Giáo án Giáo dục quốc phòng 12 - Tiết 9 - Trường THPT Lấp Vò I

1/ Tổ chức:

 + Lên lớp lý thuyết

 + Trao đổi giáo viên và học sinh ở lớp.

 + Trao đổi manh dạn tự tin trình bày ý kiến của mình.

2/ Phương pháp:

 - Người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giải, minh họa, thông qua tư liệu lịch sử.

 - Người học: Giờ lên lớp ghi chép đầy đu các nội dung cơ bản mà giáo viên trình bày, trả lời những vấn đề mà giáo viên đặt ra.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Giáo dục quốc phòng 12 - Tiết 9 - Trường THPT Lấp Vò I, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 TRƯỜNG THPT LẤP VÒ I
GIÁO ÁN SỐ :9
 Tuần:9 
 Tiết :9
 Ngày dạy:
 Dạy lớp:12
Bài :TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY:
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1/ Mục Đích:
- Hiểu được những chức năng, nhiệm vụ chính của những tổ chức cơ bản trong Quân đội, Công an
- Nhận biết được cấp bậc quân hàm, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội, Công an.
2/ Yêu cầu:
 - Xây dựng ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội Công an vững mạnh.
II/ NỘI DUNG:TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
TIẾT 9: QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆTNAM.
 III / THỜI GIAN: 45phút
IV/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP:
1/ Tổ chức:
 + Lên lớp lý thuyết 
 + Trao đổi giáo viên và học sinh ở lớp.
 + Trao đổi manh dạn tự tin trình bày ý kiến của mình.
2/ Phương pháp:
 - Người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giải, minh họa, thông qua tư liệu lịch sử.
 - Người học: Giờ lên lớp ghi chép đầy đu ûcác nội dung cơ bản mà giáo viên trình bày, trả lời những vấn đề mà giáo viên đặt ra.
V/ ĐỊA ĐIỂM
 + Sân trường (phòng học nếu có)
VI/ BẢO ĐẢM:
- Người dạy:
 + Giáo án của giáo viên, sổ điểm danh, sổ đầu bài.Sách giáo khoa GDQP.
PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG DẠY:
A/ LÝ THUYẾT:
1/ Tổ chức và hệ thống tổ chức của QĐNDVN.
 g/ Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng.
 - Quân khu : Là tổ chức quân sự theo lãnh thổ (thường một số tỉnh thành phố giáp nhau, có liên quan về quân sự) trực thuộc bộ quốc phòng.
 Lực lượng vũ trang quân khu thường có một số đơn vị chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ
 - Cơ quan chỉ huy là bộ tư lệnh quân khu, có chức năng nhiệm vụ chỉ đạo công tác quốc phòng ; xây dựng tiềm lực quân sự trong thời bình ; chỉ đạo lực lượng vũ trang của quân khu trong thời chiến để bảo vệ lãnh thổ quân khu.
Quân đoàn : Là đơn vị tác chiến dịch hoặc chiến dịch – chiến thuật, là lực lượng thường trực của quân đội.
Quân chủng : là bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lý nhất định ( trên bộ, trên không, trên biển )
Binh chủng : có chức năng trực tiếp chiến đấu hoặc bảo đảm chiến đấu, có vũ khí, trang bị kỹ thuật và phương pháp hoạt động tác chiến đặc thù.
 Trong QĐNDVN. Binh chủng còn để gọi một số bội đội chuyên môn như : Binh chủng pháo binh ; binh chủng tăng - thiết giáp ; binh chủng công binh ; binh chủng thông tin liên lạc ; binh chủng đặc công ; binh chủng hóa học 
 j/ Bội đội biên phòng : Là bộ phận của QĐNDVN.
 - Có chức năng làm nồng cốt, chuyên trách quản lý bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ an ninh biên giới quốc gia ( trên biển, đất liền, hải đảo cửa khẩu).
3/ Quân hiệu, cấp hiệu, và phù hiệu của QĐNDVN.
 a/ Những quy định chung :
Sĩ quan QĐNDVN chia làm hai nghạch : Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị ;
Hạ sĩ quan và binh sĩ theo luật nghĩa vụ quân sự.
 b/ Hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐNDVN.
Sĩ quan có ba cấp 12 bậc.
Hạ sĩ quan có 3 bậc.
Chiến sĩ có hai bậc.
Quân nhân chuyên nghiệp có 2 cấp 8 bậc.
 c/ Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của QĐNDVN.
 ( Tranh ảnh minh họa cụ thể ).
Phần 3: KẾT THÚC GIẢNG DẠY
 1/ Hệ Thống nội dung đã giảng dạy trong bài 
 * Tổ chức và hệ thống tổ chức của QĐNDVN.
 + Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng.
 + Bội đội biên phòng 
 + Quân hiệu, cấp hiệu, và phù hiệu của QĐNDVN.
2/ Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu
 * Nêu vắn tắc 
 + Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng.
 + Bội đội biên phòng . 
 + Quân hiệu, cấp hiệu, và phù hiệu của QĐNDVN.
 * Củng Cố:
 - GV khái quát lại những nội dung chủ yếu của bài học, nhấn mạnh trọng tâm bài.
 - Kiểm tra đặt câu hỏi gợi ý cho các em nắm chắc bài.
 * Dặn Dò
 - Học sinh nghiên cứu nội dung bài học trước ở nhà
 - GV nhận xét đánh giá kết quả buổi học.

File đính kèm:

  • docGDQP12.t9.doc