Giáo án Đại số 7 - Tiết 30: Cộng, trừ đa thức

GV: Nêu VD :hai đa thức P, Q (SGK)

-Tính P-Q

 GV:yêu cầu HS tự nghiên cứu cách làm bài của SGK,

GV: yêu cầu HS giải thích các bước thực hiện trên.

- GV nhấn mạnh từng bước làm và chú ý cho HS cẩn thận bỏ dấu ngoặc khi có dấu trừ đằng trước.

GV: giới thiệu kết quả là hiệu của hai đa thức P và Q.

Muốn trừ hai đa thức ta thực hiện theo mấy bước?

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: minhanh89 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Đại số 7 - Tiết 30: Cộng, trừ đa thức, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 60 - Tuần 30.	§6. CỘNG, TRỪ ĐA THỨC.
I. MỤC TIÊU :
 * Kiến thức
 HS biết cộng hai đa thức.
 * Kỹ năng 
 Rèn luyện kĩ năng bỏ dấu ngoặc, thu gọn đa thức.
 * Thái độ 
 Cẩn thận, chính xác trong tính toán.
II. CHUẨN BỊ :
GV : Computer, máy chiếu projecture, thước kẻ, các miếng bìa viết đáp án bài 31 SGK.
HS : Bảng nhóm, bút viết bảng.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Hoạt động 1 : KIỂM TRA ( 7 phút )
GV đưa tình huống:
GV: còn các em đã biết thu gọn đa thức chưa? Hãy thu gọn đa thức:
 A = 5x2y + 5x – 3 + xyz – 4x2y + 5x - 
GV gọi HS nhận xét
ĐVĐ: nếu xem đa thức M = 5x2y + 5x – 3 N = xyz – 4x2y + 5x - thì chúng ta đã thực hiện cộng hai đa thức. Vậy trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn phép cộng hai đa thức và biết được phép trừ hai đa thức thì thực hiện như thế nào ?
=> bài mới : Cộng trừ đa thức.
Gv yêu cầu HS phát biểu quy tắc “dấu ngoặc”
GV:Dựa vào qui tắc “dấu ngoặc” và t/c của các phép tính trên số, ta có thể cộng, trừ các biểu thức số. Bằng cách tương tự, ta có thể thực hiện các phép toán cộng, trừ 
hai đa thức.
- HS1: bạn có biết thu gọn một đa thức không?
- HS2: hình như mình vừa học ở bài trước.
HS cả lớp cùng làm, 1 HS viết bảng phụ.
A = 5x2y + 5x – 3 + xyz – 4x2y + 5x - 
 = (5x2y – 4x2y) + (5x + 5x) + xyz +(– 3 - )
 = x2y + 10x + xyz – 3
HS phát biểu quy tắc “dấu ngoặc”
Hoạt động 2 : 1. CỘNG HAI ĐA THỨC (13 phút)
GV: Nêu VD :hai đa thức M, N (SGK)
-Tính M+N 
 GV:yêu cầu HS tự nghiên cứu cách làm bài của SGK,
GV: yêu cầu HS giải thích các bước thực hiện trên.
GV nhấn mạnh từng bước làm.
GV: giới thiệu kết quả là tổng của hai đa thức M và N.
Muốn cộng hai đa thức ta thực hiện theo mấy bước?
GV:Yêu cầu HS làm 
Gv gọi HS cho ví dụ đa thức.
GV chọn hai đa thức và yêu cầu HS thực hiện phép cộng.
* BT 29/40, SGK :
a) (x + y) + (x – y)
GV đưa bảng phụ cho 1 HS viết.
GV treo bảng phụ: em nào ra kết quả giống như trên bảng ?
GV nhận xét.
HS: cả lớp tự đọc SGK
M + N 
 = (5x2y + 5x – 3) + (xyz – 4x2y + 5x - )
 = 5x2y + 5x – 3 + xyz – 4x2y + 5x - 
 = (5x2y – 4x2y) + (5x + 5x) + xyz +(–3 - )
 = x2y + 10x + xyz – 3
HS: các bước làm:
- Viết hai đa thức gần nhau và đặt dấu +.
- Bỏ dấu ngoặc.
- Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp nhóm các hạng tử đồng dạng.
- cộng trừ các hạng tử đồng dạng.
HS cho vd 3 đa thức
* HS thực hiện theo nhóm 2 em và trình bày trên bảng.
- HS thực hiện (hoạt động cá nhân)
a) (x + y) + (x – y) = x + y + x – y = 2x
Hoạt động 3 : 2. TRỪ HAI ĐA THỨC (10 phút)
GV: Nêu VD :hai đa thức P, Q (SGK)
-Tính P-Q 
 GV:yêu cầu HS tự nghiên cứu cách làm bài của SGK,
GV: yêu cầu HS giải thích các bước thực hiện trên.
- GV nhấn mạnh từng bước làm và chú ý cho HS cẩn thận bỏ dấu ngoặc khi có dấu trừ đằng trước.
GV: giới thiệu kết quả là hiệu của hai đa thức P và Q.
Muốn trừ hai đa thức ta thực hiện theo mấy bước?
GV:Yêu cầu HS làm 
 Gv có thể lấy vd hai đa thức ở 
GV thu bảng phụ, nhận xét hoạt động các nhóm.
GV quan sát và nhắc nhở những sai sót các nhóm mắc phải.
* BT 29/40, SGK :
b) (x + y) – (x – y)
GV đưa bảng phụ cho 1 HS viết.
GV treo bảng phụ: em nào ra kết quả giống như trên bảng ?
GV nhận xét.
- HS cả lớp đọc ví dụ SGK.
P – Q = (5x2y – 4xy2 + 5x – 3) – (xyz – 4x2y + xy2 + 5x - )
 = 5x2y – 4xy2 + 5x – 3 – xyz + 4x2y - xy2 - 5x + 
 = (5x2y + 4x2y) +(– 4xy2 - xy2 ) + (5x - 5x ) – xyz + (– 3 + )
 = 9x2y – 5xy2 – xyz - 2
HS: nêu các bước làm:
- Viết hai đa thức gần nhau và đặt dấu -.
- Bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “-”
- Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp nhóm các hạng tử đồng dạng.
- Cộng, trừ các hạng tử đồng dạng.
* HS thực hiện theo nhóm vào bảng phụ.
HS đại diện một nhóm trình bày.
HS các nhóm khác nhận xét.
- HS thực hiện (hoạt động cá nhân)
b) (x + y) – (x – y) = x + y – x + y = 2y
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
 1. Củng cố: (12 phút)
* BT 31/40, SGK : Dưới dạng trò chơi:
 Ai nhanh hơn.
GV đưa cho mỗi nhóm các miếng bìa có ghi các đơn thức.
Đề: 
M = 3xyz – 3x2 + 5xy – 1 
N = 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y 
Đội 1:Tính M – N 
Đội 2:Tính N – M 
GV: có nhận xét gì về hai đa thức M – N và N – M ?
* BT 30/40, SGK : Tính tổng của 2 đa thức :
P = x2y + x3 – xy2 + 3
Q = x3 + xy2 – xy – 6 
GV phát phiếu học tập cho các nhóm (4-5HS).
GV thu bảng phụ, nhận xét hoạt động các nhóm.
GV gọi HS nhận xét.
GV nhận xét bài làm của các nhóm dựa vào phiếu.
- HS tự thực hiện 2 nhóm (2 dãy lớp)
HS Tính toán và chọn đơn thức ráp thành kết quả trên bảng.
M – N = 2xyz – 8x2 + 10xy + y – 4 
N – M = - 2xyz + 8x2 – 10xy – y + 4
HS: Từng cặp hạng tử đồng dạng trong hai đa thức đó có hệ số đối nhau.
- HS thực hiện theo nhóm (trên phiếu học tập).
Một nhóm thực hiện trên bảng phụ.
P + Q 
 = (x2y + x3 – xy2 + 3) + (x3 + xy2 – xy – 6)
 = x2y + x3 – xy2 + 3 + x3 + xy2 – xy – 6
 = x2y +( x3 + x3 ) + (xy2 – xy2 ) – xy + (3 – 6)
 = x2y + 2x3 – xy – 3
HS nhận xét bài làm trên bảng phụ.
 2. Hướng dẫn học ở nhà: (3 phút)
* Xem lại ví dụ và các bài tập đã chữa để làm tốt các bài tập 32, 33, 34, 35 trang 40 SGK.
Chú ý :
 Khi bỏ ngoặc, trước dấu ngoặc có dấu “-” phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc.
 Kết quả của phép cộng, trừ hai đa thức là một đa thức đã thu gọn.
* Chuẩn bị bài mới : Luyện tập.
 Hướng dẫn bài 32/40 SGK

File đính kèm:

  • docgiao an word.doc
  • docBIA GIAO AN.doc
  • pptCong tru da thuc1.ppt
  • docphieu.doc