Giải mã các ca khúc của The Beatles

Đối với người nghe Beatles , ngoài giai điệu tuyệt vời, ca từ của những bài

hát của Beatles đóng một vai trò rất quan trọng. Đằng sau mỗi bài hát của

Beatles đều là một câu chuyện lí thú về nguồn gốc, kĩ thuật thu âm và những thứ

liên quan khác. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những điều cần thiết về

các bài hát của Beatles để có thể thưởng thức chúng một cách trọn vẹn hơn

Trong khoảng thời gian tồn tại khá ngắn ngủi. Beatles đã cho ra đời 13 album

studio. Những album đầu chủ hầu hết đều theo công thức 7/3 (7 bài do nhóm

sáng tác và 3 bài cover lại). Trong khuôn khổ bài viết này chỉ giới thiệu về những

sáng tác của Beatles, còn những ca khúc cover lại sẽ không được đề cập đến.

Nguồn tài liệu chính của chủ đề này tổng hợp từ nhiều ấn phẩm khác nhau của

Beatles, chủ yếu là hai cuốn A Hard Day's Write-The Stories Behind Every

Beatles Songs và Beatlesongs.

pdf99 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải mã các ca khúc của The Beatles, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
rian có thể không quan tâm đến sự phát triển về mặt âm nhạc của nhóm vì điều đó không có lợi 
gì cho ông một khi Beatles thay đổi hình tượng và ngừng lưu diễn. Ngược lại, nhóm Beatles 
cũng không cần quan tâm đến cái gọi là lợi nhuận thị trường của thời kì đầu nấm với những 
chuyến lưu diễn và họp báo bất tận. Điều quan trọng nhất đối với Beatles trong thời điểm đó là 
chứng tỏ được năng lực sáng tạo thật sự của mình. Từ bỏ vai trò những ngôi sao nhạc pop, tứ 
quái bắt đầu gánh vác sứ mạng nặng nề hơn, sứ mạng của những nhà tiên tri, những người lãnh 
đạo về văn hoá (hay đúng hơn là của phong trào phản văn hoá) của giới trẻ trong thập niên 60. 
Với tầm vóc vĩ đại của album, tất nhiên bìa đĩa cũng là một chuyện đáng phải bàn đến. 
Ý tưởng về bìa đĩa của SP là do Paul đề xướng với ý nghĩa là “mọi người” tập hợp xung 
quanh tâm điểm là tứ quái trong hình tượng mới Sgt. Pepper‟s Lonely Hearts Club Band. 
Và dĩ nhiên, “mọi người ở đây” không phải là bất cứ ai mà là những người nổi tiếng, trong đó có 
cả nhóm Beatles cũ. Bìa đĩa thể hiện tham vọng của nhóm Beatles vượt lên tất cả những đỉnh 
cao về mặt văn hoá, chính trị, nghệ thuật của thời đại. Mỗi thành viên của Beatles được hỏi ý 
kiến về việc chọn lựa những gương mặt muốn đưa lên bìa đĩa. George muốn sử dụng những 
hình ảnh các thầy tu Ấn Độ, Ringo thì không hứng thú lắm với chuyện này nên để việc chọn lựa 
cho John và Paul đảm nhiệm. 
Trong số những gương mặt mà John chọn có chúa Jesus, thánh Gandhi của Ấn độ và nhà 
độc tài Hitler. Với scandal Beatles nổi tiếng hơn chúa Jesus năm trước, hang EMI không 
dại gì mà đưa hình ảnh chúa Jesus lên bìa đĩa một lần nữa. Hình của Hitler cũng bị loại do 
không muốn chọc giận người Do Thái mà gần nhất là ông Brian Epstein. Cuối cùng cả hình của 
Gandhi cũng bị loại vào giờ chót thay vào đó là hình của nữ diễn viên Diana Dors vì hang sợ làm 
phật long cộng đồng người Ấn. Người khổ nhất trong vấn đề này không ai khác hơn là ông 
Epstein. Là đại diện của nhóm về mặt pháp lí, ông Epstein phải liên hệ với hầu hết những người 
có mặt trên bìa đĩa để xin phép họ cho sử dụng hình ảnh của mình trong vòng thời gian một tuần. 
Nhiều người tỏ ra dễ chịu nhưng cũng có nhiều ngôi sao không cảm thấy thoải mái trong việc sử 
Giải mã các ca khúc của The Beatles 
50 
dụng hình ảnh của mình trên đĩa của Beatles. Shirley Temple đòi phải cho nghe album trước khi 
cho phép sử dụng hình của mình còn Marlon Brando thì lúc đầu cực lực phản đối. Cho đến ngày 
chụp bìa đĩa vẫn có hơn một nửa số nhân vật chưa được xin phép. Do quá căng thẳng vì sợ bị 
thưa kiện, trong chuyến bay từ New York về London, ông Epstein đã đánh điện về cho trợ lí của 
mình rằng nếu ông có mệnh hệ nào do tai nạn máy bay thì album phải được phát hành với bìa 
giấy màu nâu đơn giản để tránh phiền phức về mặt pháp luật. 
Pete Blake, người chịu trách nhiệm thiết kế bìa đĩa phải mất hai tuần để sắp xếp các nhân 
vật cho hợp lí. Nhóm Beatles xuất hiện với bộ quân phục kiểu Victorian sặc sỡ và thay vì cầm 
những cây guitar quen thuộc, nhóm lại ôm những cây kèn như một ban quân nhạc. Mặt trống 
Ludwig với logo Beatles nổi tiếng được thay thế bằng mặt trống kẻ tên Sgt. Pepper‟s Lonely 
Hearts Club Band. Các nhân vật đứng cùng hang với Beatles là tượng sáp được mượn từ bảo 
tang Madam Tussaud, còn lại tất cả đều được làm bằng bìa cứng. 
Không chỉ dừng ở đó, bên trong đĩa là cuốn booklet với tên của tất cả các nhân vật ngoài 
bìa đĩa được đánh số thứ tự cẩn thận theo trình tự sắp xếp, một postcard, hai cầu vai và 
huân chương cùng với ria mép của Sgt. Pepper và một bức hình nổi của nhóm Beatles có 
thể cắt ra, (những thứ này không có trong booklet của đĩa CD). Và quan trọng hơn hết là lần đầu 
tiên trong lịch sử nhạc pop, tất cả lời của các ca khúc được in trong booklet kèm theo album. 
Như vậy với khẩu hiệu “ a splendid time is guaranteed for all,” và một album được đầu tư 
cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ nhất, SP ngay từ khi chưa phát hành đã đảm bảo một thành 
công rực rỡ. Thật vậy, khi được phát hành ngày 1/6/67 ở Anh, album đã leo thẳng lên hạng 
nhất bảng xếp hạng và bán được 250.000 bản ngay trong tuần đầu tiên. Ở Mỹ, thắng lợi của 
album còn kinh khủng hơn. Ngay từ lúc trước phát hành, album đã được đặt hang trước 1 triệu 
bảng và trong vòng ba tháng đầu tiên, doanh số bán ra đã vượt con số 2,5 triệu bảng. Album đã 
đứng nhất Billboard suốt 15 tuần liên tiếp. Tuy nhiên, tình cảm của từng con bọ đối với album 
này hoàn toàn trái ngược nhau. Bắt đầu từ album này, Paul bứt phá lên giành vị trí đầu tàu, ý 
tưởng của album cũng là của Paul, phần lớn các sáng tác trong album cũng là của Paul nên việc 
Paul hoàn toàn thoả mãn với đứa con tinh thần của mình cũng là điều dễ hiễu. John, mặc dù 
không có nhiều đất diễn như Paul vẫn coi thời gian nhóm làm album này là thời gian hạnh phúc 
nhất trong đời mình. Trong khi đó George và Ringo cảm thấy mình bị phân biệt đối xử nhất là 
Ringo. Anh có cảm giác mình chỉ là một kẻ đánh thuê vì phần lớn các ca khúc được thu âm với 
dàn nhạc giao hưởng hoặc dàn kèn đồng. Cho đến nay, SP vẫn là album ít được yêu thích nhất 
của Ringo thời kì Beatles. 
Sgt. Pepper‟s Lonely Hearts Club Band (and reprise) 
(McCartney 10) 
McCartney: bass, hát chính 
Lennon: lead guitar, hát bè 
Harrison: lead guitar, hát bè 
Starr:drums 
George Martin: organ 
Session musicians: kèn đồng 
Phần reprise: 
McCartney: bass, hát chính 
Lennon: lead guitar, maracas, hát chính 
Harrison: lead guitar,hát chính 
Starr: drums 
Paul có ý tưởng về một ban nhạc Beatles trá hình dưới một cái tên và hình ảnh khác khi 
bay từ Nairobi về London. Là một Beatles, các thành viên của nhóm mất đi cái quyền tự do cá 
nhân khi đi lại. Mỗi lần đi du lịch, các thành viên của nhóm thường phải mang tóc và râu giả để 
Giải mã các ca khúc của The Beatles 
51 
mọi người không để ý đến sự hiện diện của mình. Theo cách nghĩ của Paul, bằng cách cải trang 
thành một ban nhạc khác, nhóm Beatles có thể tự giải phóng mình ra khỏi sự rang buộc về mặt 
sáng tạo. Cái tên Sgt. Pepper‟s Lonely Hearts Club Band là do tay roadie Mal Evans nghĩ ra. Có 
hai giả thuyết cho cái tên Sgt. Pepper, giả thuyết thứ nhất là ông trung sĩ Pepper này thực ra là 
do từ Salt and Pepper đọc trại ra. Giả thuyết thứ hai là Mal Evans nghĩ đến loại nước giải khát có 
gas mang tên Dr. Pepper khá phổ biến ở Mỹ. Bài hát được thu âm với tiếng reo hò của khán giả 
như là một buổi diễn thật sự và phần reprise ở cuối album. Có lẽ đây là cách bù đắp của Beatles 
cho các fan khi nhóm quyết đinh ngừng lưu diễn. Ca khúc thể hiện sự kết hợp giữa nhạc rock 
vùng West Coast California với guitar điện và trống và phần nhạc truyền thống của Anh được thể 
hiện qua phần giang tấu bằng kèn đồng. Như vậy, Sgt. Pepper‟s Lonely Hearts Club Band là một 
ban nhạc vừa cổ điển vừa hiện đại, kết hợp giữa những giá trị hiện thời với những giá trị truyền 
thống. 
With a Little Help From My Friends 
(McCartney 75/ Lennon 25) 
McCartney: bass, piano, hát bè 
Lennon: hát bè 
Harrison: tambourine 
Starr: drums, hát chính 
Nhà báo Hunter Davies là người may mắn được chứng kiến quá trình Paul và John sáng 
tác ca khúc này cho “Billy Shears” mà ngoài đời chính là Ringo Starr. Vì là ca khúc viết cho 
Ringo nên phần giai điệu khá đơn giản. Tuy nhiên đối với phần lời, cả Paul và John đều rất vất 
vả để hoàn tất. Theo Davies, những lúc bị cạn nguồn cảm hứng, cả hai lại chơi lại một số bài 
rock and roll cũ xem có khai thác gì được từ đấy không. Cuối cùng John gợi ý viết bài hát này 
dưới dạng một câu hỏi xen lẫn với một câu trả lời. Vì John vô ý bị đứt tay trong lúc sáng tác ca 
khúc này nên cả hai gọi nó là “Bad Finger Boogie” trước khi đổi thành “With a Little Help From 
My Friend” ngày hôm sau. Cái tên Badfinger sau này trở thành tên của nhóm nhạc the Iveys của 
Pete Ham do Beatles bảo trợ. 
Lucy In the Sky With Diamonds 
(Lennon 8/McCartney 2) 
McCartney: bass, Hammond organ, hát bè 
Lennon: lead vocal, lead guitar 
Harrison: sitar, hát bè 
Starr: drums 
Câu chuyện về bài hát này được John sáng tác lấy cảm hứng từ bức tranh vẽ “Lucy in the 
sky with diamonds” của cậu con trai Julian thì ai cũng biết. Cô bé Lucy trên thực tế có tên là 
Lucy O‟Donnell, bạn học thời mẫu giáo của Julian. Hiện tại, Lucy là một cô giáo dạy trẻ khuyết tật 
ở London. Điều thú vị là mãi đến năm 13 tuổi, Lucy mới biết đựoc rằng mình đã ảnh hưởng cho 
một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc rock. Những hình ảnh siêu thực trong bài hát 
đựơc John lấy từ hai quyển sách thiếu nhi nổi tiếng của nhà văn Lewis Carroll là “Alice in 
Wonderland” và “Through the Looking Glass” và chương trình hài kịch Goon Show, một chương 
trình mà John rất hâm mộ. Theo John, Paul đóng góp những cụm từ như “cellophane flowers” và 
“newspaper taxi”. Điều mà John không ngờ là bài hát bị cấm phát song trên đài BBC vì các chứ 
đầu của tựa đề đựơc ghép lại thành LSD. 
Getting Better 
(McCartney 65/Lennon 35) 
Giải mã các ca khúc của The Beatles 
52 
McCartney: bass, hát chính và hát bè 
Lennon: lead guitar, hát bè 
Harrison: lead guitar, tamboura, hát bè 
Starr: drums, bongos 
George Martin: piano 
Paul viết bài hát này dựa trên những kỉ niệm với tay trống Jimmy Nichol, người thay thế 
Ringo trong tour diễn thế giới năm 1964. Vì chưa quen với các ca khúc của Beatles, Nichol 
phải tập gấp rút để có thể chơi như Ringo. Sau mỗi lần tập như thế, khi mọi người hỏi anh cảm 
thấy thế nào, câu trả lời thường xuyên của Nichol là “It‟s getting better”. Trong một ngày nắng 
đẹp, Paul và chú chó cưng Martha đi dạo trên đồi Primrose, bỗng dưng Paul nhớ lại những câu 
nói của Jimmy Nicol và bắt đầu có cảm hứng về một bài hát mới. Chiều hôm ấy, Paul mời John 
đến để giúp mình hoàn tất bài hát. Bài hát thể hiện rất rõ rệt hai cá tính đối lập của hai tay sáng 
tác chính nhóm Beatles. Trong khi Paul luôn lạc quan cho rằng mọi việc đều có thể trở nên tốt 
hơn, John lại chem vào một câu lót khá mỉa mai là “bởi vì nó chẳng còn có thể nào tệ hơn thế 
nữa”. John cũng công nhận đoạn “I used to be cruel to my woman, I beat her and kept her apart 
from the things that she loves" là do mình viết. Anh tự nhận rằng mình là một kẻ vũ phu với vợ, 
mỗi khi không biết thể hiện cảm xúc của mình thế nào, John lại giở võ ra với Cynthia. Ngay cả 
với Yoko thời kì đầu, John cũng dung nắm đấm để giải quyết vấn đề. 
Một giai thoại khá lí thú khi thu âm ca khúc này là John do ảnh hưởng của LSD đã không 
dám cầm micro thu âm vì sợ. Anh đòi được ra ngoài để hít thở không khí một chút. Vì bên 
ngoài studio luôn có hang trăm fan hâm mộ đứng chầu chực bất kể ngày đêm, George Martin đề 
nghị Mal Evans đưa John lên sân thượng hóng mát. John suýt té lộn cổ xuống đất nếu không có 
Mal ở đó vì anh không nhận ra rằng sân thượng không có phần lan can bảo vệ. Tối hôm ấy Paul 
phải đưa John về nhà vì sợ John lái xe một mình không an toàn. Điều đáng nói là khi về tới nhà 
John, Paul cũng bị John dụ chơi LSD. Đó là lần đầu tiên Paul nếm mùi LSD. 
Fixing a Hole 
(McCartney 10) 
McCartney: bass, harpsichord, lead guitar, hát chính 
Lennon: maracas, hát bè 
Harrison: lead guitar, hát bè 
Starr:drums 
Bài hát này cũng là một bài trong album SP bị nghi là có dính líu đến ma tuý vì “fixing a 
joint” là tiếng long của dân nghiện ám chỉ việc hút cần sa. Thật ra bài này nói về công việc 
sửa chửa lại căn nhà gỗ mà Paul mua ở Scotland để làm nơi thư giãn và trốn các fan hâm mộ. 
Do căn nhà đã xuống cấp vì không có người ở, Paul quyết định bỏ thời gian ra sửa chữa lại và 
sơn nó “in a colorful way” như trong bài hát. Hôm thu âm ca khúc này, một kẻ lạ mặt đã xuất hiện 
trước cửa nhà Paul và tự giới thiệu rằng mình là chúa Jesus. Cảm thấy thú vị, Paul mời ông 
Jesus này đến phòng thu để giới thiệu với mọi người. Khi đến phòng thu, trứơc khi các tay 
Beatles khác có vinh dự được gặp mặt Jesus, kẻ mạo danh đã lẳng lặng đánh bài chuồn không 
để lại dấu vết nào. 
She‟s Leaving Home 
(McCartney 65/ Lennon 35) 
McCartney: hát chính và bè 
Lennon: hát chính và bè 
Session musician: strings and harp. 
Giải mã các ca khúc của The Beatles 
53 
Thập niên 60, nhất là giai đoạn từ năm 1967 đến 1969 được mệnh danh là giai đoạn nổi 
loạn của giới trẻ. Thanh thiếu niên của giai đoạn này, dưới sự ảnh hưởng của cuộc chiến VN, 
các phong trào phản văn hoá và dĩ nhiên là chất ma tuy, tìm mọi cách để thoát khỏi sự quản lí 
của cha mẹ và những người lớn tuổi để được sống theo bản năng của mình. Được sự khuyến 
khích của Timothy Leary, một nhân vật có ảnh hưởng khá lớn đối với các phong trào hippie, 
ngày càng có nhiều thanh thiếu niên bỏ học và từ chối những công việc bình thường. San 
Francisco trở thành thủ đô của dân hippie. Theo số liệu của FBI năm 1967, số lượng thanh thiếu 
niên bỏ nhà đi theo các nhóm hippie lên đến con số kỉ lục là 90,000. 
Ở Anh, mục tìm người thân trên các tờ báo đầy ắp tên tuổi của các cô cậu mới lớn. Câu 
chuyện về bài hát “She‟s Leaving Home” là một ví dụ điển hình về mẫu tin nhắn tìm người 
trên báo. Cô gái trong bài hát ngoài đời có tên là Melanie Coe, 17 tuổi. Sinh ra trong một gia 
đình trung lưu ở London, Melanie được bố mẹ cung cấp đầy đủ nhu cầu về vật chất nhưng luôn 
phải chịu sự quản thúc nghiêm ngặt và rất ít tình cảm. Melanie nhớ lại rằng bố mẹ cô sắm cho cô 
những thứ mà các cô gái khác phải ghen tị như nhẫn kim cương, áo khoác long đắt tiền nhưng 
chưa bao giờ hôn cô hoặc chúc cô ngủ ngon. Một ngày kia, Melanie đã bỏ lại tất cả để đi theo 
một cậu trai mà cô quen ở một casino. Cả hai thuê một căn hộ nhỏ ở vùng Sussex và sống với 
nhau được khoảng hơn 10 ngày thì gia đình của Melanie tìm được chỗ làm của người bạn trai và 
làm áp lực buộc cô phải trở về nhà. Năm 18 tuổi, Melanie lại tìm cách thoát khỏi gia đình bằng 
cách kết hôn với một người đàn ông lớn tuổi hơn mình. Tuy nhiên cuộc hôn nhân cũng không tồn 
tại lâu. Đến năm 21, cô dọn đến Hollywood với hi vọng trở thành một diễn viên điện ảnh. Hiện tại 
Melanie đang sống ở Tây Ban Nha với hai người con bằng nghề buôn bán những mẫu của nữ 
trang thập niên 50. Cũng như Lucy O‟Donnell ( xem phần Lucy in the Sky with Diamonds), 
Melanie mãi đến những năm sau này mới biết được mình là cảm hứng của ca khúc này khi xem 
một chương trình phỏng vấn Paul trên truyền hình. Một điều khá thú vị là Melanie Coe đã có 
duyên gặp gỡ với nhóm Beatles từ trước. Năm 14 tuổi, cô đoạt giải nhất cuộc thi khiêu vũ của 
đài BBC và được chọn làm người múa phụ hoạ cho nhóm Beatles trên show truyền hình Ready! 
Steady! Go! Một tấm ảnh hiếm hoi thời đó chụp Melanie đứng bên cánh gà sân khấu xem nhóm 
Beatles biểu diễn. Cô nhớ rằng đã có dịp nói chuyện với George và Ringo sau buổi diễn, còn 
Paul và John trong kí ức của cô thì “không được thân thiện cho lắm”. 
Khi thu âm bài hát này, Paul nhờ George Martin phổi phần nhạc nền giúp mình vì ông 
Martin có trình độ về nhạc cổ điển và giao hưởng nhưng vì đang bận một dự án khác, 
George Martin đã bảo Paul hoãn lại vài ngày. Paul lập tức liên hệ với nhạc sĩ Mike Leander và 
nhờ ông này viết giúp mình phần nhạc dây và harp rồi thu âm luôn. Khi biết được chuyện này, 
ông Martin cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm vì trước nay ông vẫn là người phụ trách phối âm và 
sản xuất cho nhóm. Phải mất nhiều năm ông Martin mới có thể tha thứ cho Paul về sự qua mặt 
này. 
Being For the Benefit of Mr. Kite 
(Lennon 10) 
McCartney: bass, lead guitar 
Lennon: Hammon Organ, hát chính 
Harrison: harmonica 
Starr:drums, harmonica 
George Martin: Wurlizter organ, piano 
Mal Evans: harmonium 
Neil Aspinall: harmonium 
Lennon mua được tấm poster cổ những năm 40 của thế kỉ 19 về gánh xiếc rong của Pablo 
Fanquer và John Henderson trong chuyến đi quay ngoại cảnh của bài “Strawberry Fields” 
Giải mã các ca khúc của The Beatles 
54 
ở Kent. Bị hấp dẫn bởi lời văn khá trau chuốt trong tờ quảng cáo, John quyết định sử dụng nó 
để làm lời cho bài hát mới của mình. Kết quả là gần như toàn bộ những dòng quảng cáo trên tờ 
poster được John đưa vào bài hát. John chỉ sửa địa danh Rochdale thành Bishopgate cho có vần 
với “don‟t be late”. Khi thu âm bài hát, John nói với ông George Martin rằng mình muốn ngửi thấy 
không khí của một rạp xiếc lưu động với mùi bột mạt cưa và kim tuyến bay trong không khí. So 
với Paul, John có những đòi hỏi khá trừu tượng và mang nhiều tính thách đố hơn trong việc phối 
âm. Tuy nhiên, điều đó không làm cho ông Martin nản long hay phật ý. Mỗi yêu cầu đưa ra là một 
thử thách về mặt chuyên môn đối với ông. Để thực hiện ý tưởng này, ông Martin đã đề nghị phần 
giang tấu chuyển sang điệu valse thay vì chơi với nhịp 4/4 như trong bài hát. Được voi đòi tiên, 
John lại tiếp tục đòi sử dụng nhạc cụ đàn hơi nước (steam organ), loại nhạc cụ tự chơi nhờ áp 
suất của hơi nước đun nóng thường dung ở các hội chợ làng trong thế kỉ 19. Do không thể lắp 
đặt đàn hơi trong phòng thu âm, ông Martin phải chìu long John bằng cách tìm một đoạn băng 
thu âm tiếng đàn hơi, cắt ra làm nhiều đoạn, sau đó nối các đoạn lại với nhau rồi chơi với tốc độ 
nhanh ở nhịp ¾ cho khớp với phần giang tấu. 
Xin được nói một chút về lai lịch của những nhân vật trong bài hát nổi tiếng này. Mr. Kite, 
Pablo Fanque và nhà Hendersons đều là những nhân vật nổi tiếng có thật. Mr. Kite tên thật là 
William Kite, con trai của ông chủ gánh xiếc James Kite. Là một diễn viên xiếc, William Kite lập 
nhóm Kite‟s Pavillion Circus năm 1810 và sau đó là gánh Well‟s Circus. Thời điểm từ năm 1843-
45, tức là thời điểm tấm poster được in, William Kite biểu diễn với gánh xiếc của Pablo Fanque. 
Pablo Fanque, tên thật là William Darby, là một diễn viên xiếc tạp kĩ sinh năm 1796 trong một gia 
đình gốc Phi ở Norwich, Anh. Từ năm 1830, ông này đổi tên thành Pablo Fanque và lập gánh 
xiếc riêng. Ở Anh, Pablo Fanque là chủ gánh xiếc da đen đầu tiên. 
Nhà Hendersons bao gồm John Henderson, nghệ sĩ đu dây và nhào lộn cùng với vợ là Agnes, 
cũng là một nghệ sĩ xiếc. Hai vợ chồng lập gánh xiếc rong lưu diễn khắp Châu âu trong thập kỉ 
40-50 của thế kỉ 19. Còn chú ngựa Henry trong bài hát có tên là Zanthur, sở hữu của nhà 
Hendersons. 
Lúc đầu John tỏ ra không thích bài này vì anh cho rằng mình không tự viết lời. Nhưng về 
sau, khi trả lời phỏng vấn tạp chí Playboy, John cho rằng đây là một bài hát đẹp và tinh khiết như 
một bức tranh vẽ bằng màu nước. 
Within You, Without You 
(Harrison 10) 
Harrison: tamboura, vocal 
Neil Aspinall: tamboura 
Indian musicians: dilruba (một loại đàn dùng vĩ kéo), tamboura, tabla, sitar, swordmandel 
Western musicians: 9 violins, three cellos 
Từ sau khi làm quen với cây đàn sitar và nhà ẩn sĩ Maharishi Maheshi Yogi, George trở 
nên mê mẩn với văn hoá và âm nhạc Ấn Độ. Từ một thành viên trẻ nhất và ham vui nhất của 
Beatles, George trở nên thâm trầm, già dặn và đầy triết lí. Bài “Within You, Without You” được 
George viết sau một buổi ăn tối tại nhà của Klaus Voorman, lúc này đang chơi bass cho nhóm 
Manfred Mann. George đã sử dụng cây đàn harmonium (một dạng đàn organ có bàn đạp để 
ngân tiếng) của Klaus để viết bài này với cảm hứng là cuộc đối thoại trong buổi ăn tối mà chủ đề 
chính là cái tôi của từng cá nhân. Theo George, nếu mọi người có thể từ bỏ được cái tôi của 
mình thì tự nhiên các bức tường vô hình ngăn cách sẽ bị phá vỡ và mọi người có thể xích lại gần 
nhau hơn. Một đoạn của bài hát này ảnh hưởng lời răn của chúa Jesus với các tín đồ trong Kinh 
Thánh rằng không nên dung linh hồn mình để đánh đổi bất cứ thứ gì, cho dù đó là cả thế giới. 
Bài hát này nâng tầm vóc sáng tác của George lên ngang hang với John và Paul về cả nội dung 
lẫn nghệ thuật. John phải công nhận rằng đây là một bài hát hay và là bài hát yêu thích của mình. 
Giải mã các ca khúc của The Beatles 
55 
Còn Stephen Stills, ca sĩ và nhạc sĩ của nhóm Crosby, Stills and Nash sau khi nghe bài này đã 
thuê thợ khắc toàn bộ lời bài hát lên bia đá trong vườn nhà mình. 
Mỗi khi nhóm Beatles có một ý tưởng thu âm lạ, ngư

File đính kèm:

  • pdfThe_Beatles.pdf
Bài giảng liên quan