Giáo án Đại số 10 - Trường THPT Tân Hiệp - Tiết 17: Đại cương về hàm số
II/ CHUẨN BỊ :
+ GV: Bài giải , các bảng phụ vẽ biểu đồ .
+ HS: SGK, chuẩn bị bài tập ở nhà : từ bài 7 đến 16 trang 45, 46 .
III. KIỂM TRA BÀI CŨ : .
· Câu hỏi 1 : Tìm tập xác định của hàm số : y =.
· Câu hỏi 2 : Xét sự biến thiên của hàm số y = x3 + 2x – 2 trên khoảng ( - ; - 1) .
· Câu hỏi 3 : Xét tính chẵn , lẻ của hàm số : y = | x + 2 | - | x – 2| .
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HĐ1 : Cũng cố kiến thức về hàm số :
Ngày soạn Tiết : 17 LUYỆN TẬP : &1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÀM SỐ I/ MỤC TIÊU : Kiến thức : Giúp học sinh : + Hiểu chính xác khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số . + Hiểu khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến , hàm số chẵn, hàm số lẻ . Biết được tính chất đối xứng của đồ thị chẵn, hàm số lẻ . + Hiểu các phép tịnh tiến đồ thị song song với trục tọa độ . Kỹ năng : Khi cho hàm số bằng biểu thức học sinh cần + Biết cách tìm tập xác định của hàm số , tính giá trị của hàm số tại một điểm cho trước thuộc tập xác định , biết kiểm tra một điểm có thuộc đồ thị hàm số cho trước hay không . + Biết cách chứng minh hàm số đồng biến, nghịch biến, hàm số chẵn, hàm số lẻ bằng định nghĩa . + Biết cách tìm hàm số có đồ thị (G’) khi cho đồ thị (G) tịnh tiến song song với trục tọa độ . Thái độ : + Rèn luyện tính tỉ mỉ, chính xác khi vẽ đồ thị . + Thấy được ý nghĩa của hàm số và đồ thị trong đời sống thực tế . II/ CHUẨN BỊ : + GV: Bài giải , các bảng phụ vẽ biểu đồ . + HS: SGK, chuẩn bị bài tập ở nhà : từ bài 7 đến 16 trang 45, 46 . III. KIỂM TRA BÀI CŨõ : . Câu hỏi 1 : Tìm tập xác định của hàm số : y =. Câu hỏi 2 : Xét sự biến thiên của hàm số y = x3 + 2x – 2 trên khoảng ( - ¥ ; - 1) . Câu hỏi 3 : Xét tính chẵn , lẻ của hàm số : y = | x + 2 | - | x – 2| . IV.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HĐ1 : Cũng cố kiến thức về hàm số : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung + Phát biểu định nghĩa hàm số . + Từ định nghĩa GV yêu cầu các nhóm thảo luận bài tập 7 và 8 . + Gọi 2 hs khá trả lời . GV vẽ hình . + HS phát biểu : “ một quy tắc cho tương ứng mỗi số x thuộc D với một và chỉ một số y . “ Các nhóm thảo luận . 7. Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực dương với căn bặc hai của nó , không xác định một hàm số . Vì mỗi số thực dương x có hai căn bậc hai . 8. Cho hs y = f(x) xác định trên tập D có đồ thị (G) . Điểm A(a, 0) trên trục Ox . Từ A dựng đường thẳng d cùng phương trục tung Oy . a) Nếu a Ỵ d thì d và (G) có điểm chung Nếu a d thì d và (G) k hông có điểm chung. b) d và đồ thị (G) có nhiều nhất một điểm chung . c) Đường tròn không thể là đồ thị của một hàm số , vì một đường thẳng song song Oy có thể cắt đường tròn tại hai điểm phân biệt . HĐ2 : Tìm tập xác định của hàm số : Đ K để các hàm số sau xác định : y=1/P(x) xđ . GV gọi HS TB ở c1c nhóm lên bảng giải . * Hàm số cho bởi hai biểu thức . + Biểu thức một xác định trên tập A. + Biểu hai một xác định trên tập B. Hàm số xác định trên tập D = Ằ B . Gọi HS yếu ở các nhóm trả lời câu 10 / b) . * M(x0; y0) Ỵ (G) của hs y = f(x) khi y0 = f(x0) là đảng thức đúng . Gọi HS yếu ở các nhóm trả lời câu 11. HS trả lời : P(x) ≠ 0. P(x) ³ 0 P(x) > 0 . HS lên bảng giải . Các nhóm khác nhận xét, đánh giá . HS tìm tập xác định A, B và D = Ằ B . HS các nhóm trả lời và giải thích . HS các nhóm trả lời và giải thích . 9) a) D= R \ { -3; 3 } b) -1 ≠ x ≤ 0 c) ( - 2; 2} d) [1; 2) È ( 2; 3) È (3; 4] . 10) a) D = [ -1 ; + ¥ ) b) f( - 1) = 6 ; f(0, 5) = 3; f(1) = 0 ; f(2) = 11) Các điểm A, B, C không thuộc (G); điểm D thuộc (G) . HĐ3 : Khảo sát sự biến thiên của hàm số : PP xét sự biến thiên của hàm số : GV gọi HS Khá _ Giỏi ở các nhóm làm các bài tập Câu 12 và 13 . HS nhắc lại : +" x1, x2 Ỵ K ,x1 ≠ x2, + Tính tỷ số T = + Nếu T > 0 => Hàm số y = f(x) đồng biến trên tập K + Nếu T Hàm số y = f(x) nghịch biến trên tập K + các nhóm nhận xét và đánh giá bài giải . 12) a) Hàm số y = nghịch biến trên mỗi khoảng ( - ¥; 2) và ( 2; + ¥) . b) Hàm số y = x2 - 6x + 5 nghịch biến trên (¥; 3) và đồng biến trên ( 3; + ¥). c) Hàm số y = x2005 + 1 đồng biến trên R 13) Hàm số y = 1/ x . a) nghịch biến trên mỗi khoảng ( - ¥; 0) và (0; + ¥) . b) Chứng minh khẳng định a) . HĐ4 : Tính chẵn, lẻ của hàm số : HS nêu pp xét tính chẵn lẻ của hàm số : CHÚ Ý : + Nếu D không là tập đối xứng thì $ x Ỵ D mà –x D . + $ x Ỵ D mà f( - x) ≠ f(x) và f( - x) ≠ - f(x) thì f(x) là hs không chẵn cũng không lẻ . GV gọi hs TB- Khá ở các nhóm lên bảng giải câu 14, câu 5 . HS trả lời : + Tìm tập xác định D của hàm số . + " x Ỵ D thì –x Ỵ D ( Nếu D là tập đối xứng thì " x Ỵ D thì –x Ỵ D ) + Nếu f( - x) = f(x) thì hs y = f(x) là hàm số chẵn trên tập D . + Nếu f( - x) = - f(x) thì hs y = f(x) là hàm số lẻ trên tập D . 14) Nếu hàm số f(x) là chẵn ( hay lẻ) thì tập xác địnhcủa nó là tập đối xứng . Hàm số y = có tập xác định [ 0 ; + ¥) không phải là tập đối xứng , nên hs này không phải là hs chẵn, không phải là hs lẻ . BT 5 – trang 45 y = x4 - 3x2 + 1 là hs chẵn . y = -2x3 + x là hàm số lẻ . y = | x + 2| - | x – 2 | hàm số lẻ y = | 2x + 1| - | 2x – 1 | là hàm số chẵn HĐ5 : Tịnh tiến đồ thị + GV cho các nhóm thảo luận câu 15 , 5 phút . Gọi đại diện nhóm lên ghi kết quả + GV cho các nhóm thảo luận câu 16 , 7 phút . Gọi đại diện nhóm lên ghi kết quả ( chọn HS khá, giỏi ) HS phân tích y = 2x – 3 = f(x) – 3 = 2( x – 3/2) . 15) Cho (d) y = 2x và (d’) : y = 2x – 3 a) Tịnh tiến (d) xuống dưới 3 đơn vị b) Tịnh tiến (d) sang phải 1, 5 đơn vị . 16) Cho hàm số y f(x) = -2/ x (H) . a) Tịnh tiến (H) lên trên 1 đơn vị :ta được hs . b) Tịnh tiến (H) sang trái 3 đơn vị :ta được hs . c) Tịnh tiến (H) lên trên 1 đơn vị sau đó tịnh tiến sang trái 3 đơn vị :ta được hs . V : CŨNG CỐ : . Tập xác định của hàm số . + Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số . + Tính chẵn , lẻ của hàm số . + Tịnh tiến đồ thị song song với các trục tọa độ . VI: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : + Đọc và chuẩn bị bài &2 HÀM SỐ BẬC NHẤT trang 48, 49, 50 SGK . + Bài tập làm thêm : 2. 1 đến 2.13 trang 29, 30 Sách bài tập Đại số 10 nâng cao .
File đính kèm:
- &1.Bai tap ham so.doc