Định hướng phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy cao lớp 8

- Các nhiệm vụ, yêu cầu của giờ học cần phải được xác định một cách rõ ràng và cụ thể. Như vậy đòi hỏi giáo viên phải căn cứ vào trạng thái và khả năng của học sinh ở giờ học trước và hiện tại, đôi khi phải đáp ứng được nhu cầu và hứng thú của học sinh

- Cần phải chỉ rõ những điểm nổi bật của việc tập luyện sắp tới. Việc làm này là cần thiết khi mà học sinh phải độc lập giải quyết các nhiệm vụ của giờ học. Cụ thể là thông báo, giải thích về kỷ luật trật tự và cách thức giải quyết các nhiệm vụ, cách thức thực hiện các động tác, sử dụng dụng cụ tập luyện, về việc kiểm tra đánh giá các hành vi của mình, những sai sót và nguy hiểm có thẻ sảy ra trong tập luyện. Khi thông báo cần phải xác định rõ các tiêu chuẩn đánh giá việc tiếp thu kỹ thuật động tác, số lần lặp lại, mức đạt thành tích.đồng thời cũng không nên quá gò bó làm hạn chế tính độc lập sáng tạo của học sinh.

- Hình thành một cách có hệ thống các khái niệm về kỹ thuật động tác, giải thích rõ các quy luật sinh lý, sinh cơ của chúng, làm rõ các nguyên tắc vận động trong các điều kiện thực tế. Đồng thời trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết có liên quan đến các kỹ năng, kỹ xảo vận động, nhằm tạo cơ sở cho các em tiếp thu có hiệu quả chương trình đã đề ra.

 

doc21 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 3163 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định hướng phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy cao lớp 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 dạy học.
- Hiện nay do yêu cầu đổi mới của phương pháp GD và yêu cầu học tập mà đòi hỏi học sinh phải có thể lực để tiếp thu tốt các bài học trên lớp và nâng cao sức đề kháng .
- Để giờ dạy đạt hiểu quả cao giáo viên cần nắm vững tâm lý của học sinh.
- Cần tìm hiểu rõ thể trạng của từng học sinh để đưa ra những phương pháp luyện tập cho học sinh phù hợp.
- Học sinh lớp 8 bắt đầu và đang bước vào thời kỳ dậy thì nên cơ thể các em phát triển với tốc độ rất nhanh cả về hình thái, tổ chất thể lực cũng như chức phận của các hệ cơ quan trong cơ thể. Lúc này TDTT, dinh dưỡng có tác dụng cực kỳ quan trọng đến việc phát triển toàn diện cơ thể.
- Giáo viên cần tìm hiểu và học tập những phương pháp luyện tập tiên tiến để áp dụng trong giờ dạy.
- Đặc biệt “Nhảy cao kiểu bước qua” là nội dung luyện tập khá phức tạp, bước đầu các em học sinh lớp 8 được làm quen với kỹ thuật nhảy cao kiểu " Bước qua " đòi hỏi người học phải vận động nhiều, với học sinh lớp 8 tại trường THCS Võ Thị Sáu, cũng như các trường trên địa bàn Thị Xã Nghĩa Lộ điều kiện sân bãi, dụng cụ tập luyện chưa thật đáp ứng được yêu cầu học tập. 
 - Lớp 8 là lớp bước đầu tham gia học tập kỹ thuật nhảy cao kiểu " bước qua ", các em còn rất bỡ ngỡ với các hoạt động mang tính chất kỹ thuật thể thao. Vì ở lớp 6, 7 các chỉ học những môn mang tính chất bổ trợ cho kỹ thuật là chính, còn lên lớp 8 các em học những môn mang tính chất về kỹ thuật thể thao, như: Nhảy cao, Nhảy xa, Chạy ngắn... Do vậy cũng có đôi chút ảnh hưởng đến kết quả học tập và chất lượng giờ thể dục, .
	- Muốn giải quyết có hiệu quả giờ học, cần phải có hình thức tổ chức thích hợp chúng bao gồm mối quan hệ giữa các phân lập của tiết học, thứ tự thực hiện các bài tập. Mối quan hệ giữa dạy và học , mnối quan hệ giữa người tập với nhau, cách thức vận động, giải quyết hợp lý mối quan hệ này sẽ tạo nên chất lượng, hiệu quả của giờ thể dục.
	- Trong môn học thể dục ở bậc THCS thì nâng cao kết quả một giờ thể dục là hơi khó, tìm tòi tham khảo các trò chơi vận động, tăng cường sử dụng các phương pháp trò chơi và thi đấu, tạo nên sự ganh đau giữa các em học sinh trong lớp, tổ chức chia nhóm tập luyện, phân phối thời gian hợp lý, đảm bảo lượng vận động phù hợp với từng học sinh. Qua đó tạo cho học sinh có ý thức tập luyện phát huy tính tư duy, tự giác tích cực, học hỏi bạn bè...
	 Chương II/ Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu:	 
 - Trong lịch sử phát triển xã hội có một thời kỳ con người phải sống bằng săn bắt và hái lượm. Con người đã sử dụng chạy, nhảy, ném trong đó có nhảy cao để vượt qua mô đá, thân cây đổ,...để đuổi bắt con vật hoặc chạy trốn khi chúng tấn công. Trong cuộc sống hiện tại, có những lúc chúng ta phải nhảy qua các chướng ngại vật có độ cao nhất định khi lao động và chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Như vậy, nhảy cao là một kỹ năng cần thiết của đời sống. Nhảy cao đã trở thành một môn chinh phục độ cao, được tổ chức thi đấu trong các đại hội thể thao lớn của thế giới , của khu vực và trong "Hội khỏe phù đổng". Để có được thành tích cao trong nhảy cao ngoài tố chất, thời gian tập luyện và nắm vững các yếu lĩnh kỹ thuật để nâng cao thành tích. Chính vì điều đó các giáo viên thể chất ở các trường học phải nắm được các yếu lĩnh này, truyền đạt lại cho các em giúp cho các em có sức khỏe tốt, có thể tham gia thi đấu thể thao...
- Hiện nay trong các trường THCS trên địa bàn Thị xã Nghĩa Lộ nói chung, trường THCS Võ Thị Sáu nói riêng đại đa số học sinh nói chung, học sinh khối 8 nói riêng thích hợp giờ thể dục, thích được tham gia tập luyện các môn thể thao đặc biệt là môn nhảy cao, thích được thể hiện mình qua các môn thể thao đó. Nhưng trong một tiết học thể dục thường có từ 2-3 nội dung chính vì vậy thời gian dành cho thực hành không được nhiều, qua trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo, nâng cao thành tích, kết quả đạt được chưa cao.
- Qua điều tra cơ bản kết quả của học sinh đạt được như sau:
TSHS
Giỏi
Khá
t. bình
yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
38
4
10,5
18
47,4
15
39,5
1
2,6
 - Tồn tại hạn chế và nguyên nhân
+ Số lần được thực hành nhảy cao của học sinh còn ít do điều kiện sân bãi chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức tập luyện, phương pháp tổ chức tập luyện theo nhóm chưa được phát huy. ..
+ Khả năng thực hiện kỹ thuật chưa cao do các em còn chưa thật cố gắng, nỗ lực, chua được tham gia thực hành nhiều...
- Các nhiệm vụ cần phải giải quyết:
 Nắm vững cấu trúc, các lĩnh vực tổ chức tập luyện,yêu cầu, sự chuẩn bị của giáo viên. Xây dựng giáo án chi tiết cho tiết dạy
 Chương III/ Các giải pháp và biện pháp giải quyết vấn đề và kết quả đạt được trong ứng dụng thử nghiệm:	 
*Giải pháp 1 : Để Thực hiện tốt nội dung, giảng dạy kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua giáo viên cần giải quyết và nắm bắt được những vấn đề sau:
 1) Cấu trúc của giờ thể dục:
- Cấu trúc của giờ thể dục được chia làm 3 phần:
	Phần mở đầu (chuẩn bị), phần cơ bản, phần kết thúc. Sự phân chia này là cần thiết và được sắp xếp theo tính liên tục.
 a, Phần mở đầu: Gồm tổ chức lớp và khởi động.
	Phần này giữ vai trò dẫn dắt và tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính của giờ học. Nhiệm vụ của phần mở đầu gồm:
	- Tổ chức lớp, giới thiệu nhiệm vụ và nội dung luyện tập.
	- Tạo trạng thái tâm lý cần thiết.
	- Khởi động: Chuẩn bị cho cơ thể quen với lượng vận động lớn.
- Ngoài ra cá thể giải quyết bước đầu một số nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng.
 b, Phần cơ bản:
Đây là phần chủ yếu nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục,giáo dưỡng và sức khoẻ.
- Phát triển hài hoà các cơ quan, các chức năng chung.
- Trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết về lĩnh vực thể dục thể thao, kỹ năng điều khiển các cơ quan vận động, hình thành các kỹ năng kỹ xảo vận động.
- Hình thành các tư thế đúng và ngay ngắn.
- Phát triển phẩm chất đạo đức, ý chí, trí tuệ...
 c, Phần kết thúc: Gồm hồi tĩnh, tổng kết và đánh giá giờ học.
- Phần này để hoàn tất giờ học, đưa cơ thể người tập về trạng thái hợp lý, chuẩn bị bước vào hoạt động tiếp theo.
- Tổng kết và đánh giá giờ học.
- Đề ra các bài tập về nhà và giới thiệu trước nội dung giờ học sau.
 2) Các lĩnh vực tổ chức tập luyện:
 a, Tập theo lớp:
Học sinh cùng tập một động tác dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên.
- Tất cả học sinh đồng thời thực hiện động tác.
- Thực hiện theo làn sóng.
- Thực hiện theo kiểu nước chảy.
 b, Đặc điểm của hình thức tổ chức :
 Là học sinh được phân theo nhóm về trình độ kỹ thuật, giới tính... mỗi nhóm có nhiệm vụ riêng, tập ở những vị trí khác nhau, giáo viên quán xuyến nội dung và lần lượt chỉ đạo từng nhóm.
 c, Tập cá nhân:
Mỗi người tập có nhiệm vụ riêng, cùng tập một bài với yêu cầu khác nhau.
 d, Bồi dưỡng cán sự:
Các em này có vai trò tích cực để tiến hành, có kết quả một giờ học. Bởi vì với sự hoạt động tích cực của ban cán sự, giờ học sẽ diễn ra một cách nhịp nhàng và đồng thời có ý nghĩa lớn về mặt giáo dục khả năng tự quản, tự tập luyện của học sinh.
 3) Yêu cầu đối với giờ dạy
 a)Các yêu cầu xuất phát từ nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục thể chất, tù nguyên tắc giảng dạy và giáo dục, giờ thể dục cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Mỗi một giờ cần phải giải quyết những nhiệm vụ cụ thể được đặt ra từ trước, phải nhất quán với giờ học trước và giờ học tiếp theo. Yêu cầu không quáy thấp hoặc quá cao. Điều quan trọng là trong quá trình giờ học, phải lôi quấn được học sinh nỗ lực tập luyện, khơi dậy được tình cảm trách nhiệm và ý thức về kết quả trách nhiệm học tập của học sinh.
-ảnh hưởng giờ học lên học sinh phải toàn diện. Tác động đặc trưng nhất của giờ học thể dục là : giáo dưỡng về mặt thể chất và phát triẻn các phẩm chất thể lực
- Bên cạnh những nhiệm vụ đặc trưng của giáo dục thể chất, nhiệm vụ giáo 
dục thể dục, trí tuệ thẩm mĩ, lao động cũng cần phải được xuyên suốt trong từng giờ học, tuỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể mà đặt ra những yêu cầu khác nhau.
-Quá trình trang bị những tri thức kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh phải được tiến hành trong từng giờ học để sao cho chúng có tác động tích cực đến trí tuệ và ý trí, đến sự hình thành hứng thú nhận thức( ham muốn hiểu biết) đến quan điểm đúng đắn và niềm tin vững chắc về giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng. Đồng thời cần phát huy tính tích cực tư duy của học sinh, tạo ra những điều kiện để các em biểu hiện được tính độc lập, sáng tạo, ý thức trách nhiệm đối với việc học tập, hướng dẫn các em biết cách diều khiển tình cảm và hành vi của mình.
- Nội dung và tính chất hoạt động của học sinh phải đa dạng và sinh động, các hoạt động trí tuệ, thể lực và ý trí...nhất thiết phải biến đổi sao cho đạt đến mức độ thích hợp của năng lực làm việc, có như vậy mới nhanh chóng hoàn thành được nhiệm vụ đã đề ra.
 Các động tác đòi hỏi sự tác động phức tạp thì tốt nhất nên xen kẽ với các động tác đã nắm vững ; các hoạt động sáng tạo xen với việc thực hiện các nhiệm vụ được giao ; 
các bài tập hấp dẫn phối hợp với các bài tập buồn tẻ và đơn điệu...
 Sự thay đổi tương phản như vậy xẽ ngăn ngừa được hiện tượng mệt mỏi đến sớm. Mặt khác, nhờ tính biến đổi đó mà phát triển được năng lực thích ứng với các hoàn cảnh luôn đổi mới và bất ngờ. Nhưng đồng thời cũng không nên coi thường viẹc chuẩn bị cho học sinh quen với bài tập hoặc nhiệm vụ cụ thể phải kéo dài đơn điệu và căng thẳng. Bởi vì con đường đi đến hoàn thiện thể chất không phải lúc nào cũng hấp dẫn và ngọt ngào, mà ngược lại phải rèn luyện gian khổ kiên trì khắc phục mọi khó khăn vất vả về tinh thần và thể chất, phải biết tìn hứng thú tập luyện ngay cả trong những bài tập đơn điệu và nặng nhọc.
- Hoạt động của học sinh trong giờ thể dục cần phải liên tục. Điều đó sẽ cho phép sử dụng thời gian một cách hợp lý, đảm bảo được lượng vận động cần thiết, duy trì được tính sẵn sàng về mặt chức năng để tiếp tục hoạt động
 cũng như ngăn ngừa tình trạng mất trật tự có thể sảy ra. Việc nghỉ giữa quãng phải tích cực như : phân tích từng sai sót hoặc kết quả tập luyện, thiết kế trong các hoạt động tiếp theo, nhận xét các động tác của bạn.
-Trong giờ học phải sử dụng tổng hợp các loại phương pháp giảng dạy và giáo dục khác nhau. Có như vậy giờ học với sinh động học sinh dễ tiếp thu và cuối cùng là nâng cao được hiệu quả giờ thể dục. Trong đó cần lưu ý đến phương pháp phát huy tính tích cực tư duy nhằm kích thích học sinh độc lập tìm tòi các phương án hợp lý
 b) Các yêu cầu đối với hoạt động của thầy giáo xét theo vai trò của nhà giáo dục phải đáp ứng được yêu cầu sau đây :
- Các nhiệm vụ, yêu cầu của giờ học cần phải được xác định một cách rõ ràng và cụ thể. Như vậy đòi hỏi giáo viên phải căn cứ vào trạng thái và khả năng của học sinh ở giờ học trước và hiện tại, đôi khi phải đáp ứng được nhu cầu và hứng thú của học sinh
- Cần phải chỉ rõ những điểm nổi bật của việc tập luyện sắp tới. Việc làm này là cần thiết khi mà học sinh phải độc lập giải quyết các nhiệm vụ của giờ học. Cụ thể là thông báo, giải thích về kỷ luật trật tự và cách thức giải quyết các nhiệm vụ, cách thức thực hiện các động tác, sử dụng dụng cụ tập luyện, về việc kiểm tra đánh giá các hành vi của mình, những sai sót và nguy hiểm có thẻ sảy ra trong tập luyện. Khi thông báo cần phải xác định rõ các tiêu chuẩn đánh giá việc tiếp thu kỹ thuật động tác, số lần lặp lại, mức đạt thành tích...đồng thời cũng không nên quá gò bó làm hạn chế tính độc lập sáng tạo của học sinh.
- Hình thành một cách có hệ thống các khái niệm về kỹ thuật động tác, giải thích rõ các quy luật sinh lý, sinh cơ của chúng, làm rõ các nguyên tắc vận động trong các điều kiện thực tế. Đồng thời trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết có liên quan đến các kỹ năng, kỹ xảo vận động, nhằm tạo cơ sở cho các em tiếp thu có hiệu quả chương trình đã đề ra.
- Kiểm tra việc tập luyện thường xuyên, hành vi của học sinh và kết hợp việc tự kiểm tra của các em...việc làm này cần phải được kịp thời, tốt nhất giáo viên cần phải giải thích ngay cho học sinh biết về tình trạng, nội dung, tính chất và kết quả hoạt động của các em. Đòng thời chỉ rõ những nguyên 
nhân sảy ra, những sai sót và đề ra cách giải quyết cụ thể.
- Điều chỉnh lượng vận động thích với đặc điểm của từng học sinh và điều kiện cụ thể.
- Bảo hiểm giúp đỡ kịp thời trong khi học sinh tập luyện. Sự giúp đỡ này mang tính chất lựa chọn tình huống, giai đoạn, đặc điểm, hoạt động...
- Theo giõi, đánh giá biểu dương kịp thời các hoạt động của học sinh, từ đó mà xác định hiệu quả giờ học
 4) Sự chuẩn bị của giáo viên
 Sự thành công của giờ học phần lớn phụ thuộc vào sự chuẩn bị của giáo viên. Công việc chuẩn bị này bao gồm các khâu
 a)Nắm đối tượng học sinh
- Công việc này được tiến hành vào đầu năm, đầu học kỳ và ngay cả khi lên lớp. Chúng bao gồm : nắm tinh thần thái độ, trình độ tập luyện, sức khoẻ của học sinh...
 b) Xác định nội dung, nhiệm vụ, phương pháp giảng dạy :
- Xác định một cách cụ thể về các nhiệm vụ giáo dưỡng và sức khoẻ, xác định rõ những tác động của buổi tập đến học sinh, quy định nội dung kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo phải trang bị, nhưng diễn biến trong quá trình hoạt động của học sinh
- Căn cứ vào các nhiệm vụ cụ thể mà đề ra những bài tập thể chất cần thiết, xác định cụ thể những phương pháp giáo dục và biện pháp tổ chức có hiệu quả nhằm đảm bảo việc điều khiển các hoạt động của học sinh trong giờ học. Khi cần thiết có thể thay đổi một vài nội dung cho phù hợp với tình hình cụ thể.
 c) Yêu cầu về giáo án :
Trong giáo án cần phải xác định cụ thể yêu cầu cho từng phần, liệt kê các bài tập thích hợp và định rõ lượng vận động cũng như những chủ định về phương pháp tổ chức lớp.
 d) Giảng tập
 Kiểm tra lại khẩu lệnh của mình, tính toán cụ thể lượng vận động, nắm 
vững các khái niệm cần truyền thụ cho học sinh, suy nghĩ những biện pháp thực hiện động tác, dự kiến nội dung và hình thức cần trao đổi với học sinh, miêu tả các trò chơi...
 Đặc biệt luyện tập những động tác khó và cần làm mẫu cách thức bảo hiểm giúp đỡ, tập cách diễn đạt
 e) Đào tạo cán sự
 Dạy trước cho các em mọtt số động tác và kiểm tra lại những kỹ năng, kỹ xảo, đặc biệt là mặt tổ chức mà các em phải thừa hành trách nhiệm
 f) Chuẩn bị sân bãi dụng cụ
 Chuẩn bị sân bãi, dụng cụ tập luyện nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho giờ học. Bao gòm dọn vệ sinh nơi tập luyện kiểm tra dụng cụ đầy đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng.
*Giải pháp thứ 2.
 Bước 1 : Xây dựng cho học sinh một số khái niệm, hiểu biết về nhảy cao nói chung, nhảy cao kiểu " Bước qua " nói riêng.
+ Giới thiệu tóm tắt về lợi ích tác dụng của nhảy cao, các kiểu nhảy cao, kỷ lục nhảy cao Hội khoẻ Phù Đổng, kỷ lục quốc gia, đông nam á, châu á và thế giới
 ( nếu có )
+ Làm mẫu tốt kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua
+ Cho học sinh xem tranh kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua
+ Giải thích kỹ thuật động tác
 Cần giới thiệu ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu.
 Bước 2 :
+ Tập các động tác bổ trợ kỹ thuật, phát triển thể lực và trò chơi
+ Dạy kỹ thuật chạy đà - Giậm nhảy
+ Tiếp tục trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết về luật nhảy cao.
 Bước 3 :
+ Dạy kỹ thuật qua xà và tiếp đất
+ Tập hoàn chỉnh kỹ thuật
+ Nâng cao thành tích
Tiếp tục trang bị cho học sinh nhưng hiểu biết cần thiết về luật nhảy cao.
* Những sai lầm thường mắc và cách khắc phục trong quá trình tập
1.Giai đoạn chạy đà :
+ Sai : 
- Giảm tốc độ và rối loạn nhịp chạy
- Đặt chân không đúng điểm giậm nhảy và chủ động ngả thân trên ra sau ở bước đà cuối.
- Đặt chân giậm nhảy bằng cả bàn chân hoặc nửa trước bàn chân do bước đà cuối thực hiện chậm hoặc sai đà.
+ Cách sửa:
- Đo lại đà và tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà
-Tập lại động tác vào điểm giậm nhảy
- Di chuyển 1,3,5 bước vào điểm giậm nhảy ( không và có giậm nhảy đá lăng )
2. Giai đoạn giậm nhảy:
+ Sai :
- Giậm nhảy gần hoặc xa xà quá
- Góc đọ giậm nhảy lớn hoặc quá nhỏ
+ Cách sửa:
- Đo và chỉnh lại cự ly, góc độ chạy đà và điểm giậm nhảy
- Tập đặt chân vào điểm giậm nhảy và đá lăng
Tập thể lực bằng một số động tác bổ trợ ( bật nhảy lên cao )
3. Giai đoạn qua xà:
+ Sai:
-Chân lăng đá không tích cực, không cao hoặc bị co
- Chân giạm nhảy co chậm, không khéo léo dễ làm rơi xà
- Bị tụt mông do giậm nhảy không tích cực và tập luyện ít
+ Cách sửa:
- Tập các động tác rèn luyện độ linh hoạt của khớp hông và phát triển sức mạnh chân, sức bật cao( tại chỗ đá lăng, chạy đà đá lăng, đá lăng vào vật treo trên cao, trò chơi rèn luyện sức mạnh của chân...)
- Tập đánh tay kết hợp với giậm nhảy
- Tập mô phỏng động tác qua xà
- Đà 1,3,5 bước giậm nhảy qua xà
- Tập hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua
4. Giai đoạn tiếp đất
+ Sai:
- Không chùng gối khi tiếp đất để giảm chấn động
+ Cách sửa:
- Đứng trên 1 chân tập khụy gối và đứng lên
- Tập nhảy từ trên cao xuống thực hiện chùng gối để giảm chấn động
- Tập một số động tác phát triển thể lực: Đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân, 2 tay chống hông; đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân...
* Giải pháp 3: Phương pháp tổ chức giảng dạy kỹ thuật, nâng cao thành tích
- Để dạy cho học sinh cách xác định điểm giậm nhảy, giáo viên sử dụng các động tác bổ trợ : chạy đà chính diện giậm nhảy co 2 chân qua xà, chân lăng dỗi thẳng qua xà...
- Để dạy cho học sinh cách xác định điểm giậm nhảy, hướng chạy đà và cáchđo đà, Giáo viên ngoài làm mẫu, giải thích cách thực hiện, hình minh hoạ ( nếu có ). Tiếp theo là cho học sinh thực hành : nếu số lượng của lớp đông, thời gian có hạn, Giáo viên chia tổ, nhóm cho học sinh tự tập luyện. Giáo viên cùng học sinh chuẩn bị sẵn một xà và một số dây chun tuỳ theo số lượng của nhóm, mỗi nhóm cho 2 học sinh cầm dây chun, những học sinh khác trong nhóm tập xác định điểm giậm nhảy, hướng chạy đà và cách đo đà, học kỹ thuật chạy đà giậm - nhảy, kỹ thuật trên không - tiếp đất và hoàn thiện kỹ thuật ở mức xà thấp. Sau một khoảng thời gian nhất định Học sinh đã hình thành được kỹ thuật nhảy cao kiểu " bước qua ", giáo viên với cho học sinh thực hiện với xà chính để học sinh làm quen với xà, hoàn thiện hơn về kỹ thuật đặc biệt là nâng cao thành tích, cho học sinh đều được thực hiện đến mức cần thiết..
- Tập nhảy cao, bắt buộc phải tập lần lượt, do vậy khi tập kỹ thuật có nhảy qua xà, giáo viên không nên cho cả lớp cùng tập mà cho học sinh tập theo tổ nhóm tuỳ theo điều kiện sân bãi.
 Ví dụ: 
- Nhóm 1 tập kỹ thuật và nâng cao thành tích ở hố nhảy cao, có xà.
- Nhóm 2,3,4 tập ở các vị trí trên sân với dậy chun hoàn thiện kỹ thuật ở mức xà thấp sau đó các nhóm lần lượt tập quay vòng như vậy nhóm nào cũng được nâng cao thành tích và hoàn thiện kỹ thuật, lượng vận động đảm bảo. 	
 ‚‚‚‚‚ Nhóm 2 ‚‚‚‚‚ 
 Nhóm 1 ‚‚‚‚‚	 ‚‚‚‚‚
	 ( Dây chun ) 
 Xà nhảy ‚ ‚
GV
€
Quan sát các nhóm tập luyện và sửa sai cho học sinh
 ‚‚‚‚‚ ‚‚‚‚‚
Nhóm 3 ‚‚‚‚‚ Nhóm 4 ‚‚‚‚‚
 ( dây chun ) ( Dây chun )
 ‚ ‚ ‚ ‚
* Giáo án cụ thể
Tuần 31
Tiết 62	 nhảy cao - Chạy bền
I/ Mục tiêu:
- Nhảy cao: Tiếp tục hoàn thiện những giai đoạn kỹ thuật ( nhảy cao kiểu bước qua ), nâng cao thành tích. Yêu cầu HS Tham gia tập luyện nhiệt tình tích cực, thực hiện được bài tập ở mức tương đối chính xác, nâng cao thành tích qua mỗi buổi tập.
- Chạy bền : Chạy trên địa hình tự nhiên . Yêu cầu phân phối sức hợp lý, hoàn thiện hết cự ly chạy một cách tốt nhất.
II/ Phương tiện địa điểm:
- Vệ sinh sân tập, ghế giáo viên, 1 bộ xà nhảy cao,1 còi, 3-5 dây chun
III/ nội dung và phương pháp giảng dạy:
nội dung
định
lượng
phương pháp - tổ chức
1, Phần mở đầu:
a, Nhận lớp:
- GV nhận lớp kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung và yêu cầu học bài.
b, Khởi động:
- Chạy 1 vòng sân.
- Xoay khớp cổ tay, khớp cổ chân, gối, hông, vai.
- ép dây chàng dọc - ngang.
- Chạy bước nhỏ.
- Chạy nâng cao đùi.
- Chạy đạp sau
7-10'
 2lx8n
	2lx8n
1lx10m
1lx10m
1lx10m
- Cán sự tập hợp lớp điểm số báo cáo
- Đội hình nhận lớp 
‚‚‚‚‚‚‚‚‚
‚‚‚‚‚‚‚‚‚
 ‚‚‚‚‚‚‚‚‚€CSL
€
GV
- HS về đứng thành 3 hàng ngang.
- Cán sự lớp điều khiển
‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚
‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚
‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚
€CSL
2, Phần cơ bản:
a. Nhảy cao
- Hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua
+ Chạy đà tự do nhảy cao ( đà 5-7-9 bước ) nâng cao thành tích. 
- Mức xà được nâng dần, mỗi lần 5cm
- Nhóm 1 tập luyện nâng cao thành tích với xà, nhóm 2,3,4 tậ

File đính kèm:

  • docSang Kien Kinh Nghiem cu.doc
Bài giảng liên quan