Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn

I. Yêu cầu giáo dục

- HS hiểu nội dung, ý nghĩa ngày 8.3 là ngày hội phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng, là ngày vui của bà, của mẹ, của cô giáo và của các bạn nữ.

- Ca hát mừng mẹ, mừng cô là những lời gửi gắm tình cảm, sự biết ơn, lòng kính trọng với bà, với mẹ, với cô giáo, là sự tiến bộ và bình đẳng nam nữ trong đời sống xã hội.

II. Nội dung và hình thức hoạt động.

1. Nội dung

- ý nghĩa ngày 8.3

- Chúc mừng, tặng hoa các cô giáo và các bạn nữ.

- Các bài hát, bài thơ, chuyện kể về mẹ, bà, cô giáo.

2. Hình thức

- Tặng hoa chúc mừng 8.3.

- Biểu diễn văn nghệ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 6166 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Lớp: 6A Ngày giảng: Chiều 18/03/2008.
Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn.
Hoạt động 1: Chúng em ca hát mừng mẹ, mừng cô.
I. Yêu cầu giáo dục
- HS hiểu nội dung, ý nghĩa ngày 8.3 là ngày hội phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng, là ngày vui của bà, của mẹ, của cô giáo và của các bạn nữ.
- Ca hát mừng mẹ, mừng cô là những lời gửi gắm tình cảm, sự biết ơn, lòng kính trọng với bà, với mẹ, với cô giáo, là sự tiến bộ và bình đẳng nam nữ trong đời sống xã hội.
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung
- ý nghĩa ngày 8.3
- Chúc mừng, tặng hoa các cô giáo và các bạn nữ.
- Các bài hát, bài thơ, chuyện kể về mẹ, bà, cô giáo.
2. Hình thức
- Tặng hoa chúc mừng 8.3.
- Biểu diễn văn nghệ.
III. Chuẩn bị hoạt động
	1. Phương tiện
	- Bảng tóm tắt ý nghĩa ngày 8.3.
	- Tặng hoa.
	- Các tiết mục văn nghệ.
	2. Tổ chức
	GVCN nêu: 
Nêu nội dung và kế hoạch t/ hiện hoạt động.
Yc mỗi tổ chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ.
Phân công bạn nam dẫn chương trình.
Phân công trang trí, mời đại biểu.
IV. Tiến hành hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Kiểm tra sĩ số.
- Yêu cầu cho lớp hát tập thể.
- Mời người DCT lên điều khiển hoạt động.
- DCT: tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Cho lớp hát 1 bài.
- Lắng nghe.
2. Chào mừng
- DCT đọc lời chúc mừng cô giáo, đại biểu nữ.
- Mời các bạn nam lên tặng hoa cô, đại biểu nữ, các bạn nữ.
- Mời đại biểu nữ phát biểu ý kiến cám ơn các bạn nam trong lớp.
- Kết thúc hoạt động cho các bạn hát tập thể.
- Lắng nghe.
- HS nam tặng hoa.
- Vỗ tay.
- Hát bài “Lớp chúng mình”.
3. Liên hoan văn nghệ
- Cán sự văn nghệ điều khiển chương trình văn nghệ. Gồm:
+ Các tiết mục đơn ca, tốp ca.
+ Đọc thơ, kể chuyện
- Mời đại biểu tham gia văn nghệ.
- Các tổ biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
- Chơi trò chơi hái hoa dân chủ.
4. Kết thúc hoạt động
- Phát biểu ý kiến nhận xét ý thức hoạt động của HS.
- Nhắc nhở HS thu dọn bàn ghế.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: Nghe nói chuyện về ngày thành lập Đoàn 26/3.
I. Yêu cầu giáo dục.
	- Hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập Đoàn 26/3 và những nét lớn về chặng đường lịch sử vẻ vang của Đoàn.
	- Có lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn, tôn trọng tổ chức Đoàn.
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
Lịch sử ngày thành lập đoàn.
Các truyền thống vẻ vang của Đoàn, các gương đoàn viên tiêu biểu.
III. Chuẩn bị hoạt động
	1. Phương tiện
	- Các tư liệu.
	- Các tiết mục văn nghệ.
	2. Tổ chức
- Nghe các tư liệu.
IV. Tiến hành hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Kiểm tra sĩ số.
- Yêu cầu cho lớp hát tập thể.
- Báo cáo chuẩn bị tư liệu
- Lớp trưởng báo cáo.
- Cho lớp hát 1 bài.
- Lắng nghe.
2. Nghe nói chuyện và hỏi đáp.
- Cử lớp trưởng lên điều khiển hoạt động.
- Báo cáo viên nói chuyện có minh hoạ bằng tranh ảnh có loiên hệ tới truyền thống của Đoàn.
- Lắng nghe.
3. Liên hoan văn nghệ
- Cán sự văn nghệ điều khiển chương trình văn nghệ. 
- Lớp trưởng yc các bạn viết bài thu hoạch: 
1. Đoàn thanh niên cộng sản HCM thành lập ngày, tháng, năm nào? Trải qua mấy lần đổi tên.
2. Kể tên một số thanh niên tiêu biểu “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
- Các tổ biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
4. Kết thúc hoạt động
- Phát biểu ý kiến nhận xét ý thức hoạt động của HS.
- Nhắc nhở ý thức 1 số HS trong hoạt động, rút kinh nghiệm cho lần hoạt động sau. 
- Lắng nghe.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về gương các anh chị Đoàn viên tiêu biểu.
I. Yêu cầu giáo dục
- HS hiểu những nét tiêu biểu về lịch sử, truyền thống vẻ vang của Đoàn.
- Tự hào, tin yêu Đoàn, yêu mến các anh chị Đoàn viên.
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung
- Các gương sáng Đoàn viên tiêu biểu trong học tập, lao động biết vượt khó đi lên.
- Các gương Đoàn viên qua bài thơ, bài hát, các Đoàn viên ở địa phương.
2. Hình thức
- Thi kể chuyện gương sáng Đoàn viên (bốc thăm).
- Đọc thơ, hát, kể chuyện trong sách (báo).
III. Chuẩn bị hoạt động
	1. Phương tiện
	- Các câu chuyện, tranh ảnh, thơ ca do HS sưu tầm.
	- Các câu hỏi và đáp án.
	- Thang điểm chấm.
	- Các tiết mục văn nghệ.
	2. Tổ chức
- Thông báo cho HS chủ đề hoạt động về nội dung và hình thức tiến hành.
- Hướng dẫn HS sưu tầm.
- Xây dựng chương trình hoạt động.
- Cử người dẫn chương trình, BGK, phụ trách văn nghệ.
IV. Tiến hành hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Kiểm tra sĩ số.
- Yêu cầu cho lớp hát tập thể.
- Mời người DCT lên điều khiển hoạt động.
- DCT: tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu BGK, nêu thể lệ cuộc thi.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Cho lớp hát 1 bài.
- Lắng nghe.
2. Chào mừng
- DCT mời đại diện các tổ lên bốc thăm.
VD: Bạn hãy hát 1 bài hát hoặc kể về 1 gương sáng Đoàn viên mà em biết.
- DCT nên chọn đều đại diện các tổ lên trả lời.
Trong quá trình hoạt động, DCT giới thiệu 1 số tiết mục xen kẽ.
- ĐD các tổ lên bốc thăm, đưa tờ thăm để DCT đọc câu hỏi.
- Suy nghĩ, trả lời.
4. Kết thúc hoạt động
- BGK công bố kết quả.
- Mời GVCN lên trao quà cho tổ và từng cá nhân đạt giải.
- Phát biểu ý kiến nhận xét ý thức hoạt động của HS.
- Nhắc nhở HS thu dọn bàn ghế.
- Lắng nghe.
- Vỗ tay, cử đại diện lên nhận giải thưởng.
Hoạt động 4: Thảo luận kế hoạch chuẩn bị hội trại 26/3.
I. Yêu cầu giáo dục
- HS hiểu được ý nghĩa của Hội trại 26/3 được trường tổ chức, có trách nhiệm sẵn sàng tham gia.
- Cá nhân tham gia thảo luận bàn kế hoạch hội trại.
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung
- Các nội dung, nhiệm vụ của lớp được giao để tham gia hội trại.
- Kế hoạch chuẩn bị của lớp.
2. Hình thức
- Thảo luận kế hoạch hội trại.
III. Chuẩn bị hoạt động
	1. Phương tiện
	- Bản thông báo của nhà trường về nội dung, nội quy kế hoạch tổ chức hội trại và các công việc của nhà trường giao cho lớp tham gia.
	2. Tổ chức
	GVCN thông báo cho cả lớp: 
- Nội dung, kế hoạch tổ chức hội trại của trường. Các nội dung công việc của nhà trường giao cho lớp.
- Yc những HS phải tham gia hội trại và thảo luận.
- Yc CĐT điều khiển lớp thảo luận kế hoạch.
IV. Tiến hành hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Kiểm tra sĩ số.
- Yêu cầu cho lớp hát tập thể.
- Mời người DCT lên điều khiển hoạt động.
- DCT: tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Cho lớp hát 1 bài.
- Lắng nghe.
2. Chào mừng
- DCT nêu dự thảo kế hoạch tham gia hội trại của lớp, yc lớp thảo luận để đi đến kế hoạch tổ chức.
- Các nội dung thảo luận như: hình thức dựng trại, trang trí trại, các nội dung tham gia thi TDTT, văn nghệ, trò chơi, nghi thức Đội.
- Phân công cho các tổ, cá nhân chuẩn bị công việc của mình.
- Lắng nghe.
- Thảo luận.
- Tổ trưởng, cá nhân lắng nghe, ghi chép nhiệm vụ được phân công.
4. Kết thúc hoạt động
- Thông qua kế hoạch chuẩn bị hội trại.
- Nhắc nhở các tổ, cá nhân t/ hiện nghiêm túc.
- Biểu quyết.
- Lắng nghe.
Đánh giá kết quả hoạt động
1) Qua các hoạt động trong chủ điểm “Tiến bước lên Đoàn” em đã hiểu thêm được gì về Đoàn và các tấm gương của các anh chị Đoàn viên? Suy nghĩ, cảm nhận của em.
2) HS tự đánh giá:
Tốt: 60%	Trung bình: 0
Khá: 40%	Yếu: 0
3) Tổ đánh giá - xếp loại:
Tốt: 70% 	Khá: 30%	Trung bình: 0
4) GVCN đánh giá: 
Tốt: 50% 	Khá: 30% 	Trung bình: 20%
Lớp: 6A Ngày giảng: Chiều 18/03/2008.
Chủ điểm tháng 4: hòa bình và hữu nghị.
Hoạt động 1: Thiếu nhi các nước là bạn của chúng ta.
I. Yêu cầu giáo dục
- HS hiểu được một số đặc điểm về cuộc sống học tập và vui chơi giải trí của thiếu nhi một số nước, đặc biệt là trong khu vực.
- Thông cảm, tôn trọng và đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
- Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế của lớp, trường và của địa phương.
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung
- ý nghĩa chủ đề "Thiếu nhi các nước là bạn của chúng ta".
- Vài nét về cuộc sống học tập, vui chơi sinh hoạt của thiếu nhi một số nước trong khu vực.
2. Hình thức
- Thi tìm hiểu về cuộc sống của thiếu nhi các nước hoặc tổ chức theo hình thực củ cuộc thi "Hành trình văn hoá".
- Biểu diễn văn nghệ xen kẽ.
III. Chuẩn bị hoạt động
	1. Phương tiện
	-Tranh ảnh, tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi các nước trong khu vực. 
	- Một số bài hát, câu chuyện, điệu múa.
	2. Tổ chức
	- GVCN nêu chủ đề, yêu cầu cũng như nội dung và hình thức hoạt động để giúp học sinh định hướng và chuẩn bị tâm thế tham gia hoạt động.
IV. Tiến hành hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Kiểm tra sĩ số.
- Yêu cầu cho lớp hát tập thể.
- Mời người DCT lên điều khiển hoạt động.
- DCT: tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình và mời ban giám khảo lên làm việc.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Cho lớp hát 1 bài.
- Lắng nghe.
2. Tổ chức thi
- Mời đại diện từng tổ lên trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình.
- Xen kẽ là các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị.
- BGK phát biểu ý kiến và có thể đặt 1 số câu hỏi để tổ trả lời thêm.
- Trình bày kết quả sưu tầm: số lượng tranh, số bài viết của tổ sưu tầm.
3. Kết thúc hoạt động 
- GVCN phát biểu ý kiến, khen ngợi các thành viên tích cực tham gia vào hoạt động của tập thể.
- BGK công bố kết quả thi.
- Phát phần thưởng cho tập thể và cá nhân tiêu biểu.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: Cuộc gặp gỡ hữu nghị
I. Yêu cầu giáo dục
- HS có những hiểu biết về truyền thống văn hóa của dân tộc cũng như của 1 vài nước khác.
- Có tình cảm chân thành, có thái độ tích cực tham gia các hoạt động văn hoá hữu nghị của tập thể.
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung
- Những nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc mình và của các dân tộc khác thông qua tranh ảnh, sách báo.
2. Hình thức
- Sưu tầm tranh ảnh, sách báo về nước bạn.
- Trò chơi hỏi đáp về di sản văn hóa.
III. Chuẩn bị hoạt động
	1. Phương tiện
	- Tranh ảnh, sách báo, tư liệu.
	- Các hình ảnh về mẫu trang phục của nước bạn.
	- Các bài hát, điệu múa.
	2. Tổ chức
- GVCN nêu chủ đề, yêu cầu cũng như nội dung và hình thức hoạt động để giúp học sinh định hướng và chuẩn bị tâm thế tham gia hoạt động.
IV. Tiến hành hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Kiểm tra sĩ số.
- Yêu cầu cho lớp hát tập thể.
- Mời người DCT lên điều khiển hoạt động.
- DCT: tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Cho lớp hát 1 bài.
- Lắng nghe.
2. Giới thiệu kết quả sưu tầm của từng tổ.
- DCT yêu cầu mỗi tổ lên trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình trong 2' để toàn lớp được biết.
- Tuyên dương thành tích của các tổ.
- Các tổ lần lượt lên trình bày.
3. Trình diễn trang phục của các nước.
- DCT lần lượt đọc lời giới thiệu về từng nước: tên nước, thủ đô, dân số.
- Yc lớp hát 1 bài.
- Từng cặp học sinh trong trang phục các nước đi 1 vòng vẫy chào các bạn.
- Hát bài "Trái đất này là của chúng mình".
4. Trò chơi hỏi đáp.
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử ra 3 bạn để cùng nhau tiến hành hỏi đáp.
- Công bố đáp án.
- Thực hiện yc.
5. Kết thúc hoạt động.
- Hát tập thể
- GVCN nhận xét.
- Hát tập thể.
Hoạt động 3: Hội vui học tập.
I. Yêu cầu giáo dục
- HS củng cố, khắc sâu kiến thức bài học, đồng thời mở rộng hiểu biết nhằm bổ sung cho bài trên lớp.
- Có hứng thú học tập "vui mà học, học mà vui".
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung
- Những kiến thức của môn học mag GV yêu cầu ôn tập để chuẩn bị cho kì thi học kì.
- Những kinh nghiệm học tập có kết quả tốt.
2. Hình thức
- Tổ chức thi hái hoa dân chủ hoặc bốc thăm câu hỏi.
- Vui văn nghệ.
III. Chuẩn bị hoạt động
	1. Phương tiện
	-Cây hoa, các bông hoa có ghi câu hỏi.
	2. Tổ chức
	- Thi theo hình thức "Đường lên đỉnh Olimpia".
IV. Tiến hành hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Kiểm tra sĩ số.
- Yêu cầu cho lớp hát tập thể.
- Mời người DCT lên điều khiển hoạt động.
- DCT: tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình và mời ban giám khảo lên làm việc.
- BGK làm việc theo trình tự sau:
+ Phổ biến tiêu chuẩn đánh giá.
+ Nêu cách hái hoa.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Cho lớp hát 1 bài.
- Lắng nghe.
2. Tổ chức thi
- Mời học sinh xung phong, sau đó mời lần lượt từng tổ lên hái hoa. 
- Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
- Xen kẽ là các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị.
- BGK phát biểu ý kiến và có thể đặt 1 số câu hỏi để tổ trả lời thêm.
- Lên hái hoa trả lời câu hỏi.
3. Kết thúc hoạt động 
- GVCN phát biểu ý kiến, khen ngợi các thành viên tích cực tham gia vào hoạt động của tập thể.
- BGK công bố kết quả thi.
- Phát phần thưởng cho tập thể và cá nhân tiêu biểu.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Hoạt động 4: Vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
I. Yêu cầu giáo dục
- HS hiểu biết về vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình.
- Tăng thêm tình cảm yêu mến gia đình, làng xóm, phố phường, những di sản của quê hương, đất nước.
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung
- Vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
- Những thông tin về sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
2. Hình thức
- Biểu diễn văn nghệ.
- Kể chuyện, giới thiệu thông tin sưu tầm.
- Vẽ tranh.
III. Chuẩn bị hoạt động
	1. Phương tiện
	- Tạp chí, tranh ảnh, bài thơ, bài hát sưu tầm, các câu chuyện kể về ngày chiến thắng lịch sử 30 - 4. 
	2. Tổ chức
	- GVCN nêu chủ đề, yêu cầu cũng như nội dung và hình thức hoạt động để giúp học sinh định hướng và chuẩn bị tâm thế tham gia hoạt động.
IV. Tiến hành hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Kiểm tra sĩ số.
- Yêu cầu cho lớp hát tập thể.
- Mời người DCT lên điều khiển hoạt động.
- DCT: tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình và mời ban giám khảo lên làm việc.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Cho lớp hát 1 bài.
- Lắng nghe.
2. Tổ chức thi
- Giới thiệu 1 màn trình diễn của các tổ về các bài hát đã chuẩn bị.
- 1 HS kể chuyện về cảnh đẹp của quê hương mình.
- Giới thiệu về những đổi thay trong đời sống của địa phương kể từ khi thống nhất đất nước.
- BGK phát biểu ý kiến và có thể đặt 1 số câu hỏi để tổ trả lời thêm.
- Các tổ biểu diễn văn nghệ.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
3. Kết thúc hoạt động 
- GVCN phát biểu ý kiến, khen ngợi các thành viên tích cực tham gia vào hoạt động của tập thể.
- BGK công bố kết quả thi.
- Phát phần thưởng cho tập thể và cá nhân tiêu biểu.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.

File đính kèm:

  • docHoat dong ngoai gio len lop 6 rat hay(3 cot).doc