tạo ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều trở thành các noãn bào bậc 1, tinh bào bậc 1. Các noãn bào bậc 1, tinh bào bậc 1 này đều giảm phân tạo ra các trứng và tinh trùng. Tổng số nhiễm sắc thể đơn đếm được ở các trứng và tinh trùng nói trên là 3680.
Hãy tìm bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài trên. Xác định tên loài.
Gọi n là số NST trong bộ NST đơn bội của loài. (n nguyên, dương)
- Một noãn nguyên bào trải qua 5 lần nguyên phân liên tiếp tạo thành 32 noãn bào bậc 1Þ giảm phân tạo ra 32 trứng.
- Một tinh nguyên bào trải qua 5 lần nguyên phân liên tiếp tạo thành 32 tinh bào bậc 1Þ giảm phân tạo ra: 32 x 4 = 128 tinh trùng.
 Kết hợp lại ta có: n.32 + n.128 = 3680
 n = 23 → 2n = 46
 Vậy các tế bào đang xét là của loài người.
0,25
0,25
0,25
3
(1,5đ)
1
Kể tên các cơ chế di truyền cấp độ phân tử ở sinh vật.
- Các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử là: nhân đôi ADN, tổng hợp ARN, tổng hợp prôtêin.
0,25
2
Cấu trúc mạch kép của phân tử ADN có ý nghĩa gì về mặt di truyền?
- Hai mạch liên kết với nhau bằng nhiều liên kết hiđrô → cấu trúc vừa bền vững vừa linh hoạt trong hoạt động di truyền.
- Trong nhân đôi ADN mỗi mạch đơn làm khuôn tổng hợp nên một mạch mới → tiết kiệm vật chất di truyền, năng lượng và thời gian.
- Hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung, khi có sai sót mạch này làm chuẩn cho mạch kia sửa sai, truyền đạt chính xác thông tin di truyền cho các ADN con.
0,25
0,25
0,25
3
Ở một tế bào sinh tinh, xét một cặp gen dị hợp đều dài 4080A0. Alen A có 580 Ađênin, alen a có 650 Ađênin. Trong kì sau của giảm phân I cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên không phân li, giảm phân II diễn ra bình thường. Xác định số nuclêôtit từng loại trong các giao tử được tạo ra.
- Tổng số nuclêôtit của mỗi gen là: (4080 : 3,4). 2 = 2400 (nu)
 + Số nuclêôtit mỗi loại của alen A là:
 A = T = 580 (nu), G = X = 620 (nu)
 + Số nuclêôtit mỗi loại của alen a là:
 A = T = 650 (nu), G = X = 550 (nu)
- Một tế bào xảy ra đột biến tạo ra hai loại giao tử là Aa và O. Số lượng nuclêôtit mỗi loại trong:
 + Giao tử Aa: A = T = 580 + 650 = 1230 (nu)
 G = X = 620 + 550 =1170 (nu)
 + Giao tử O: A = T = G = X = 0 (nu)
0,25
0,25
4
(2,0đ)
1
Kể tên những loại biến dị không làm thay đổi cấu trúc ADN và cấu trúc, số lượng nhiễm sắc thể. Phân biệt các loại biến dị đó. 
*Biến dị không làm thay đổi vật chất di truyền là thường biến và biến dị tổ hợp.
*Phân biệt thường biến và biến dị tổ hợp. 
Thường biến
Biến dị tổ hợp
- Là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. 
- Là những biến dị do sự sắp xếp lại vật chất di truyền xuất hiện trong sinh sản hữu tính. 
- Xảy ra đồng loạt, theo hướng xác định ở từng nhóm cá thể. 
- Không di truyền được.
- Xảy ra ngẫu nhiên, riêng lẻ ở từng cá thể. 
- Di truyền cho thế hệ sau.
- Giúp sinh vật thích ứng với môi trường.
- Cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
(Nếu chỉ trả lời được loại biến dị mà không phân biệt được cho 0,25đ)
0,25
0,25
0,25
2
Một cặp gà bố, mẹ có lông bình thường nhưng ở các lứa con khác nhau vẫn xuất hiện một hoặc hai con gà bị trụi lông ngay từ lúc mới nở. 
a. Em hãy cho biết về mặt lý thuyết, kiểu hình gà bị trụi lông xuất hiện có thể do những loại biến dị nào? 
b. Trong các loại biến dị đó, loại biến dị nào có khả năng xảy ra cao nhất? Giải thích.
a. Kiểu hình gà bị trụi lông xuất hiện có thể do:
+ Biến dị tổ hợp phát sinh trong sinh sản hữu tính.
+ Đột biến gen.
+ Đột biến nhiễm sắc thể.
b. Trong số các nguyên nhân trên thì biến dị tổ hợp có nhiều khả năng xảy ra hơn vì nó xuất hiện với tần số cao hơn đột biến.
0,25
 0,25
3
Một cơ thể bình thường có kiểu gen Bb. Đột biến xảy ra đã làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen b. Những dạng đột biến nào có thể đã xảy ra? Nêu cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó.
- Có thể đã xảy ra các dạng đột biến:
+ Đột biến cấu trúc NST: Mất đoạn nhiễm sắc thể chứa alen B.
+ Đột biến dị bội: Thể một nhiễm (khuyết NST chứa alen B).
(Nếu chỉ nêu đột biến mất đoạn và thể một nhiễm cho điểm tối đa 0,25đ)
- Cơ chế:
+ Mất đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến làm thay đổi cấu trúc của NST mất đi một đoạn mang gen B. Giao tử chứa NST mất đoạn (không mang alen B) kết hợp với giao tử bình thường (mang alen b) trong thụ tinh Þ thể đột biến b.
+ Thể một nhiễm: Cặp NST tương đồng (mang cặp alen tương ứng Bb) không phân li trong giảm phân, tạo nên giao tử O. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang alen b trong thụ tinh Þ thể dị bội b.
0,25
0,25
0,25
5
(1,5đ)
1
Tại sao khả năng mắc bệnh máu khó đông ở nữ giới ít hơn ở nam giới, trong khi đó khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới là ngang nhau?
- Bệnh máu khó đông do gen lặn trên NST giới tính X không có alen trên Y, ở nam chỉ cần một alen lặn cũng đã biểu hiện ra kiểu hình (XaY), còn ở nữ cần đến hai alen lặn (thể đồng hợp lặn XaXa) mới biểu hiện thành kiểu hình nên xác suất xuất hiện bệnh ít hơn ở nam.
- Bệnh Đao do đột biến dị bội thể dạng (2n+1) xảy ra ở NST thường - NST số 21 có 3 chiếc Þ khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới ngang nhau.
0,25
0,25
2
Ở các loại cây giao phấn, người ta tiến hành cho tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp qua nhiều thế hệ thường xảy ra sự thoái hóa giống, trong khi ở các loại cây tự thụ phấn nghiêm ngặt thì tự thụ phấn không dẫn đến thoái hóa giống. Giải thích hiện tượng trên.
- Ở các loại cây giao phấn đa số các cặp gen tồn tại ở trạng thái dị hợp các alen lặn có hại ít được biểu hiện, khi tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp qua nhiều thế hệ tỉ lệ thể đồng hợp tăng, tỉ lệ thể dị hợp giảm, các alen lặn có hại ở thể đồng hợp được biểu hiện làm giảm sức sống, khả năng sinh sảngây ra sự thoái hoá giống.
 - Ở các loại cây tự thụ phấn nghiêm ngặt đa số các cặp gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp và được biểu hiện thành kiểu hình. Những kiểu hình nào kém thích nghi đã bị đào thải chỉ còn các cá thể có kiểu gen đồng hợp biểu hiện thành kiểu hình thích nghi Þ khi tự thụ phấn các cá thể đồng hợp trội và lặn đã được giữ lại thường không gây ra sự thoái hoá giống. 
0,25
0,25
3
Giả sử ở một quần thể ngô, thế hệ xuất phát 100% dị hợp về hai cặp gen (AaBb), tự thụ phấn bắt buộc qua 5 thế hệ liên tiếp thì tỉ lệ cây có kiểu hình trội về hai tính trạng trên ở thế hệ F5 là bao nhiêu? (Biết hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định một tính trạng và trội là trội hoàn toàn, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường).
 Căp gen dị hợp Aa sau 5 thế hệ tự thụ phấn :
 + Tỉ lệ cây dị hợp Aa ở đời F5 = ()5 = 
+ Tỉ lệ cây đồng hợp lặn (kiểu hình lặn) ở đời F5 = (1-): 2 = 
+ Tỉ lệ kiểu hình trội (A-) = 1- =.
Tương tự cặp Bb sau 5 thế hệ tự thụ phấn tỉ lệ kiểu hình trội (B-) =
→ Tỉ lệ kiểu hình trội về hai cặp tính trạng (A-B-) ở F5 
 = . =
0,25
0,25
6
(1,5đ)
1
Cho biết đặc điểm sinh thái của các loài cá nuôi ở một ao nước ngọt: mè trắng ăn thực vật nổi, thường sống ở tầng mặt; mè hoa ăn động vật nổi, thường sống ở tầng mặt; trắm cỏ ăn thực vật thuỷ sinh, thường sống ở tầng mặt và tầng giữa; trắm đen ăn thân mềm, thường sống ở tầng đáy; cá chép ăn tạp, thường sống ở tầng đáy. 
a. Trên cơ sở những hiểu biết về sinh thái, em hãy cho biết người ta có thể nuôi tất cả các loại cá trên trong một ao được không? Giải thích. 
b. Trong chăn nuôi, người ta thường sử dụng những biện pháp gì để giảm bớt sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật?
a. Có thể nuôi các loài cá trên trong một ao vì các loài trên thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau, sống ở các tầng nước khác nhau. Nhu cầu về thức ăn của các loài cá trên khác nhau Þ không diễn ra sự cạnh tranh gay gắt về thức ăn.
b. Trong chăn nuôi: Khi đàn quá đông nhu cầu về thức ăn, nơi ở trở nên thiếu hụt, môi trường bị ô nhiễm cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng kết hợp với vệ sinh môi trường sạch sẽ tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt.
0,25
0,25
2
Tại sao khi khai thác thủy sản phải chú ý tới kích thước cá thể thủy sản khai thác?
- Chú ý kích thước cá thể khai thác vì:
+ Kích thước phản ánh độ tuổi của thủy sản nếu khai thác thủy sản có kích thước nhỏ chưa tham gia sinh sản thì số lượng cá thể sẽ dần dần suy giảm, tận diệt nguồn tài nguyên.
+ Khai thác cá thể kích thước lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện cho các cá thể có kích thước nhỏ sinh trưởng và phát triển.
0,25
0,25
3
Khi nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, ở bìa rừng đồi keo Kinh Môn xuất hiện rất nhiều cây keo “mạ”. Sau một thời gian một số cây non chết dần. 
a. Hiện tượng trên là gì? Giải thích.
b. Hiện tượng trên thể hiện mối quan hệ sinh thái nào?
 a. Hiện tượng “tự tỉa thưa” do mật độ quá dày, một số cây non không cạnh tranh được ánh sáng và chất dinh dưỡng bị chết dần, số còn lại đủ duy trì mật độ vừa phải, cân bằng với điều kiện môi trường.
b. Quan hệ cạnh tranh cùng loài.
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_mon_sinh_hoc_lop_10_thpt_chuyen_nguyen_tra.doc
Bài giảng liên quan