Giáo án dự án dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Sinh học 9
- Yêu cầu học sinh báo cáo trước lớp về kết quả nghiên cứu.
- Nhận xét, đánh giá các nhóm nghiên cứu về:
+ Quá trình thực hiện:
+ Kết quả đạt được:
+ Năng lực trình bày và giải thích kết quả nghiên cứu.
+ Chất lượng các câu trả lời của nhóm.
GIÁO ÁN DỰ ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 9 Tiết 57 - Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG I. NGƯỜI SOẠN - Họ và tên: NGUYỄN THỊ HUẾ - Trường: THCS Búng Lao, Mường Ảng, Điện Biên II. TỔNG QUAN VỀ BÀI DẠY 2.1: Tiêu đề bài dạy: Ô nhiễm môi trường. 2.2: Đặt vấn đề. Con người, sinh vật luôn tác động qua lại với nhau và tác động tới môi trường. Có rất nhiều tác động tích cực như cải tạo, chăm sóc, nuôi dưỡng..., bên cạnh các tác động tích cực đó còn có các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường vậy hiện tượng ô nhiễm môi trường là gì, các tác nhân chủ yếu nào gây ô nhiễm, nguyên nhân là do đâu? Trước tiên để nghiên cứu nội dung bài học, ngoài môn Sinh học các em cần tích hợp liên môn như: môn Hóa học, Vật lý, Công nghệ, Giáo dục công dân, Địa lý... để vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học. 2.3: Lĩnh vực bài dạy: Ô nhiễm môi trường 2.4: Cấp THCS – Lớp 9 2.5: Thời gian dự kiến: 1 tháng. III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU 3. 1. Mục tiêu kiến thức theo chuẩn Cách triển khai đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với đối tượng học sinh lớp 9. Tích hợp được các môn học khác mà vẫn đảm bảo mục tiêu kiến thức và kĩ năng của từng môn học: a. Môn Sinh học - Học sinh nêu được ô nhiễm môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống. - Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. b. Môn Hóa học Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: khí CO2, CO, SO2, NO2 được tích hợp nhiều bài trong môn Hóa 8, Hóa 9; ví dụ Hóa 9 - Bài 2: Một số oxit quan trọng, Bài 27: Các bon... c. Môn Vật lý Các tác nhân lý học có thể gây ô nhiễm môi trường được vận dụng vào môn Vật lý 6,7,8,9; ví dụ Vật lý 6: Bài 26: Sự bay hơi và ngưng tụ, Vật lý 7: Sự nhiễm điện do cọ sát, Vật lý 9: Truyền tải điện năng đi xa. d. Môn Địa lý Địa lý 7- Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa. đ. Môn Giáo dục Môn GDCD 6,7: Biết tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.( bài 3 GDCD 6: Tiết kiệm; bài 4 GDCD 7: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên) e) Các chuyên đề liên quan: - Sinh thái học: Tài nguyên và môi trường, hệ sinh thái, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái, các quy luật sinh thái cơ bản... - Giáo dục công dân: Vấn đề ô nhiễm môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. - Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, cũng như năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong học tập và đời sống. 3.2 Mục tiêu đối với học sinh/ kết quả học tập. - Học sinh nêu được ô nhiễm môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống. - Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. - Củng cố kiến thức liên quan (Vật lí, Hóa học, sinh thái học...) - Giúp học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học (cách xác định đề tài nghiên cứu, cách xây dựng và báo cáo đề cương nghiên cứu, cách xây dựng cấu trúc của một báo cáo khoa học, cách bảo vệ đề tài... - Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển năng lực tư duy logic, tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. - Rèn luyện năng lực thực hành, giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. - Rèn luyện khả năng trình bày một vấn đề khoa học trước tập thể một cách mạch lạc, tự tin, thuyết phục. - Bồi dưỡng lòng yêu khoa học, rèn luyện tính nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học. 3.3 Bộ câu hỏi định hướng. a) Câu hỏi khái quát: Chủ đề: Ô nhiễm môi trường b) Các vấn đề cần thực hiện trong dự án. * Tìm hiểu các vấn đề - Khái niệm “ô nhiễm môi trường, các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm.” * Điều kiện thực hiện dự án - Thời gian tiến hành: từ 25/2/ 2013 đến hết 25/3/2013. - Cơ sở vật chất, phương tiện đi lại: Xe đạp và xe máy. - Phương tiện nghiên cứu: Máy ảnh, máy chiếu, máy tính, máy in. - Thành viên tham gia: 18 thành viên chia làm 6 nhóm. * Lựa chọn hướng nghiên cứu: - Nghiên cứu lí thuyết: các tài liệu ở thư viện nhà trường. - Đi tham quan những nơi bị ô nhiễm.... * Ý nghĩa của đề tài, tính thực tiễn, tính khả thi. - Ý nghĩa của đề tài: Học sinh hiểu môi trường là gì, kể được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. - HS lớp 9 đã có những hiểu biết nhất định về môi trường qua chương trình Sinh học THCS, nên đề tài sẽ giúp các em sáng tỏ hơn, và có tính khả thi hơn. * Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài. - Đối tượng nghiên cứu: + Hiện tượng môi trường bị ô nhiễm. + Các biện pháp để nâng cao hiệu xuất môi trường tránh tác nhân ô nhiễm. * Tiến hành nghiên cứu: - GV soạn giáo án, thiết kế power point hướng dẫn HS - Giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh nghiên cứu. * HS viết báo cáo khi nghiên cứu. * Báo cáo kết quả nghiên cứu. IV. THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. 4.1 Các kĩ năng thiết yếu. - Kĩ năng độc lập nghiên cứu, kĩ năng thiết kế bảng. - Kĩ năng viết báo cáo toàn văn. - Kĩ năng thiết kế các slide (power point) để báo cáo kết quả nghiên cứu. - Kĩ năng hoạt động nhóm 4.2 Các giai đoạn thực hiện: Giai đoạn Mục đích Giáo viên Học sinh 1 - HS nhận thức rõ ý nghĩa của việc thực hiện dự án - Học sinh chuẩn bị kiến thức có liên quan đến đề tài. - Nêu ý nghĩa và lược sử sự phát triển của dự án. - Phân chia lớp thành các nhóm nghiên cứu - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới dự án - Các thành viên trong mỗi nhóm hợp tác nghiên cứu. 2 - Xác định được đề tài nghiên cứu - Đưa ra một số định hướng nghiên cứu. - Đánh giá và lựa chọn đề tài nghiên cứu khả thi - Lựa chọn đề tài nghiên cứu. - Các thành viên trong mỗi nhóm hợp tác viết và trình bày cương nghiên cứu 3 - Học sinh thu thập và xử lý các số liệu cần thiết để đưa ra kết luận. Hướng dẫn các nhóm thực hiện đề tài. (lưu ý đến các sai số có thể mắc phải) - Thực hiện đề tài - Viết báo cáo khoa học. 4 Bảo vệ đề tài nghiên cứu Đánh giá và nghiệm thu đề tài nghiên cứu Báo cáo kết quả nghiên cứu 4.3 Lịch trình chi tiết: Giai đoạn 1 (Từ 25/2 đến 10/3) * Mục tiêu: - HS nhận thức rõ ý nghĩa của việc thực hiện dự án: “ Ô nhiễm môi trường” - Học sinh chuẩn bị kiến thức có liên quan đến đề tài: các kiến thức môn Hóa học, Vật lí, Sinh học, Địa lý... - Giáo viên hướng dẫn tài liệu tham khảo: Sinh học 9; Sinh lí Thực vật. - Phổ biến thời gian tiến hành từ 25/2/2013 đến hết 25/3/2013. * Nhiệm vụ: - Giáo viên: Nêu ý nghĩa của dự án. - Phổ biến sơ bộ quy định của việc thực hiện dự án trong thời gian 1 tháng, yêu cầu các nhóm HS thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được phân công và tiến độ thực hiện nhiệm vụ 10 ngày/ 1 lần. Viết đề cương nghiên cứu và chuẩn bị số liệu cụ thể để viết báo cáo khoa học. - Hướng dẫn HS thực hiện dự án thông qua bài giảng tích hợp liên môn: “ Ô Nhiễm môi trường” (Bản Word và powerpoint đính kèm) - Chia nhóm: 18 HS thành 6 nhóm nghiên cứu: Nhóm Họ và Tên Nhiệm vụ nghiên cứu Thời gian hoàn thành I - Cà Thị Anh ( Nhóm trưởng) - Lò Văn Chung - Vàng A Chứ Khái niệm ô nhiễm môi trường. BT... 10/3/2013 II - Nguyễn Văn Đoàn ( Nhóm Trưởng) - Lường Thị Gái - Lò Văn Hải Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt 10/3/2013 III - Lò Văn Hảo ( Nhóm trưởng) - Bùi Đình Văn - Lò Thị Thảo Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học 10/3/2013 IV - Lò Thị Mai ( Nhóm trưởng) - Lò Thị Ngân - Vàng Thị Va Ô nhiễm do các chất phóng xạ 10/3/2013 V - Lường Thị Kim ( Nhóm trưởng) - Lò Thị Khoa - Lò Văn Lợi Ô nhiễm do các chất thải rắn 10/3/2013 VI - Tòng Thị Lan ( Nhóm trưởng) - Lò Thị Mai - Lò Văn Hồng. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh. 10/3/2013 - Học sinh: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới dự án. * Giai đoạn 2 (Từ 11/3 đến 20/3/2013) - Định hướng HS nghiên cứu và viết đề cương nghiên cứu. - HS viết đề cương và tiến trình nghiên cứu… - Đánh giá và lựa chọn đề tài khả thi: * Giai đoạn 3 (Từ 21/3 đến 25/3/2013 - Yêu cầu học sinh báo cáo trước lớp về kết quả nghiên cứu. - Nhận xét, đánh giá các nhóm nghiên cứu về: + Quá trình thực hiện: + Kết quả đạt được: + Năng lực trình bày và giải thích kết quả nghiên cứu. + Chất lượng các câu trả lời của nhóm. V. LỊCH TRÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN. 5.1 Lịch trình đánh giá: Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc. Sau khi hoàn tất dự án - Trình bày khái niệm, kể các tác nhân - Báo cáo đề cương nghiên cứu - Tiến độ thực hiện đề tài. - Cách xử lý số liệu thu được - Cơ sở của các nhận định và kết luận đưa ra - Ý nghĩa của kết luận rút ra từ kết quả NC - Việc báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài 5.2 Phương tiện sử dụng: Công nghệ – Phần cứng Máy tính Máy ảnh kỹ thuật số Máy in Máy chiếu Công nghệ – mềm Tư liệu in Sách giáo khoa lớp 9,Tài liệu Chuyên Sinh – Sinh lí Thực vật và các tài liệu liên quan. Hỗ trợ Phòng thí nghiệm, Máy tính, Projector Nguồn Internet Yêu cầu khác Sự ủng hộ của Ban Giám hiệu Nhà trường và các phụ huynh. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Nhóm nghiên cứu I – Cà Thị Anh – trưởng nhóm) 1. Tìm hiểu hiện tượng: Ô nhiễm môi trường. - Em hiểu thế nào là hiện tượng ô nhiễm môi trường? - Tích hợp kiến thức liên môn Hóa học, Vật lý, Địa lý...... 2. Điều kiện thực hiện đề tài: - Danh sách thành viên trong nhóm: + Cà Thị Anh (Nhóm trưởng) + Lò Văn Chung + Vàng A Chứ - Thời gian tiến hành: Từ 26 /2 đến 10/3/2013 - Thời hạn hoàn thành: 10/3/2013 - Điều kiện về cơ sở vật chất (phòng bộ môn, máy in, máy tính, các thiết bị khác...) - Liệt kê kiến thức liên quan đến đề tài cần chuẩn bị: Kiến thức hóa học, vật lý, địa lý, sinh học ... chỉ ra được hiện tượng gây ô nhiễm. Búng Lao, ngày 25 tháng 2 năm 2013 GV Hướng dẫn Nguyễn Thị Huế PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Nhóm nghiên cứu II – Nguyễn Văn Đoàn – trưởng nhóm) 1. Tìm hiểu hiện tượng: Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. - Trình bày được các khí có trong thành phần không khí gây độc hại cho cơ thể sinh vật? - Thảo luận nhóm hoàn thiện bảng 54.1 - SGKT162 - HS tích hợp kiến thức sinh học, hóa học, địa lý.... 2. Điều kiện thực hiện đề tài: - Danh sách thành viên trong nhóm: + Nguyễn Văn Đoàn ( Nhóm Trưởng) + Lường Thị Gái + Lò Văn Hải - Thời gian tiến hành: Từ 26 /2 đến 10/3/2013 - Thời hạn hoàn thành: 10/03/2013 - Điều kiện về cơ sở vật chất: Máy tính, máy in, phương tiện đi thực địa... - Liệt kê kiến thức liên quan đến đề tài cần chuẩn bị: HS tích hợp kiến thức sinh học, hóa học, địa lý.... Búng Lao, ngày 25 tháng 2 năm 2013 GV Hướng dẫn Nguyễn Thị Huế PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Nhóm nghiên cứu III – Lò Văn Hảo – trưởng nhóm) 1. Tìm hiểu hiện tượng: Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học - Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ ở những môi trường nào? - Con đường phát tán các loại hoá chất đó? - Nêu tác hại của thuốc bảo vệ thực vật? - HS tích hợp kiến thức sinh học, hóa học, địa lý.... 2. Điều kiện thực hiện đề tài: - Danh sách thành viên trong nhóm: + Lò Văn Hảo ( Nhóm trưởng) + Bùi Đình Văn + Lò Thị Thảo - Thời gian tiến hành: Từ 26 /2 đến 10/3/2013 - Thời hạn hoàn thành: Đến 10/3/2013 - Điều kiện về cơ sở vật chất: Dụng cụ, hóa chất phòng thí nghiệm và phương tiện thực địa (xe đạp) - Liệt kê kiến thức liên quan đến đề tài cần chuẩn bị: + Kĩ năng thực hành thí nghiệm. + Sinh thái học: Diễn thế sinh thái, tài nguyên và môi trường, hệ sinh thái, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái, các quy luật sinh thái cơ bản... + Giáo dục công dân: Vấn đề ô nhiễm môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Búng Lao, ngày 25 tháng 2 năm 2013 GV Hướng dẫn Nguyễn Thị Huế PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 (Nhóm nghiên cứu IV – Cà Thị Anh – trưởng nhóm) 1. Tìm hiểu hiện tượng: Ô nhiễm do các chất phóng xạ. - Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu? - Các chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào? - Tích hợp kiến thức hóa học, đia lý, vật lý. 2. Điều kiện thực hiện đề tài: - Danh sách thành viên trong nhóm: + Lò Thị Mai ( Nhóm trưởng) + Lò Thị Ngân + Vàng Thị Va - Thời gian tiến hành: Từ 26 /2 đến 10/3/2013 - Thời hạn hoàn thành: 10/3/2013 - Điều kiện về cơ sở vật chất (phòng bộ môn, máy in, máy tính, các thiết bị khác...) - Liệt kê kiến thức liên quan đến đề tài cần chuẩn bị: Kiến thức hóa học, vật lý, địa lý, sinh học ... chỉ ra được hiện tượng gây ô nhiễm. Búng Lao, ngày 25 tháng 2 năm 2013 GV Hướng dẫn Nguyễn Thị Huế PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 (Nhóm nghiên cứu V – Nguyễn Văn Đoàn – trưởng nhóm) 1. Tìm hiểu hiện tượng: Ô nhiễm do các chất thải rắn - Trình bầy hiện tượng ô nhiễm do chất thải rắn. - Hoàn thiện bảng 54.2 - SGKT164 2. Điều kiện thực hiện đề tài: - Danh sách thành viên trong nhóm: + Lường Thị Kim (Nhóm trưởng) + Lò Thị Khoa + Lò Văn Lợi - Thời gian tiến hành: Từ 26/2 đến 10/3/2013 - Thời hạn hoàn thành: 10/03/2013 - Điều kiện về cơ sở vật chất: Máy tính, máy in, phương tiện đi thực địa... - Liệt kê kiến thức liên quan đến đề tài cần chuẩn bị: Búng Lao, ngày 25 tháng 2 năm 2013 GV Hướng dẫn Nguyễn Thị Huế PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 (Nhóm nghiên cứu VI – Lò Văn Hảo – trưởng nhóm) 1. Tìm hiểu hiện tượng: Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh - Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu? - Nguyên nhân của các bệnh giun sán, sốt rét, tả lị... - Phòng tránh bệnh sốt rét?.. 2. Điều kiện thực hiện đề tài: - Danh sách thành viên trong nhóm: + Tòng Thị Lan ( Nhóm trưởng) + Lò Thị Mai + Lò Văn Hồng. - Thời gian tiến hành: Từ 26/2 đến 10/3/2013 - Thời hạn hoàn thành: Đến 10/3/2013 - Điều kiện về cơ sở vật chất: Dụng cụ, hóa chất phòng thí nghiệm và phương tiện thực địa (xe đạp) - Liệt kê kiến thức liên quan đến đề tài cần chuẩn bị: + Kĩ năng thực hành thí nghiệm. + Sinh thái học: Diễn thế sinh thái, tài nguyên và môi trường, hệ sinh thái, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái, các quy luật sinh thái cơ bản... + Giáo dục công dân: Vấn đề ô nhiễm môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Búng Lao, ngày 25 tháng 2 năm 2013 GV Hướng dẫn Nguyễn Thị Huế
File đính kèm:
- GA du an Ô nhiễm môi trường..doc