Giáo Án Công Nghệ 11 - Nguyễn Tuấn - Tiết 8 - Bài 7: Hình Chiếu Phối Cảnh
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Biết được khái niệm về hình chiếu phối cảnh.
- Biết được cách vẽ phác hình chiếu phối cảnh đơn giản.
2/ Kỷ năng: Nhận biết, quan sát.
3/ Thái độ: Tầm quan trọng của hình chiếu phối cảnh trong biểu diễn vật thể.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Sử dụng các hình vẽ để minh họa cho bài giảng, gợi mỡ, đàm thoại.
C/ CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
Giáo viên:
- Chuẩn bị giáo án điện tử.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến hình chiếu phối cảnh.
Học sinh: Đọc và tìm hiểu kĩ nội dung bài học.
D/ TIẾN HÀNH GIẢNG DẠY:
1/ Ổn định lớp-kiểm tra sĩ số: Kiểm tra sĩ số và tác phong của học sinh.
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Hình chiếu trục đo là gì? Phân biệt hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên góc cân?
Trả lời:
Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn hình dạng ba chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu song song.
Tiết thứ: 08 Ngày soan 16/10/2009 GIÁO ÁN THAO GIẢNG A/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Biết được khái niệm về hình chiếu phối cảnh. Biết được cách vẽ phác hình chiếu phối cảnh đơn giản. 2/ Kỷ năng: Nhận biết, quan sát. 3/ Thái độ: Tầm quan trọng của hình chiếu phối cảnh trong biểu diễn vật thể. B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Sử dụng các hình vẽ để minh họa cho bài giảng, gợi mỡ, đàm thoại. C/ CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: Giáo viên: Chuẩn bị giáo án điện tử. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến hình chiếu phối cảnh. Học sinh: Đọc và tìm hiểu kĩ nội dung bài học. D/ TIẾN HÀNH GIẢNG DẠY: 1/ Ổn định lớp-kiểm tra sĩ số: Kiểm tra sĩ số và tác phong của học sinh. 2/ Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Hình chiếu trục đo là gì? Phân biệt hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên góc cân? Trả lời: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn hình dạng ba chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu song song. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO VUÔNG GÓC ĐỀU HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO XIÊN GÓC CÂN - Phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu. - Phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu. Mặt phẳng tọa độ XOZ // với mặt phẳng hình chiếu. - Góc truc đo bằng nhau. - Các góc trục đo khác nhau. - Hệ số biến dạng: p=q=r=1 - Hệ số biến dạng: p=r=1; q= 1/2 3/ Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề: Trong thiết kế kĩ thuật để tạo cho người xem ấn tượng về khoảng cách xa gần của vật thể thì người ta phải sử dụng hình chiếu phối cảnh. Để hiểu rỏ hơn về hình chiếu phối cảnh ta sẽ đi vào nội dung chính của bài học hôm nay, bài: Hình chiếu phối cảnh. b/ Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp xây dựng hình chiếu phối cảnh - Sử dụng tranh vẽ ( Hình 7.1 SGK) cho học sinh quan sát. - Yêu cầu học sinh ruát ra nhận xét về: Các viên gạch và cửa sổ; các cạnh của ngôi nhà trong thực tế, trong hình vẽ. - Điểm khác biệt giữa hình chiếu phối cảnh và hình chiếu trục đo là gì? - Xây dựng hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh cho học sinh quan sát. - Hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh gồm những gì? Chúng có đặc điểm gì? Gọi một vài học sinh trả lời. - Hình chiếu phối cảnh có đặc điểm gì nỗi bật? - Hình chiếu phối cảnh có những ứng dụng gì? GV đưa một số úng dụng của hình chiếu phối cảnh cho học sinh quan sát. - Có mấy loại hình chiếu phối cảnh? Dựa vào đặc điểm gì để phân biệt? Cho HS quan sát các hình ảnh về hình chiếu phối cảnh một điểm tụ và hai điểm tụ. - Phân biệt hình chiếu phối cảnh một điểm tụ và hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ? - Khi vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ, hai điểm tụ thì người quan sát nhìn vào đâu? I/ KHÁI NIỆM 1/ Hình chiếu phối cảnh là gì? Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm. Hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh gồm có: - Tâm chiếu (điểm nhìn): Mắt người quan sát. - Mặt phẳng hình chiếu (Mặt tranh): Là mặt phẳng thẳng đứng tưởng tượng - Mặt phẳng vật thể: Mặt phẳng nằm ngang, để đặt các vật thể cần biểu diễn - Mặt phẳng tầm mắt: Là mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn. - Đường chân trời: Là giao của mặt tranh và mặt phẳng tầm mắt. Đặc điẻm: Gây ấn tượng cho người xem về khoảng cách xa gần của các vật thể giống như khi quan sát trong thực tế. 2/ Ứng dụng của hình chiếu phối cảnh: Đặt cạnh các hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng để biểu diễn các công trình có kích thước lớn. 3/ Các loại hình chiếu phối cảnh: Phân loại dựa theo vị trí của mặt tranh: - Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ: Mặt tranh song song với một mặt phẳng của vật thể - Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ: Mặt tranh không song song với một mặt phẳng nào của vật thể Hoạt động 2: Trình bày phương pháp vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ Lấy một ví dụ ngoài ví dụ đã trình bày ở SGK để minh họa cho các em nắm rỏ các bước vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ. Ví dụ: Vẽ hình chiếu phối cảnh cho bởi bản vẽ hai hình chiếu vuông góc sau: Cần lưu ý cho học sinh một số điểm khi vẽ hình chiếu phối cảnh như sau: - Vẽ đường chân trời chính là chỉ định độ chính xác của điểm nhìn. - Muốn thể hiện mặt bên nào ngoài mặt chính thì chọn điểm tụ về phía mặt bên đó của hình chiếu đứng. - Nên chọn điểm tụ xa hình chiếu đứng để hình chiếu phối cảnh không bị biến dạng nhiều. II/ Phương pháp vẽ phác hình chiếu phối cảnh Các bước vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ: Bước 1: Vẽ đường nằm ngang tt làm đường chân trời. t t Bước 2: Chón một điểm F’ trên tt làm điểm tụ. F’ t t Bước 3: Vẽ hình chiếu đứng F’ t t Bước 4: Nối các điểm trên hình chiếu đứng với điểm tụ F’ t t F’ t t Bước 5: Lấy một điểm để xác định chiều rộng của vật thể cần biểu diễn. Bước 6: Vẽ các đường thẳng song song với hình chiếu đứng. F’ t t Bước 7: Tô đậm và hoàn thiện bản vẽ phác. F’ t t 4/ Củng cố: Đặt các câu hỏi: Hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh gồm những gì? Các bước vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ? Bài tập củng cố: Vẽ hình chiếu phối cảnh cho bởi hai hình chiếu vuông góc sau: 5/ Dặn dò: Nhắc các em về ôn lại kiến thức của chương 1 để hôm sau kiểm tra 1 tiết. Người soạn Nguyễn Tuấn
File đính kèm:
- giao an word.doc