Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lý

- Giới thiệu bài

- HS xem hình 3.1/SGK/67

HĐ1: Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng:

1:” Tên các chất dinh dưỡng cần thiết”

GV theo dõi tổng kết → rút ra kết luận.

HS xem hình 3.3/SGK/68.

Suy ra chất đạm có chức năng gì?

GV cho ví dụ: đứt tay; chống lạnh; rụng tóc; chống lại bệnh tất.

HS xem tranh và điền phần còn trống trong SGK

 

docx5 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 16/11/2023 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lý, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Bài 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ
I/ Mục tiêu – yêu cầu:
- Giúp học sinh biết được vai trò của các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
- Biết được giá trị dinh dưỡng các nhóm thức ăn và cách thay thế.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. Vai trò của chất dinh dưỡng:
1/ Chất đạm (protein)
a.Nguồn cung cấp:
- Đạm ĐV: Thịt, cá , trứng, sữa,
- Đạm TV: đậu nành, các loại đậu hạt,
b. Chức năng:
- Giúp cơ thể phát triển tốt về thể chất, trí tuệ
- Tái tạo tế bào đã chết.
- Tăng khả năng đề kháng cung cấp năng lượng cho cơ thể.
2/ Chất đường bột (gluxit)
a. Nguồn cung cấp:
- Tinh bột là thành phần chính: Ngũ cốc, khoai, bánh mì
- Đường là thành phần chính: Mật ong, mía, mạch nha
b. Chức năng:
- Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
- Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác
.
3/ Chất béo (lipit):
a. Nguồn gốc:
- TV: Mè, đậu phộng, đậu nành, dầu dừa,
- ĐV: Mỡ, bơ, phomai,
b. Chức năng:
- Cung cấp năng lượng.
- Bảo vệ cơ thể.
Chuyển hóa một số vitamin (vitamin tan trong chất béo A; D; E; K)
Tiết 2:
4/ Sinh tố (vitamin):
Gồm các nhóm: A; B; C; D; E; K; PP
a. Nguồn cung cấp:
TV: Chủ yếu có trong ngũ cốc, rau quả tươi, trái cây,..
ĐV: Gan, tim, dầu gan cá, trứng, sữa,
b. Chức năng:
- Giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hòan, xương, da,hoạt động bình thường
- Tăng cường sức đề kháng.
- Giúp cơ thể phát triển tốt, khỏe mạnh, vui tươi,
5/ Chất khoáng:
Gồm các chất photpho, canxi, sắt, iốt,
a. Nguồn cung cấp:
- Rau, quả, trứng, sữa, thủy sản,
b. Chức năng:
- Giúp sự phát triển của xương, cơ bắp, thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể.
6/ Nước:
a. Nguồn cung cấp:
- Nước uống, trái cây, sữa.
b. Chức năng:
- Là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể.
- Điều hòa thân nhiệt.
7/ Chất xơ:
a/.Nguồn cung cấp:
Rau xanh, trái cây, ngũ cốc
.
b. Chức năng:
Giúp ngăn ngừa bệnh táo bón, làm mềm chất thải.
Tiết 3:
II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn:
1/ Phân nhóm thức ăn:
a. Cơ sở khoa học:
Chia làm 4 nhóm.
- Nhóm giàu chất đường bột.
- Nhóm giàu chất đạm.
- Nhóm giàu chất béo.
- Nhóm giàu vitamin, chất khoáng.
b. Ý nghĩa:
- Thay đổi khẩu vị cho đỡ nhàm chán.
- Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
2/ Cách thay thế thức ăn lẫn nhau.
Chỉ thay thế thức ăn trong cùng một nhóm.
III/ Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể:
1/ Chất đạm:
a. Thiếu đạm trầm trọng → 
- Suy dinh dưỡng.
- Trí tuệ kém phát triển.
- Dễ nhiễm khuẩn.
b. Thừa chất đạm → gây bệnh béo phì, huyết áp, tim mạch.
2/ Chất đường bột:
- Thừa → 
+ Tăng trọng lượng cơ thể gây béo phì.
+ Sâu răng.
- Thiếu → Dễ bị đói, mệt cơ thể ốm yếu.
3/ Chất béo:
- Thừa → cơ thể béo phệ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Thiếu: → 
* Thiếu năng lượng, vitamin
* Ốm yếu, dễ bị mệt, đói.
- Giới thiệu bài
- HS xem hình 3.1/SGK/67
HĐ1: Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng:
1:” Tên các chất dinh dưỡng cần thiết”
GV theo dõi tổng kết → rút ra kết luận.
HS xem hình 3.3/SGK/68.
Suy ra chất đạm có chức năng gì?
GV cho ví dụ: đứt tay; chống lạnh; rụng tóc; chống lại bệnh tất.
HS xem tranh và điền phần còn trống trong SGK
GV đặt câu hỏi có liên quan đến hoạt động: ngồi đây làm gì? Cô đang làm gì? Trước gìờ ra chơi? → Hoạt động được nhờ vào đâu → kết luận.
Kể tên những thực phẩm có chứa chất béo
Chất béo có chức năng như thế nào đối với cơ thể. GV giải thích những vitamin tan trong chất béo.
Những thực phẩm nào cung cấp vitamin? Phân loại động vật, thực vật.
GV giới thiệu một số loại vitamin có trong rau quả.
Vitamin A: các loại quả màu đỏ, vàng cam, bơ, dầu cá.
Vitamin C: rau quả, trái cây chưa.
Vitamin B: ngũ cốc, gan, sữa.
Vitamin D: dầu, gan cá, bơ, ánh sáng mặt trời.
Vitamin có chức năng gì? Phòng chống những bệnh gì?
Ví dụ:
Vitamin A: giúp sáng mắt.
Vitamin D: xương → tăng hấp thụ canxi.
Vitamin C: tăng sức đề kháng
Cho hs xem hình 3.8/SGK/70.
Kể những nguồn cung cấp chất khoáng. Ví dụ:
Photpho, sữa, trứng, cá.
Sẳt: gan, trứng, rau cải.
Iốt: cá biển, rong biển, tôm.
Canxi: tôm, cua, ốc,
Chất khoáng có chức năng gì?
Ví dụ: sắt: tạo hồng cầu.
 Iốt: chống bướu cổ. Photpho, canxi: cấu tạo xương.
Nhu cầu nước của cơ thể là bao nhiêu? Có từ nguồn cung cấp nào? 
Thiếu nhi:1-1,5l/ngày.
Thiếu niên 1,5-2l/ngày.
Trưởng thành: 2-4l/ngày.
Lượng nước trong cơ thể còn tùy thuộc tính chất công việc.
GV cho ví dụ về sự chuyển hóa của nước trong cơ thể.
Ví dụ: bệnh sốt → hạ nhiệt.
Thiếu nước → không tiêu hóa thức ăn.
Tiêu chảy → mất nước → tử vong.
Chất xơ là gì? ( là phần thức ăn mà cơ thể không tiêu hóa được và thải ra ngoài).
Thực phẩm nào cung cấp nhiều chất xơ?
Chất xơ giúp ích gì cho cơ thể?
Cho hs xem tranh? Tại sao người ta lại chia như vậy? căn cứ vào đâu?
Nêu ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn.
GV giải thích cách thay thế thức ăn.
Nhu cầu: 
GV giải thích nhu cầu chất đạm đối với cơ thể, khi thừa, khi thiếu.
Nếu ăn quá nhiều chất đường bột chúng ta sẽ bị những bệnh gì?
Thực phẩm nào gây sâu răng
Khi ăn quá nhiều chất béo cơ thể sẽ như thế nào?
Khi thiếu chất béo cơ thể sẽ gây những bệnh gì?
GV chốt lại vấn đề:
Cơ thể chúng ta cần đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống và phát triển. Mọi sự thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng điều có hại cho sức khỏe. 
GV hướng dẫn học sinh xem. Tranh 3.13a & 3.13b và giải thích tháp dinh dưỡng.
HS nhận xét
HS trả lời
HS quan sát hình 3.2/SGK/67. Nêu tên các loại thức ăn cung cấp chất dinh đạm. Chất nào là động vật, chất nào là thực vật
HS quan sát trả lời câu hỏi.
Học sinh quan sát hình 3.4/SGK/68. Kể tên những thực phẩm cung cấp chất đường bột.
Học sinh xem hình 3.5/SGK/68, nhận xét trả lời những câu hỏi của GV.
HS xem tranh và trả lời câu hỏi trong SGK.
Quan sát hình 3.6/SGK/69.
Nêu nguồn gốc chất béo (ĐV – TV).
HS trả lời
Quan sát hình 3.7/SGK/69 ghi vào vở những loại thực phẩm cung cấp vitamin.
HS cho ví dụ.
Dựa vào hình 3.7/SGK/69 nêu chức năng của vitamin.
HS cho ví dụ.
Kể những thực phẩm cung cấp chất khoáng.
Nêu chức năng của chất khoáng.
Ngoài nước uống còn có những thực phẩm nào cung cấp nước.
HS cho thêm một số ví dụ.
HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi
HS quan sát hình 3.9/SGK/71 kể tên các nhóm thức ăn.
Cần chọn thức ăn như thế nào?
HS đọc ví dụ SGK/72. Hình 3.10 → nhận xét.
HS quan sát hình 3.11/SGK/72. Nhận xét.
Nêu ảnh hưởng của cơ thể khi thừa và thiếu chất đạm.
Quan sát hình 3.12/SGK/73. Khuyên cậu bé đó như thế nào?
HS nhắc lại những vitamin tan trong chất béo.
HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi của GV.
4. Củng cố: 	- Nêu chức năng của các chất dinh dưỡng.
	- Nêu cách phân nhóm thức ăn.
	- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_6_bai_15_co_so_cua_an_uong_hop_ly.docx