Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 64: Ôn tập chương IV (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Hoàn

I. Ôn tập khái niệm về biểu thức đại số, đơn thức, đa thức

1) Biểu thức đại số là những biểu thức mà trong đó ngoài các số, các ký hiệu toán học cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, dấu ngoặc, còn có các chữ (đại diện cho các số)

2) - Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến hoặc một tích giữa các số và các biến.

- Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức.

- Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có các hệ số khác 0 và có cùng phần biến.

3) Đa thức là một tổng của những đơn thức.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 64: Ôn tập chương IV (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Hoàn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 24/ 04/ 2021.
Tiết 64: ÔN TẬP CHƯƠNG IV (Tiết 1) 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh được ôn tập, củng cố kiến thức chương IV: Biểu thức đại số. Biết vận dung các kiến thức đó để giải bài tập SGK, SBT.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thu gọn đơn thức, nhân đơn thức, cộng – trừ đơn thức đồng dạng, tính giá trị của biểu thức.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Soạn bài, lựa chọn hệ thống bài tập.
HS: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
1. Lý thuyết:
1) Biểu thức đại số:
Biểu thức đại số là gì? Cho ví dụ?
2) Đơn thức: Thế nào là đơn thức?
GV gọi 1HS lên bảng 
- Hãy viết một đơn thức của hai biến x, y có bậc khác nhau?
Bậc của đơn thức là gì?
Hãy tìm bậc của mỗi đơn thức trên?
Tìm bậc của các đơn thức: x ; ; 0?
Thế nào là hai đơn thức đồng dạng?
Cho ví dụ?
3) Đa thức: Đa thức là gì?
Viết một đa thức của một biến có bốn hạng tử, trong đó hệ số cao nhất là -2 và hệ số tự do là 3? Bậc của đa thức là gì?
Tìm bậc của đa thức vừa viết?
Hãy viết một đa thức bậc 5 của biến x trong đó có 4 hạng tử, ở dạng thu gọn?
Sau đó GV yêu cầu HS làm bài trên phiếu học tập.
2. Bài tập
Dạng 1: Tính giá trị biểu thức
Yêu cầu HS hoạt động bài tập 58 sgk
Tính giá trị biểu thức sau:
Tại x = 1; y = - 1; z = -2
a) 2xy.(5x2y+ 3x - z)
b) xy2 + y2z3 + z3x4
GV gọi 2 HS lên bảng làm
2 HS lên bảng làm
HS1: câu a
HS2: câu b
GV gọi HS nhận xét và bổ sung chỗ sai
Dạng 2: Thu gọn đơn thức, tính tích của đơn thức.
Bài 54 tr 17 SBT
Thu gọn các đơn thức sau, rồi tìm hệ số của nó.
GV kiểm tra bài làm của HS
Bài tập 60 SGK: 
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 60
a) Mỗi phút vòi thứ nhất chảy vào bể A được 30 lít. Vậy 2 phút được bao nhiêu? 3 phút được bao nhiêu? 
b) Ban đầu bể A có 100 lít. Hỏi điền vào các chỗ trống là bao nhiêu?
c) Tương tự mỗi phút chảy vào bể B 40 lít. Vậy 2 phút được bao nhiêu? 3 phút được bao nhiêu? 
Sau thời gian x phút thì vòi thứ nhất chảy vào bể A được bao nhiêu? vòi thứ hai chảy vào bể B được bao nhiêu?

I. Ôn tập khái niệm về biểu thức đại số, đơn thức, đa thức 
1) Biểu thức đại số là những biểu thức mà trong đó ngoài các số, các ký hiệu toán học cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, dấu ngoặc, còn có các chữ (đại diện cho các số)
2) - Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến hoặc một tích giữa các số và các biến.
- Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức.
- Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có các hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
3) Đa thức là một tổng của những đơn thức.
- Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
II. Bài tập
Bài 1: 
a) 2xy.(5x2y+ 3x - z)
Thay x = 1 ; y = -1 ; z = -2 vào biểu thức ta có:
2. 1(-1)[5. 12. (-1)+ 3. 1-(-2)]
= -2. [-5+ 3+ 2] = 0
b) xy2 + y2z3 + z3x4
Thay x = 1; y = -1 ; x = -2 vào biểu thức:
1.(-1)2+(-1)2.(-2)3+(-2)3.14
 = 1.1 + 1.(-8) + (-8) . 1
 =1 - 8 - 8 = - 15
Bài 2:
Kết quả: 
a) -x3y2z2 có hệ số là -1
b) -54bxy2 có hệ số là -54b
c) -x3y7z3 có hệ số là -
HS: Đại diện nhóm lên điền kết quả vào chỗ trống:

1
2
3
4
10
Bể A
130
160
190
220
400
Bể B
40
80
120
160
400
Tổng
170
240
310
380
800

HS: Sau x phút thứ tự bể A, B là:
Bể A: 100 + 30x
Bể B: 40x

3. Cúng cố: 
- Kiến thức cơ bản đã học. 
- Các dạng bài tập cơ bản.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập quy tắc cộng trừ hai đơn thức đồng dạng ; cộng trừ đa thức, nghiệm của đa thức.
- Bài tập về nhà số 62, 63, 65, tr 50 - 51 SGK ; số 51, 52, 53 tr 16 SBT
Bài 1: a) Chứng minh rằng nếu x = 1 là một nghiệm của đa thức f(x) = thì 
x = b cũng là nghiệm của đa thức nói trên.
b) Chứng minh rằng nếu x = -1 là một nghiệm của đa thức f(x) = thì x= -q cũng là nghiệm của đa thức nói trên.
 HD: Vì x = 1 là một nghiệm của đa thức f(x) = nên f(1) = 1+ a+ b = 0
 Ta có: f(b) = = b(b+ a+ 1) = b. 0 = 0
 Vậy thì x = b cũng là nghiệm của đa thức 
Bài 2: Tìm nghiệm của các đa thức sau.
 f(x) = 3x – 6; 	h(x) = –5x + 30	 g(x) = (x-3)(16-4x)
 k(x) = x2-81	m(x) = x2 +7x -8	 n(x) = 5x2+9x+4
- Tiết sau tiếp tục ôn tập.	

File đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_64_on_tap_chuong_iv_tiet_1_nam_hoc.doc