Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 39+40 - Năm học 2019-2020- Đoàn Văn Lượng

- GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về máy biến áp một pha.

HS: Quan sát, tìm hiểu, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.

? Máy biến áp một pha có cấu tạo gồm mấy bộ phận ?.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 39+40 - Năm học 2019-2020- Đoàn Văn Lượng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn:3/02/2020
 Tiết 39: BÀI 44 : ĐỒ DÙNG ĐIỆN LOẠI ĐIỆN CƠ : QUẠT ĐIỆN 
	Hoạt động của thầy và trò
	Nội dung kiến thức	( HS ghi)
Hoạt động 1: Tìm hiểu động cơ điện 1 pha. 
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu động cơ điện.
? Động cơ điện 1 Pha có mấy bộ phận chính ?.
HS: Trả lời: hai bộ phận chính.
GV: ? Stato có cấu tạo như thế nào ?.
HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
GV: ? Rôto có cấu tạo như thế nào ?.
HS: Trả lời: gồm lõi thép và dây quấn.
GV: ? Tác dụng từ của dòng điện được biểu hiện như thế nào ?.
? Năng lượng đầu vào và đầu ra của động cơ điện là gì ?.
HS: Trả lời, kết luận.
GV: Bổ sung, thống nhất.
GV: Số liệu kỹ thuật của động cơ điện là gì?
HS: Trả lời: Uđm , Pđm
GV: Động cơ điện được ứng dụng ở đâu?
HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
I. Động cơ điện 1 pha.
1.Cấu tạo.
- Gồm 2 bộ phận chính.
+ Rô to và stato.
a) Stato. ( phần đứng yên ).
- Gồm lõi thép và dây quấn.
- Lõi thép stato làm bằng lá thép kỹ thuật điện, có các rãnh để quấn dây điện từ.
b) Rôto. ( phần quay ).
- Rôto gồm lõi thép và dây quấn.
2. Nguyên lý làm việc.
- Tác dụng từ của dòng điện đã được ứng dụng nam châm điện và các động cơ điện
3. Các số liệu kỹ thuật.
- Uđm: 127 V, 220 V.
- Pđm: 20 W – 300 W.
4 Sử dụng.
- Sgk.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quạt điện. 
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về quạt điện.
? Cấu tạo quạt điện gồm các bộ phận chính gì?.
HS: Trả lời: động cơ và cánh quạt.
GV: ? Chức năng của động cơ điện là gì, chức năng cánh quạt là gì?
HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
GV: Hướng dẫn và giải thích cho HS về nguyên lý làm việc của quạt điện.
HS: Ghi nhớ.
GV: Khi sử dụng quạt phải chú ý điều gì?
HS: Trả lời: đúng điện áp.
GV: Tổ chức và hướng dẫn HS làm việc theo nhóm tìm hiểu thực hành quạt điện.
HS: Làm việc theo nhóm, thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của GV.
GV: Gợi ý cho HS trả lời vào bản báo cáo thực hành.
HS: Đại diện nhóm trả lời.
GV: Bổ sung, thống nhất.
II. Quạt điện.
1. Cấu tạo.
- Gồm 2 bộ phận chính: Động cơ điện và cánh quạt.
- Ngoài ra còn có: lưới bảo vệ, nút điều chỉnh tốc độ, hen giờ
2. Nguyên lý làm việc.
- Khi đóng điện, động cơ điện quay, kéo cánh quạt quay theo tạo ra gió làm mát.
3. Sử dụng
- Cánh quạt quay nhẹ nhàng không bị dung, bị lắc, bị vướng cánh.
4. Thực hành quạt điện.
- Các số liệu kỹ thuật và giải thích ý nghĩa.
TT
Số liệu kỹ thuật
ý nghĩa
- Tên và chức năng các bộ phận chính của quạt điện. 
TT
Tên các bộ phận chính
Chức năng
4. Củng cố- luyện tập. 
 - HS: Đọc ghi nhớ và nêu cấu tạo của động cơ điện một pha.
 - GV tổng kết nội dung bài, hướng dẫn HS tìm hiểu máy bơm nước.
5. Hướng dẫn HS hoạt động ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi trang 155 SGK.
- Chuẩn bị bài: Máy biến áp một pha 
Ngày soạn:3/02/2020
 Tiết 40: 
BÀI 46: MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức ( HS ghi)
Hoạt động 1: Tìm hiểu máy biến áp một pha.
- GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về máy biến áp một pha.
HS: Quan sát, tìm hiểu, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
? Máy biến áp một pha có cấu tạo gồm mấy bộ phận ?.
HS: Trả lời: lõi thép và dây quấn.
? Lõi thép làm bằng vật gì ?.
? Dây quấn làm bằng vật liệu gì ?.
? Chức năng của lõi thép và dây quấn là gì ?.
HS: Tìm hiểu, trả lời.
GV: Giải thích, bổ sung, thống nhất.
HS: Quan sát hình 46.3, xác định dây quấn sơ cấp và dây quấn thức cấp trên mẫu vật.
GV: Giải thích sơ đồ mạch điện hình 46.4.
HS: Quan sát, ghi nhớ.
HS: Quan sát, tìm hiểu, trả lời.
GV: Nêu các đại lượng định mức của máy biến áp một pha.
HS: Giải thích ý nghĩa của các số liệu kĩ thuật máy biến áp một pha.
GV: Bổ sung, thống nhất.
HS: Ghi nhớ.
GV: Yêu cầu HS nêu công dụng và sử dụng của máy biến áp một pha.
HS: Trả lời: sử dụng đúng điện áp định mức.
GV: Nhận xét, thống nhất.
I.Máy biến áp một pha.
- Máy biến áp một pha là thiết bị dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha
1. Cấu tạo.
a. Lõi thép.
- Gồm các lá thép kĩ thuật điện cách điện ghép lại với nhau.
b. Dây quấn. Làm bằng dây điện từ.
- Dây quấn sơ cấp: Nối với nguồn điện, có điện áp là U1 và số vòng dây là N1.
- Dây quấn thứ cấp: Lấy điện ra, có điện áp là U2 và số vòng dây là N2.
- Ngoài ra còn có võ máy, đồng hồ, núm điều chỉnh.
3. Các số liệu kĩ thuật.
- Công suất định mức: Pđm (VA, KVA)
- Điện áp định mức: Uđm ( V, KV)
- Dòng điện định mức: Iđm ( A, KA )
4. Sử dụng.
- Usd Uđm
- Psd < Pđm
- Giữ sạch sẽ, khô ráo.
 4. Củng cố - luyện tập. 
 HS: Nêu cấu tạo và hoạt động của máy biến áp một pha.
- Hs đọc phần ghi nhớ 
GV: Giải thích nguyên lí làm việc trên sơ đồ của máy biến áp một pha.
U1
N1
N2
U2
- Khi đưa điện áp ( U1 ) vào cuộn dây quấn sơ cấp ( N1 ) => xuất hiện dòng điện cảm ứng ( U2) ở dây quấn thứ cấp ( N2 ).
- Tỉ số máy biến áp. k = = 
+ k: Hệ số của máy biến áp
+ U2> U1 là máy biến áp tăng áp.
+ U2< U1 là máy biến áp giảm áp.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 SGK
5. Hướng dẫn HS hoạt động ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài: Sử dụng hợp lý điện năng

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_3940_nam_hoc_2019_2020_doan_van.docx
Bài giảng liên quan