Giáo án Dự thi Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố môn Lịch sử Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Vũ Thị Mai Oanh

-> GV: Đó mới chỉ ghi lại một phần rất nhỏ tội ác mà Mĩ - Diệm đã gây ra cho đồng bào miền Nam yêu dấu. Không thể kể hết được tội ác tày trời của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai. Những hình ảnh đó đã làm rơi lệ biết bao trái tim những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

- Âm mưu và hành động của Mĩ- Diệm sau Hiệp định Giơ-ne-vơ nhằm mục đích gì?

-Muốn xóa bỏ nỗi đau chia cắt nhân dân ta phải làm gì?

-> GV : Nhân dân ta đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm, lật đổ chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm thống nhất đất nước.

 

docx7 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Dự thi Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố môn Lịch sử Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Vũ Thị Mai Oanh, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC TỨ MINH
---------------------------
NĂM HỌC: 2016-2017
 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP: 5
 BÀI: NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
 GIÁO VIÊN: VŨ THỊ MAI OANH
Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2017
Lịch sử
NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954:
+ Miền Bắc: Được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Miền Nam: Mĩ - Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam; nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chống Mĩ- Diệm: Thực hiện chính sách tố cộng, diệt cộng thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng, những người dân vô tội.
- Chỉ được giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ, giữ gìn đất nước cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ: - Máy tính, máy chiếu.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
- Trưởng Ban học tập điều hành
- Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét
 3. Bài mới
 a. Giới thiệu bài:
 Chín năm làm một Điện Biên
 Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng
 Chiến thắng Điện Biên Phủ là một mốc son vàng chói lọi trong lịch sử nước nhà. Đất nước ta chấm dứt thời kì 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp bước sang một thời kì mới: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ( 1954-1975). Bắt đầu từ bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về giai đoạn lịch sử này. 
 Sau thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ - ne - vơ với Việt Nam . Nội dung Hiệp định đó là gì? Đất nước ta sau khi kí Hiệp định như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài lịch sử: Nước nhà bị chia cắt.
 b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hiệp định Giơ-ne-vơ
- Yêu cầu HS nhìn phần chú thích giải thích thế nào là Hiệp định?
-> GV: Ở đây có 2 bên kí kết là Pháp và Việt Nam, kí kết về cuộc cách mạng ở Việt Nam.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chữ nhỏ phía trên bài 19
Hiệp định được kí vào thời gian nào? 
-> GV: Bên trái là tướng Pháp Delteil. Bên phải là thứ trưởng bộ quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Bộ Tổng tư lệnh Quân đội VN kí hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ. Còn người mặc áo trắng là tổng thư kí Hội nghị Giơ-ne-vơ. Lễ kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ tổ chức vào ngày 21/7/1954.
- GV chiếu toàn cảnh của Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954.
- Giải thích tên gọi: Hiệp định Giơ-ne-vơ
* Nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ:
- Yêu cầu HS đọc nội dung SGK trang 41.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong thời gian 3 phút: 
 + Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết giữa Việt Nam và Pháp gồm những nội dung nào? 
 + Trong Hội nghị đó điều mong muốn lớn nhất của đất nước Việt Nam là gì?
- Yêu cầu HS trao đổi giữa các nhóm phần trả lời câu 1
- GV nhận xét, chiếu màn hình những nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ.
 ? Hiệp định Giơ-ne-vơ có mấy nội dung cơ bản? 
- GV giải thích “tổng tuyển cử”.
- GV quan sát bản đồ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namtìm vị trí chia cắt tạm thời đất nước
- GV yêu cầu HS chỉ vị trí tỉnh Quảng Trị và sông Bến Hải trên bản đồ Việt Nam. 
- GV giải thích cho HS vì sao sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) được chọn làm giới tuyến quân sự phân chia tạm thời hai miền Nam- Bắc.
- GV giới thiệu hình ảnh cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải là ranh giới tạm thời chia nước ta thành hai miền Nam Bắc.
? Đâu là phía bờ Bắc, đâu là phía bờ Nam?
 ( Gọi HS lên chỉ)
Vì sao em biết?
-> GV giải thích thêm về sự chia cắt đắt nước đau lòng này
- Khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, nguyện vọng của nhân dân ta là gì?
=> Chuyển ý: 4 nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ rất có lợi cho Việt Nam. Theo Hiệp định 2 năm sau đất nước sẽ thống nhất, hòa bình. Nhưng trong thời gian ấy Mĩ lại sang Việt Nam giúp Pháp rút quân khỏi VN. Mĩ có âm mưu và hành động gì? Hiệp định có thực hiện không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua hoạt động tiếp theo:
* Hoạt động 2: Âm mưu và hành động của Mĩ - Diệm sau Hiệp định Giơ-ne-vơ.
- Yêu cầu HS đọc nội dung SGK trang 42.
- Cho HS thảo luận nhóm 5 trả lời các câu hỏi:
1. Âm mưu của đế quốc Mĩ là gì?
 2.Mĩ đã làm những gì để thực hiện được âm mưu đó?
3. Nêu những hành động tàn ác của Mĩ và bè lũ tay sai?
 Câu 1: GV hỏi các nhóm
- GV nhận xét chốt đáp án đúng
Câu 2: cho các nhóm trao đổi 
Giải thích: chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng
Câu 3: Cho các nhóm trao đổi
- Cho các nhóm giải thích: hiệp thương, chính sách tố cộng, diệt cộng.
- GV nhận xét chốt đáp án đúng
- Đọc thông tin SGK nêu dẫn chứng về hành động tàn bạo của Mĩ - Diệm
- GV cho HS xem 1 số hình ảnh về hành động tàn bạo của Mĩ - Diệm
- Em hãy nhận xét về hành động của bọn Mĩ- Diệm? 
-> GV: Đó mới chỉ ghi lại một phần rất nhỏ tội ác mà Mĩ - Diệm đã gây ra cho đồng bào miền Nam yêu dấu. Không thể kể hết được tội ác tày trời của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai. Những hình ảnh đó đã làm rơi lệ biết bao trái tim những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
- Âm mưu và hành động của Mĩ- Diệm sau Hiệp định Giơ-ne-vơ nhằm mục đích gì? 
-Muốn xóa bỏ nỗi đau chia cắt nhân dân ta phải làm gì?
-> GV : Nhân dân ta đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm, lật đổ chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm thống nhất đất nước.
- GV chiếu một số hình ảnh nhân dân ta đấu tranh chống Mĩ - Diệm.
=> Qua bài học hôm nay, các em thấy tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 như thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc lại nội dung bài học SGK
 4. Củng cố, dặn dò:
- Tổ chức chơi trò chơi: Đoán ô chữ
1, Theo hiệp định Giơ-ne-vơ thì dòng sông nào là ranh giới chia đôi hai miền Nam Bắc? ( Gồm có 6 chữ cái) 
2,Ai đã biến sông Bến Hải thành giới tuyến chia cắt đất nước ta lâu dài? ( gồm có 8 chữ cái)
3, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí vào năm nào (Gồm có 4 chữ số) 
4, Một trong những hành động tàn ác của Mĩ và bè lũ tay sai đối với các chiến sĩ cách mạng là gì? ( gồm có 8 chữ cái)
- GV tuyên dương.
- Hôm nay các em học bài gì? 
* Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài lịch sử này? 
* Hiện nay giặc ngoại xâm đang lăm le xâm chiếm biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta. Em cần làm gì để bảo vệ chủ quyền đất nước?
-GV nhận xét giờ học
-Dặn HS ôn bài, chuẩn bị bài: Bến Tre Đồng khởi.
-HS trả lời theo yêu cầu của bạn
-HS màn hình nhắc lại tên giai đoạn LS
- HS mở SGK trang 41 (nhắc lại tên bài)
-Hiệp định là văn bản ghi lại những nội dung do các bên có liên quan kí kết.
-HS đọc và trả lời: 21-7-1954
-HS quan sát trên màn hình.
-HS quan sát.
-1 HS đọc to – lớp theo dõi, đọc thầm
1 HS đọc các câu hỏi
-HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.
- Các nhóm trao đổi, nhận xét
- 4 nội dung cơ bản
2 HS đọc lại
- HS quan sát và chỉ vị trí tỉnh Quảng Trị, sông Bến Hải
-HS nhắc lại.
HS quan sát
- HS chỉ, giải thích
- Đến tháng 7 năm 1956, đất nước sẽ được thống nhất, gia đình sẽ được sum họp.
1 HS đọc to, lớp theo dõi đọc thâm
-1 HS đọc câu hỏi 
1 nhóm trả lời – Nhóm khác nhận xét
+ Mĩ dần dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam Việt Nam.
2 nhóm trao đổi- Nhóm khác nhận xét
 +Lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
+ Ra sức chống phá các lực lượng cách mạng.
+ Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương, tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
 + Thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” với khẩu hiệu: “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, thẳng tay giết hại các chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
-HS trả lời
-HS quan sát.
-Phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, chia cắt lâu dài đất nước ta.
-Không còn con đường nào khác nhân dân buộc phải cầm súng đứng lên đấu tranh.
-HS quan sát.
-HS trả lời.
-HS đọc.
-HS chơi trò chơi.
-Nước nhà bị chia cắt
-HS nêu cảm nghĩ.
-HS nêu những việc làm của mình.
-HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_du_thi_giao_vien_day_gioi_cap_thanh_pho_mon_lich_su.docx