Giáo án hội giảng Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Văn bản nghị luận - Năm học 2020-2021 - Đoàn Thị Minh Nguyệt

Giáo viên: Cuối thời Lê Trịnh, tệ nạn buôn quan bán tước hoành hành. Sử sách ghi chép năm 1750, đời vua Lê Thánh Tôngvì nhà nước thiếu tiền, đặt ra lệ thu tiền” Thông kinh” Hễ ai nộp 3 quan được đi thi hương, không phải khảo hạch, thành ra những người làm ruộng, đi buôn ai cũng nộp quyển thi rồi người thì dùng sách, rồi kẻ thì thuê người làm bài.Sống trong thời kỳ đen tối loạn lạc ấy Nguyễn Thiếp vô cùng đau buồn thở than” Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”

? Từ việc phê phán lối học trên, tác giả muốn nhấn mạnh vào điều gì?

- Mục đích học chân chính

? Đọc thầm lại đoạn vừa phân tích, nhận xét câu văn, cách lập luận của tác giả

- Các câu văn lập luận chặt chẽ sắc sảo

Giáo viên: Cách lập luận chặt chẽ bằng những câu văn ngắn giúp cho ta hiểu được đây là mục đích học chân chính cần được phát huy

Chuyển: Sau khi nờu lờn lối học đương thời và hậu quả , tg nêu đề nghị đổi mới

 

doc11 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án hội giảng Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Văn bản nghị luận - Năm học 2020-2021 - Đoàn Thị Minh Nguyệt, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CHỦ ĐỀ 
VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
 Ngày soạn: 1 - 3- 2021
Tiết 104
 Bàn luận về phép học
( Luận học pháp)
 - La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp-
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh
1. Kiến thức: 
- Bổ sung kiến thức về văn nghị luận trung đại.
- Những hiểu biết bước đầu về tấu.
- Hiểu được hoàn cảnh sử dụng và đặc điểm của thể tấu trong văn học trung đại.
- Nắm được nội dung và hình thức của: “ Bàn luận về phép học”.
- Những hiểu biết bước đầu về tấu.
- Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.
Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu một văn bản viết theo thể tấu.
- Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.
3. Thỏi độ :
- Cú thỏi độ, động cơ học tập đỳng đắn để trở thành cụng dõn tốt .
4. Tớch hợp 
- Kết hợp giữa học và hành,lựa chọn phương phỏp học tập hiệu quả
5. Định hướng cỏc năng lực cần phỏt triển cho học sinh: 
* Năng lực giải quyết vấn đề
* Năng lực hợp tỏc trong cỏc hoạt động học tập theo nhúm
* Năng lực tự quản bản thõn
* Năng lực sỏng tạo.
* Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ
* Năng lực giao tiếp Tiếng Việt: nghe, núi, đọc viết
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Giáo án; ảnh Nguyễn Thiếp, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
1. Ổn định: ( 1 phỳt )
2. Kiểm tra: (5 phỳt )
? Đọc thuộc lòng văn bản” Nước Đại Việt ta”, nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
3. Tiến trỡnh bài học 
* HĐ1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (2 phỳt)
- Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, thuyết trỡnh, kỹ thuật đặt câu hỏi
- Hình thức tổ chức hoạt động: Tổ chức dạy học trong lớp- Học theo cá nhân.
+ GV cho HS giải quyết tình huống và dẫn dắt vào bài.
Giới thiệu bài: Học để làm gì? Học những gì và học như thế nào? Nói chung vấn đề học tập đã được ông cha ta bàn đến từ lâu. Một trong những ý kiến tuy ngắn gọn, nhưng sâu sắc và thấu tình đạt lý là đoạn” Bàn luận về pháp học”. Trong bản tấu dâng vua Quang Trung của nhà nho lừng danh La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
* HĐ2: HOẠT ĐỘNG HèNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( 27 phỳt )
- Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, thuyết trỡnh, kỹ thuật đặt câu hỏi
- Hình thức tổ chức hoạt động: Tổ chức dạy học trong lớp- Học theo cá nhân.
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
? Hãy tóm tắt vài nét về tác giả Nguyễn Thiếp
Giáo viên: Ông là người đức trọng tài cao, từng làm quan dưới triều Lê, rồi từ quan về dậy học. Triều Lê sụp đổ , Quang Trung lên ngôi, nhiều lần viết chiếu thư mời ông ra giúp nước, song ông đều từ chối.Đến năm 1791. Nhận thấy Quang Trung là 1 vị vua anh minh hết lòng vì dân vì nước, ông mới quyết định ra giúp Quang Trung xây dựng đất nước, về mặt chính trị. Sau khi vua Quang Trung mất, ông không hợp tác với triều Nguyễn , mà lại lui về ở ẩn đến tận cuối đời. Ông mất năm 81 tuổi, khi lòng vẫn còn băn khoăn trăn trở vì việc chấn hưng, việc học chưa thành
- Ông để lại cho đời khoảng 100 bài văn, thơ. Trong đó có 10 bài tấu
 Khi đọc các bài văn thơ của ông, nhà sử học Phan Huy Chú đã nhận xét” Thơ thanh nhã, lý thú, thung dung, lời nói của ông quả là người có đức
? Qua phần trình bày của bạn, và lời giới thiệu của cô giúp em hiểu thêm điều gì từ con người Nguyễn Thiếp
- Học rộng, tài cao, sống thanh bạch, yêu nước
2. Tác phẩm
? Nhìn sách giáo khoa nêu xuất xứ của văn bản
- Trích” Bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung tháng 8/1791 ( lúc này đất nước đang phải đương đầu với nạn ngoại xâm và trài qua cuộc nội chiến kéo dài. Sự học không được chú trọng. Nhận thấy thực tế đó, nên vừa ra giúp vua Quang Trung, ông đã làm ngay 1 bài tấu để bàn với vua về việc chấn hưng đất nước
? Văn bản viết theo thể tấu. Hãy dựa theo phần chú thích, nêu những đặc điểm thể tấu
Giáo viên: Đặc điểm thể tấu được ghi rõ ở phần chú thích, về nhà học kỹ
- Bài tấu dâng vua Quang Trung gồm 3 điều. Điều 3 là luận học pháp( Phép học). Nội dung như đoạn trích chúng ta học ngày hôm nay 
II. Đọc, hiểu văn bản
* Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Đây là văn bản viết theo thể tấu, nên đọc rõ ràng đầy cung kính. Chú ý vào câu văn biền ngẫu....Nhấn vào các từ ngữ” Cúc....xin chờ”
- Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh đọc
? Đọc chú giải phần 1,2,3 hiểu: Thất truyền, tam cương
? Đã chuẩn bị bài ở nhà. Hãy nêu bố cục của văn bản trên gồm mấy phần, chỉ rõ? Nêu nội dung từng phần
Giáo viên: 4 phần
- Ba phần đó là 4 luận điểm....tìm hiểu văn bản theo 4 phần đó
1. Bàn về mục đích của việc học:
? Đọc từ đầu -> Những điều tệ hại ấy
? Mở đầu văn bản, tác giả dẫn câu châm ngôn của người xưa. Đọc và nêu nội dung của câu châm ngôn đó
- Con người muốn trở lên tốt đẹp thì phải học
- Không thể không học mà trở thành tốt đẹp
? Có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả
- Gọn rõ bằng câu châm ngôn, vừa có tính khẳng định, vừa làm chỗ dựa cho lý lẽ tiếp theo
=> Đây chính là cách nêu vấn đề quen thuộc của các tác giảthời trung đại mà các em đã học ở bài trước. Khi muốn làm hoặc quyết định điều gì quan trọng, họ thường lấy tấm gương hoặc trích dẫn các câu nói của tiền nhân làm cơ sở khẳng định cho tính đúng đắn của vấn đề làm cơ sở cho các lập luận tiếp theo
? Trong các câu châm ngôn có các khái niệm nào cần làm sáng tỏ: Đạo học
? Theo dõi tiếp câu 2,3: Khái niệm về đạo học được tác giả giải thích thế nào?
- Đạo là lẽ đối sử - Học điều ấy
Giáo viên: Người đi học là học đạo
? Vậy theo em mục đích đạo học của Nguyễn Thiếp đưa ra là gì?
- Học đạo đức để hình thành nhân cách
Giáo viên: Đạo học mà Nguyễn thiếp đưa ra ở đây chính là khái niệm: Tam, cương,ngũ. thường. Nghĩa là người đi học để lập đức cho mình, lập công cho đất nước. Đó là mục đích học chân chính
2. Bàn về lối học đương thời 
? Sau khi đưa ra mục đích học chân chính, tác giả chỉ rõ thực tế nào?( Theo dõi tiếp các câu còn lại và chỉ rõ)
- Nền....truyền
- Lối học cầu....
? Hậu quả của lối học lệch lạc đó?
- Chúa tầm thường.... nhà tan
? Em đọc được thỏi độ nào của Nguyễn thiếp khi ông nêu lên rõ thực tế đó?
- Phê phán mạnh mẽ và chỉ rõ hậu quả của lối học lệch lạc đó
Giáo viên: Cuối thời Lê Trịnh, tệ nạn buôn quan bán tước hoành hành. Sử sách ghi chép năm 1750, đời vua Lê Thánh Tôngvì nhà nước thiếu tiền, đặt ra lệ thu tiền” Thông kinh” Hễ ai nộp 3 quan được đi thi hương, không phải khảo hạch, thành ra những người làm ruộng, đi buôn ai cũng nộp quyển thi rồi người thì dùng sách, rồi kẻ thì thuê người làm bài.Sống trong thời kỳ đen tối loạn lạc ấy Nguyễn Thiếp vô cùng đau buồn thở than” Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”
? Từ việc phê phán lối học trên, tác giả muốn nhấn mạnh vào điều gì?
- Mục đích học chân chính
? Đọc thầm lại đoạn vừa phân tích, nhận xét câu văn, cách lập luận của tác giả
- Các câu văn lập luận chặt chẽ sắc sảo
Giáo viên: Cách lập luận chặt chẽ bằng những câu văn ngắn giúp cho ta hiểu được đây là mục đích học chân chính cần được phát huy
Chuyển: Sau khi nờu lờn lối học đương thời và hậu quả , tg nờu đề nghị đổi mới 
3. Kiến nghị đổi mới 
? Đọc tiếp chú ý, nhấn vào các từ ngữ” Cúi xin, xin chớ....” thể hiện được cách cung kính
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu thật kỹ các chú giải ở phần này
? Khi bàn về cách học, tác giả dâng vua những vấn đề gì?
- Chủ trương
- Nội dung
- Phương pháp
Giáo viên: Cùng thảo luận 3 vấn đề đó
( Thảo luận theo nhóm)
* Chủ trương: Mở rộng trường lớp cho nhiều người, nhiều đối tượng đều được đến trường
- Chủ trương tích cực về việc học được phổ biến khắp nơi, kết hợp được trường công của nhà nước và trường tư của cá nhân.Tất cả mọi người, mọi đối tượng đêug được đi học -> nâng cao kiến thức -> tạo nhiều người tài đức
* Nội dung: Nêu nội dung dậy học theo Chu Tử - 1 học giả thời Nam Tống
- Nội dung chú trọng vào việc học đạo đức sách thánh hiền, học triết học
Giáo viên: Nội dung học chưa có gì mới, vẫn theo sách dậy của nhà giáo dục Chu Tử, sống cách thời đại của Nguyễnthiếp 6 thế kỷ. Chưa chú ý đến học kiến thức KHKT
* Phương pháp: Chỉ rõ các phương pháp học tập , các phương pháp học có nhiều tiến bộ, từ thấp đến cao, từ kiến thức cơ bản làm nền tảng -> Kiến thức khó
- Học rộng, học nhiều đề hiểu biết. Sau đó biến nó thành nhận thức, trí tuệ của mình bằng cách tóm tắtlấy cái cốt lỗi để nhớ và nhớ lâu
- Học kết hợp với hành, phải biết ứng dụng vào cuộc sống. Đó là cái đích cuối cùng của việc học
Giáo viên: Nội dung Nguyễn thiếp mà đưa ra chưa có gì ,mới. Đây là hạn chế của thời đại. Sống ở thời đại đó, ông không thể đề ra 1 nội dung học tập tiến bộ hơn. Song về mục đích và phương pháp ý kiến của ông thật là tiến bộ đúng đắn mang tính thực tiễn
? Bên cạnh việc đề ra chủ trương..... Nguyễn thiếp còn có mong ước gì?
- Hoạ may....vững yên
Giáo viên: Nói về mong ước đó, ông vừa như khẳng định vừa như băn khoăn, vì việc chấn hưng sự học là lâu dài không dễ gì 1 sớm 1 chiều đã làm được. Song dẫu sao mong ước đó cũng thật đẹp thật chân thực thể hiện đúng cái tâm của ông với đất nước. Đúng như nhà sử học Phan Huy Chú nhận xét” Ông quả là 1 người có đức”
? Đọc thầm lại đoạn văn có nhận xét gì về lập luận của tác giả( Chú ý câu văn, từ ngữ thể hiện)
- Lập luận chặt chẽ bằng các câu văn dài ngắn làm cho dễ hiểu, dễ thuyết phục
- Các từ ngữ cầu khiến thể hiện sự chân thành cung kính mong nhà vua chú ý, lắng nghe ý kiến của bề tôi
Giáo viên: Cách sử dụng từ ngữ cầu khiến” Cúi xin....” vừa mềm mại tha thiết, chân thành lại vừa ngầm bộc lộ thái độ kiên quyết của tác giả, khiến cho đoạn văn nghị luận vốn khô khan, trở lên giàu tính biểu cảm -> Đó là tài khéo léo thuyết phục của ông
Chuyển: Với cách lập luận tài tình khéo léo của mình, tác giả đã làm sáng tỏ mục đích, nội dung, phương pháp học tập đúng đắn, tất cả có tác dụng như thế nào?
Chuyển phần 4
4. Kết quả của việc học
? Đọc câu văn đầu tiên, mục đích.... học đúng đắn được tác giả gọi là đạo họcthành. Theo cách lập luận của tác giả đạo học thành có tác dụng thế nào?
- Tạo nhiều người tốt -> triều đình ....thiên hạ....
? Tại sao đạo học thành lại tạo nhiều người tốt
- Có mục đích học -> phương pháp học đúng đắn -> tạo ra nhiều người tài
? Câu văn có cách lập luận thế nào?
Giáo viên: câu văn có cách lập luận logic theo quan hệ nhân quả
- Làm cho lập luận chặt chẽ giàu sức thuyết phục
- Nói theo cách nói ngày nay đạo học thành sẽ cải tạo được con người, cải tạo được xã hội, thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo hướng tích cực
? Chúng ta vừa tìm hiểu xong những lời tấu trình của nhà thơ khi ông bàn về phép học từ đó em thu nhận được những điều sâu xa nào về đạo học của cha ông.
- Hiểu được mục đích học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần vào sự hưng thịnh của đất nước.
- Muốn học tốt phải có phương pháp học
? Hiểu thế nào về con người ông
- Đức trọng tài cao, có tầm nhìn xa trông rộng, một lòng giúp vua chấn hưng đất nước.
? Câu văn cuối cùng trở lại với tâm tình của bề tôi: trước vua tác giả nhận những điều mình nói là vu vơ có đúng không?
- Không vì đó là những băn khoăn trăn trở của tác giả dựa trên thựctế học của nước ta lúc đó đòi hỏi phải có sự thay đổi việc học
- Viết bằng tâm huyết của tác giả bằng cách lập luận chặt giàu sức thuyết phục
GV: Những điều mà LSPT tấu trình lên vua quả là những điều tâm huyết, xuất phát từ đáy lòng của một vị vua hiền tài vì nước vì dân. Từ quyền lợi của một quốc gia trong việc an dân trị quốc. Nó thể hiện trong một tầm nhìnvừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu về một chiến lược lâu dài trong việc chấn hưng đất nước. Hai thế kỷ đã trôi qua, lớp lớp con cháu vẫn đang tiếp tục phát huy những kế sách của một vị quan tài ba đức trọng ấy để Việt Nam có thể tự hào được sánh vai với các bạn bè năm châu bởi sự trưởng thành về mọi mặt
III. Tổng kết
Nghệ thuật 
? Qua toàn văn bản em cú nhận xột gỡ về cỏch lập luận của tỏc giả? 
- Lập luận chặt chẽ, không thừa không thiếu làm cho bài tấu dễ hiểu tăng sức thuyết phục.
 Ta có thể coi đây là áng văn chính luận xuất sắc.
Sức thuyết phục của bài tấu cú được là nhờ cỏch lập luận chặt chẽ ấy . Ta cú thể rỳt ra trỡnh tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ như sau : 
? Qua cách lập luận ấy em học tập được gì về cách viết văn nghị luận của mình?
- Cách chia luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Sử dụng các câu văn ngắn , cách đưa yếu tố biểu cảm vào trong văn nghị luận
? Qua văn bản em rỳt ra được bài học nào cho mỡnh ?
Nội dung 
Việc học tập là rất quan trọng nờn mỗi người cần cú mục đớch, phương phỏp học tập đỳng đắn để cú kết quả tốt 
GV : Đõy chớnh là nội dung phần ghi nhớ / SGK/79
Hai thế kỷ đã trôi qua, lớp lớp con cháu vẫn đang tiếp tục phát huy những kế sách của một vị quan tài ba đức trọng ấy để Việt Nam có thể tự hào được sánh vai với các bạn bè năm châu bởi sự trưởng thành về mọi mặt
*HĐ3: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH (5 phỳt )
- Phương phỏp/ kỹ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, kĩ thuật đặt cõu hỏi
- Hỡnh thức dạy tổ chức học : Tổ chức dạy học trong lớp- học theo cỏ nhõn.
+ Gv cho Hs làm bài tập: 
Luyện tập 
? Theo em quan điểm dạy học của Nguyễn Thiếp cú cũn được vận dụng trong việc học ngày nay khụng? 
Quan điểm dạy học của Nguyễn Thiếp vẫn được ỏp dụng 
 + Cỏc nhà trường vẫn nờu cao khẩu hiệu 
“Tiờn học lễ, hậu học văn”; “Học đi đụi với hành”
+ Bốn mục tiờu giỏo dục của UNESCO: 
1. Học để biết,
2. Học để làm,
3. Học để chung sống,
4.Học để tự khẳng định mỡnh.
*HĐ 4: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ( 2 phỳt )
- Phương pháp/ kỹ thuật dạy học : Phương pháp vấn đáp, kĩ thuật đặt cõu hỏi
- Hình thức tổ chức dạy học : Tổ chức dạy học trong lớp- Học theo cá nhân.
+ Gv cho HS giải quyết tình huống thực tiễn.
? Hóy nờu một số phương phỏp học tập theo em là cú hiệu quả nhất.
*HĐ 5 : HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG (1 phỳt )
- Phương phỏp, kỹ thuật dạy học : Phương pháp vấn đáp, kĩ thuật đặt cõu hỏi
- Hỡnh thức tổ chức dạy học : Tổ chức dạy học trong lớp- Học theo cỏ nhõn
+ GV giao bài cho hs : Tập viết đoạn văn trỡnh bày mối quan hệ giữa học và hành 
D. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Tổng kết ( 1 phỳt )
GV khỏi quỏt bài
2. Hướng dẫn học tập( 1 phỳt )
- Nắm vững bài giảng

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoi_giang_ngu_van_lop_8_chu_devan_ban_nghi_luan_nam.doc