Giáo án Giáo dục quốc phòng 12 - Tiết 25 - Trường THPT Lấp Vò I
- Nhận rõ âm mưu của địch, với nghệ thuật chiến tranh nhân dân, Đảng và Nhà nứơc ta đã tổ chức vận dụng kết hợp cả hai hình thức :
+ Chủ động sơ tán, phòng tránh bảo vệ và giữ vững, phát triển tiềm lực đất nước.
+ Kiên quyết đánh trả tiêu diệt lực lượng tiến công đường không của địch.
Sơ tán phòng chống và đánh trả đều mang tính chủ động tích cực và kiên quyết được liên kết chặc chẽ với nhau nhằm mục đích chung là đánh thắng chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT LẤP VÒ I GIÁO ÁN SỐ :25 Tuần:25 Tiết :25 Ngày dạy: Dạy lớp:12 Bài: CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN. PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY: I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1/Mục Đích: - Huấn luyện cho học sinh nắm được ý nghĩa, đặc điểm yêu cầu và những nội dung cơ bản của công tác phòng không nhân dân. - Nhận thức được trách nhiệm của công dân đối với công tác phòng không nhân dân. - Đảm bảo an toàn luyện tập và chấp hành đúng qui định trong học tập 2/Yêu Cầu : - Huấn luyện cho học sinh nắm được ý nghĩa, đặc điểm yêu cầu và những nội dung cơ bản của công tác phòng không nhân dân. - Nhận thức được trách nhiệm của công dân đối với công tác phòng không nhân dân. - Đảm bảo an toàn luyện tập và chấp hành đúng qui định trong học tập 3/ Ý Nghĩa : - Huấn luyện cho học sinh nắm được ý nghĩa, đặc điểm yêu cầu và những nội dung cơ bản của công tác phòng không nhân dân. - Nhận thức được trách nhiệm của công dân đối với công tác phòng không nhân dân. - Đảm bảo an toàn luyện tập và chấp hành đúng qui định trong học tập II/NỘI DUNG: CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN III / THỜI GIAN: 45phút IV/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP: 1/ Tổ chức: + Lên lớp lý thuyết + Trao đổi giáo viên và học sinh ở lớp. + Trao đổi mạmh dạn tự tin trình bày ý kiến của mình. 2/ Phương pháp: - Người dạy:Sử dụng phương pháp giảng giải, minh họa,thông qua tư liệu. - Người học: Giờ lên lớp ghi chép đầy đu ûcác nội dung cơ bản mà giáo viên trình bày, trả lời những vấn đề mà giáo viên đặt ra. V/ ĐỊA ĐIỂM + Sân trường (phòng học nếu có) VI/ BẢO ĐẢM: - Người dạy: + Giáo án của giáo viên, sổ điểm danh, sổ đầu bài.Sách giáo khoa GDQP. PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG DẠY: A/ LÝ THUYẾT: I/ Sự hình thành và phát triển công tác phòng không nhân dân. 1/ Khái niệm chung về công tác phòng không nhân dân. Công tác phòng không nhân dân là tổng hợp các biện pháp và hoạt động của quần chúng nhằm đối phó với các cuộc tiến công hỏa lực bằng đường không (máy bay, tên lửa hành trình, bom đạn công nghệ cao và bom đạn thông thường) của địch. Công tác phòng không nhân dân coi các hoạt động sơ tán, phòng tránh khắc phục hậu quả để giảm bớt hậu quả để giảm bớt tổn thất đến mức thấp nhất là chính, đồng thời phát động toàn dân bắn máy bay địch, bắt giặc lái cùng các lực lượng phòng không hình thành một hệ thống hỏa lực phòng không rộng khắp, vững chắc đánh thắng tiến công bằng đường không của địch. Phòng không nhân ân nhằm mục đích bảo vệ an toàn cho nhân dân, bảo đảm lực lượng chiến đấu, bảo vệ các mục tiêu quan trọng của đất nước, giảm thiệt hại tài sản do tiến công đường không của địch gây ra, giữ vững sản xuất đời sống, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. 2/ Sự hình thành và phát triển của công tác phòng không nhân dân. a/ Âm mưu của địch tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền bắc (1964 – 1972) Trong cuộc chiến tranh này , hỏa lực chủ yếu địch là bom đạn của không quân, mục đích là phá hoại tiềm lực kinh tế và quốc phòng, làm lung lay quyết tâm đánh Mỹ của nhân dân ta, ngăn chặn hậu phương lớn (miền bắc) cho tiền tuyến lớn (miền nam). b/ Những chủ trương, biện pháp tiến hành công tác phòng không nhân dân của ta trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Nhận rõ âm mưu của địch, với nghệ thuật chiến tranh nhân dân, Đảng và Nhà nứơc ta đã tổ chức vận dụng kết hợp cả hai hình thức : + Chủ động sơ tán, phòng tránh bảo vệ và giữ vững, phát triển tiềm lực đất nước. + Kiên quyết đánh trả tiêu diệt lực lượng tiến công đường không của địch. Sơ tán phòng chống và đánh trả đều mang tính chủ động tích cực và kiên quyết được liên kết chặc chẽ với nhau nhằm mục đích chung là đánh thắng chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ. c/ Yêu cầu, nhiệm vụ công tác phòng không nhân dân trong tình hình mới. - Chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc (nếu xãy ra) sẽ có nhiều đặc điểm mới và khác so với chiến tranh nhân dân giải phóng trước đây. Đó là cuộc chiến tranh xãy ra với vũ khí công nghệ cao. Thời chiến tranh xãy ra có thể ngắn hơn, như mức độ khốc liệt tàn phá sẽ lớn hơn nhiều. Nếu không chuẩn bị và tập luyện kỹ lưỡng, đất nước có thể bị bất ngờ, thế trận có thể bị phá vỡ, do khó khăn, mất mát từ hậu phương, từ các cơ sở kinh tế – chính trị – xã hội. - Ngày 01/7/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định số 65/2002/NĐ – CP về công tác phòng không nhân dân. Đây là cơ sở pháp lí để chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời có ý nghĩa chiến lược lâu dài, nhằm xây dựng thế trận quốc phòng về phòng không nhân dân trên phạm vi cả nước. Nghị định này đã xác định rõ vị trí, vai trò và mục đích phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng trong nền quốc phòng toàn dân, là một bộ phận của thế trận chiến tranh nhân dân trên mặt đất đối không, nhằm thực hiện phòng tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập tiến công đường không của địch góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ tài sản Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân. Phần 3: KẾT THÚC GIẢNG DẠY 1/ Hệ Thống nội dung đã giảng dạy trong bài 2/ Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu - Sự hình thành và phát triển công tác phòng không nhân dân. * Nêu vắn tắc - Sự hình thành và phát triển công tác phòng không nhân dân. * Củng Cố: - GV khái quát lại những nội dung chủ yếu của bài học, nhấn mạnh trọng tâm bài. - Kiểm tra đặt câu hỏi gợi ý cho các em nắm chắc bài. * Dặn Dò - Học sinh nghiên cứu nội dung bài học trước ở nhà - GV nhận xét đánh giá kết quả buổi học.
File đính kèm:
- GDQP12.t25.doc