Giáo án Giáo dục quốc phòng 10 - Tiết 22 - Trường THPT Lấp Vò I

- Lũ các sông khu vực Bắc Bộ thường xuất hiện sớm, hằng năm trung bình có từ 3 -5 trận lũ, kéo dài8 – 15 ngày

- Lũ các sông miền trung ( Thanh Hóa – Hà Tĩnh) xuất hiện từ tháng 6 – 10 (Quảng Bình – Bình Thuận từ tháng 6 – 10 ) Đây là khu vực có hệ thống sông ngắn, dốc lũ lên nhanh, xuống nhanh, do không có hệ thống ngăn lũ hoặc là đê bao. Nước lũ không chỉ chảy trong dòng chính mà còn chảy tràn qua đồng bằng.

- Lũ khu vực Tây Nguyên mang đặc điểm lũ núi, lũ quét.

- Lũ các sông Miền Đông Nam Bộ do cường độ mưa lớn, có lớp phủ thực vật và rừng nguyên sinh phong phú nên lũ thường không lớn nhưnh thường kéo dài.

- Lũ các sông Đồng Bằng Sông Cửu Long thường diễn biến chậm, nhưng kéo dài khoảng 4 – 5 tháng, làm ngập hấu hết vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 4925 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Giáo dục quốc phòng 10 - Tiết 22 - Trường THPT Lấp Vò I, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 TRƯỜNG THPT LẤP VÒ I
GIÁO ÁN SỐ :22
 Tuần: 22 
 Tiết :22
 Ngày dạy:
 Dạy lớp:10
Bài1:.THƯỜNG THỨC PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BOM, ĐAN
PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY:
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1/ Mục Đích:
 Hiểu được đặc điểm và tác hại của một số loại bom đạn và thiên tai.
2/ Yêu cầu:
 Biết cách phòng chống thông thường đối với một số loại bom, đạn và thiên tai.
 Có ý thức tham gia tuyên truyền vận động và thực hiện chính sách phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, chính sách quốc phòng và an ninh, các biện pháp phòng tránh bon đạn phù hợp với thực tế của từng địa phương
Xác địnhû thái độ và trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong phòng chống bom, đạn và thiên tai, bảo vệ dời sống bình yên ở khu dân cư.
II/NỘI DUNG: THIÊN TAI, TÁC HẠI CỦA CHÚNG VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG.
TIẾT22: THIÊN TAI, TÁC HẠI CỦA CHÚNG VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG 
III/ THỜI GIAN: 45phút
IV/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP:
 1/ Tổ chức:
 + Lên lớp lý thuyết 
 + Trao đổi giáo viên và học sinh ở lớp.
 + Trao đổi mạmh dạn tự tin trình bày ý kiến của mình.
 2/ Phương pháp:
 - Người dạy: sử dụng phương pháp giảng giải, minh họa,thông qua tư liệu lịch sử.
 - Người học: Giờ lên lớp ghi chép đầy đu ûcác nội dung cơ bản mà giáo viên trình bày, trả lời những vấn đề mà giáo viên đặt ra.
V /ĐỊA ĐIỂM
 + Sân trường (phòng học nếu có)
VI/ BẢO ĐẢM:
- Người dạy:
 + Giáo án của giáo viên, sổ điểm danh, sổ đầu bài.Sách giáo khoa GDQP. 
 PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG DẠY:
 A/LÝ THUYẾT:
I/ THIÊN TAI, TÁC HẠI CỦA CHÚNG VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
1/ Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam
a/ Bão :
Bão là một trong những loại thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt Nam ở Việt nam. Bão 
thường gặp lúc triều cường, nước biển dâng cao, kèm theo mưa lớn kéo dài kèm theo lũ lụt.
Nước ta nằm ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương, là một trong những vùng bão có số lượng lớn và cường độ mạnh với xu thới ngày càng gia tăng.
b/ Lũ lụt
Lũ các sông khu vực Bắc Bộ thường xuất hiện sớm, hằng năm trung bình có từ 3 -5 trận lũ, kéo dài8 – 15 ngày
Lũ các sông miền trung ( Thanh Hóa – Hà Tĩnh) xuất hiện từ tháng 6 – 10 (Quảng Bình – Bình Thuận từ tháng 6 – 10 ) Đây là khu vực có hệ thống sông ngắn, dốc lũ lên nhanh, xuống nhanh, do không có hệ thống ngăn lũ hoặc là đê bao. Nước lũ không chỉ chảy trong dòng chính mà còn chảy tràn qua đồng bằng.
Lũ khu vực Tây Nguyên mang đặc điểm lũ núi, lũ quét.
Lũ các sông Miền Đông Nam Bộ do cường độ mưa lớn, có lớp phủ thực vật và rừng nguyên sinh phong phú nên lũ thường không lớn nhưnh thường kéo dài.
Lũ các sông Đồng Bằng Sông Cửu Long thường diễn biến chậm, nhưng kéo dài khoảng 4 – 5 tháng, làm ngập hấu hết vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
c/ Lũ quét.
Thường xãy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, cường độ mưa lớn như đường thoát nước bất lợi.
Lũ quét có thể xãy ra do vỡ hồ chứa nhỏ, sạt lở đất lấp dòng chảy.
Hậu quả rất nghiêm trọng, bất ngờ, khóc liệt, gây thiệt hại nghiêm trọng về tiền và của.
d/ Ngập úng
Do mưa lớn gây ra, tuy ít gây tổn thất về người, nhưng ảnh hưởng đến sản xuất nâng nghiệp và môi trường sinh thái
e/ Hạn hán và sa mạc hóa.
Là loại thiên tai đứng thứ ba về thiệt hại sau bão và lũ. Hạn hán kéo dài dẫn đến nguy cơ sa mạc hóa ở một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ, vùng cát ven Biển và đất dốc thuộc trung du miền núi.
Ngoài ra còn có các loại thiên tai như xâm nhập mặn, lốc, sạt lở, động đất, sống thần, nước biển dâng
2/ Tác hại của thiên tai
Thiên tai sẽ làmảnh hưởng đến 
Cản trở sự phát triển về kinh tế - xã hội
Tanø phá gây ô nhiễm môi trường, gây dịch bệnh, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng
Thiên tai làm ảnh hưởng đến quốc phòng – an ninh như pha hủy các công trình QP – AN làm suy giảm nguồn dự trữ quốc gia, gây sự mất ổn định đời sống nhân dân và trật tự xãhội.
3/ Một số biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
a/ Chấp hành nghiêm các văn bản pháp luật về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
b/ Tích cực tham gia các công trình phát triển kinh tế – xã hội có liên quan đến công tác phòng chống lục bão ( trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, hồ chứa nước cắt lũ, cương trình an toàn cho tàu đánh cá, củng cố đê điều)
c/ Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.( nghiên cứu sạt lở sông biển, lũ lụt, hạn hán ở sông hồng.) Mô hình nhà an toàn tong thiên tai
d/ Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tạo điều kiện cho 
thuyền bè trú ẩn tránh bão lụt
e/ Công tác cứu hộ, cứu nạn.
g/ Công tác cứu trợ khắc phục hậu quả
h/ Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, làm cho mọi người thấy rõ nguyên nhân và tác hại của thiên tai, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng trong phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
3: KẾT THÚC GIẢNG DẠY
 1/ Hệ Thống nội dung đã giảng dạy trong bài 
2/ Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu
 - Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng chống
+ Nêu vắn tắc
 - Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng chống.
 3/ Nhận xét đánh giá buổi học.
 * Củng Cố:
 - GV khái quát lại những nội dung chủ yếu của bài học, nhấn mạnh trọng tâm bài
 - Kiểm tra đặt câu hỏi gợi ý cho các em nắm chắc bài.
 * Dặn Dò
 - Học sinh nghiên cứu nội dung bài học trước ở nhà
 - GV nhận xét đánh giá kết quả buổi học.
&

File đính kèm:

  • docGDQP22.doc