Giáo án Khối 3 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021

III. Hoạt động dạy- học:

Hoạt động 1. Thảo luận cả lớp:

Bước 1. GV yêu cầu HS chỉ đâu là nước, đâu là đất trong hình 1 SGK trang 126.

Bước 2. GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu.

 ( màu xanh lơ hoặc xanh lam, thể hiện phần nước).

- GV hỏi: Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất.

Bước 3. GV giải thích một cách đơn giản kết hợp với minh hoạ bằng tranh ảnh ( nếu có) để cho HS biết thế nào là lục địa, thế nào là đại dương.

- Lục địa : Là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất.

 - Đại dương: Là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.

Kết luận : Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương.

Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm

Bước 1. HS trong nhóm làm việc theo gợi ý sau:

- Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3.

- Có mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3.

- Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào ?

Bước 2.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.

- GV hoặc HS sửa chữa, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.

 Kết luận : Trên thế giới có 6 châu lục : Châu á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực và 4 đại dương: Thái Bình Dương, ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.

Hoạt động 3. Chơi trò chơi tìm vị trí các châu lục và các đại dương

Bước 1. Chia nhóm HS và phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương.

Bước 2. Khi GV hô ” bắt đầu “ HS trong nhóm sẽ trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khối 3 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
- Chữ Y,K,P: 2 dòng cỡ nhỏ
- Viết ứng dụng : 1dòng tên riêng Phú Yên cỡ nhỏ, 1 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ
	- HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dõi nhắc nhở.
Hoạt động 4: Chấm, chữa bài. GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố , dặn dò. Nhắc HS luyện viết thêm trong vở TV.
Chính tả
Tiết 65 : Nghe - viết: cóc kiện trời
I. Yêu cầu cần đạt
 1. Nghe - viết chính xác trình bày đúng bài tóm tắt truyện “Cóc kiện Trời”
 2. Viết đúng tên 5 nước láng giềng Đông Nam á.
 3. Điền đúng các vào chỗ trống các âm dễ lẫn s/x; o/ô.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ viết các từ ngữ của BT2
III. Các hoạt động dạy-học: 
 1. Bài cũ: Một HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp: lâu năm, nứt nẻ, dùi trống, dịu giọng.
 2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết
 a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần bài chính tả. Cả lớp theo dõi trong SGK. 
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: những từ nào trong bài chính tả được viết hoa?
- HS tự viết những chữ mình dễ mắc lỗi. 
 b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
 c. Chấm, chữa bài: 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 2: - Một HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh tên 5 nước Đông Nam á.
- GV đọc cho 1 HS viết trên bảng lớp, các HS khác viết vào vở: Bru-nây.
- Cả lớp hoàn thành bài tập vào vở.
Bài 3:(lựa chọn)
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT
- HS làm bài vảo vở bài tập. Cho 1 HS lên bảng làm bài.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng
Đạo đức
Tiết 33 : Tích cực tham gia phong trào chăm sóc
 và bảo vệtượng đài liệt sĩ 
I. Yêu cầu cần đạt 
 1. HS hiểu: Tượng đài liệt sĩ là nơi ghi công những người đã hi sinh cho nền độc lập, tự do của tổ quốc; ghi công của các bà mẹ Việt Nam anh hùng.
 - Những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh cho tổ quốc.
 - Sự cần thiết để chăm sóc bảo vệ tượng đài liệt sĩ.
2. HS tích cực tham gia phong trào chăm sóc bảo vệ tượng đài liệt sĩ 
3. HS có thái độ tôn kính, biết ơn các liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng
II. Chuẩn bị :
 - Mỗi HS chuẩn bị 1 dụng cụ : chổi, rổ, cuốc, chậu, dẻ lau...
III. Hoạt động dạy và học:
 Khởi động: HS hát tập thể bài hát: “ Em nhớ ơn các anh”.
 Nhạc lời của Trần Ngọc Thành 
Hoạt động1: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động2: Tổ chức, hướng dẫn HS thực hành chăm sóc tượng đài liệt sĩ.
- GV tập hợp lớp trước khu vực đài tưởng niệm của xã thành 3 hàng dọc theo 3 tổ.
- Phân công nhiệm vụ :
 + Tổ 1 : Quét dọn, xẩy cỏ.
 + Tổ 2 : Nhặt lá, tỉa cành, chăm sóc bồn hoa.
 + Tổ 3 : Lau chùi nhà bia.
- GV lưu ý HS : Trong quá trình làm việc phải tự giác làm việc theo sự phân công của tổ trưởng. Tuyệt đối không trêu đùa, chọc ghẹo, phải đảm bảo an toàn trong lao động.
- HS thực hành theo sự phân công. GV theo dõi, nhắc nhở.
 Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tinh thần làm việc của HS.
Lời giải: a. cây sào xào nấu lịch sử - đối xử.
Lời giải: b. chín mọng mơ mộng hoạt động ứ đọng.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài học sau.
Thứ 4, ngày 12 tháng 5năm 2021
 Tập đọc
Tiết 99 : Mặt trời xanh của tôi
I.Yêu cầu cần đạt
1. Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc đúng các từ ngữ: lắng nghe, lên rừng, lá che, lá xòe, thảm cỏ
 - Đọc bài thơ với giọng tha thiết, trìu mến. 
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
Qua hình ảnh “Mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ, thấy được tình yêu quê hương của tác giả.
3. Học thuộc lòng bài thơ .
II. Đồ dùng dạy-học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ: GV kiểm tra 2HS nối tiếp nhau đọc bài Cóc kiện Trời và trả lời các câu hỏi về nội dung từng đoạn.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài. GV cho HS quan sát tranh minh họa và giới thiệu bài học.
Hoạt động 2: Luyện đọc.
 a. GV đọc toàn bài (giọng tha thiết, trìu mến).
 b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ: HS đọc nối tiếp nhau mỗi em đọc hai dòng thơ: 2 lần.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.GV kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.- Bốn nhóm thi đọc nối tiếp nhau 4 khổ thơ.
	- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
Hoạt động3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm hai khổ thơ đầu của bài thơ, trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:
	 + Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?
	 + Về mùa hè rừng cọ có gì thú vị?
	- HS đọc thầm hai khổ thơ cuối của bài thơ, trả lời các câu hỏi:
	 + Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời?
+ Em có thích gọi lá cọ là mặt trời không? Vì sao?
Hoạt động 4: Luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ theo nhóm. 
- HS thi đọc từng khổ thơ, cả bài thơ..
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất, hay nhất.
Hoạt động 5: Củng cố , dặn dò.
- GV hỏi: Bài thơ muốn nói với các em điều gì?
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về luyện đọc TL bài thơ.
Toán
Tiết 163 : Ôn tập các số đến 100 000 ( tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt
- Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 100 000.
 	- Củng cố về sắp xếp một dãy số theo thứ tự xác định.
II. các hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV giới thiệu MĐ- YC tiết học.
Hoạt động2: Thực hành 
GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
 Bài 1: GV cho HS tự làm bài. Khi chữa bài nên yêu cầu HS nêu cách so sánh hai số(hoặc so sánh một biểu thức số và một số ) bằng các ví dụ cụ thể trong bài tập. VD : Số 27469 bé hơn số 27470 ( 27469 < 27 470 ), vì hai số này đều có năm chữ số, các chữ số hàng chục nghìn đều là 2, các chữ số hàng nghìn đều là 7, các chữ số hàng trăm đều là 4, nhưng chữ số hàng chục có 6 < 7 nên 27469 bé hơn 27470.
- GV tập cho HS biết nhận xét, chẳng hạn: nếu 27469 27469 
- Tương tự với các trường hợp khác HS tự làm bài.
Bài 2: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài . Khi chữa bài GV khuyến khích HS nêu cách chọn ra số lớn nhất. Chẳng hạn, ở phần a) : bốn số này đều có các chữ số hàng chục nghìn là 4 ; chữ số hàng nghìn của 42360 là 2, của ba số còn lại đều là1, mà 2 > 1 ; vậy 42360 là số lớn nhất trong bốn số ở 
 Bài 3, 4 : GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài .Chữa bài tương tự như bài 2.
 Bài 5. Cho HS nêu nhiệm vụ làm bài. 
 	 - HS quan sát ( so sánh ) xem trong bốn nhóm A, B, C, D, các số trong nhóm số nào được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, sau đó khoanh vào chữ đặt trước nhóm số đó.
- HS tự làm bài và chữa bài.
 	- Ta thấy với ba số 8763 ; 8843 ; 8853 . Có 8763 < 8843 < 8853 , nên nhóm C được viết theo thứ tự từ bé đến lớn . Ta khoanh vào chữ C. 
- Chấm bài và nhận xét bài làm của HS.
Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò . Nhận xét tiết học . Dặn HS về ôn bài. 
Thứ 5, ngày 13 tháng 5năm 2021
Toán
Tiết 65 : Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000
I. Yêu cầu cần đạt
- Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết các số trong phạm vi 100 000).
- Giải bài toán bằng các cách khác nhau.
II. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1HS làm bài 1SGK So sánh
27 469.........27 470
85 100..........85 099
30 000.........29000 + 1000
- HS nhận xét, nhắc lại cách so sánh.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
Hoạt động2: Luyện tập
 Bài1: HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở.GV theo dõi.
- Gọi HS chữa bài: HS nối nhau đọc kết quả, lớp nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu cách nhẩm:
 VD: 20 000 x 3 = ? 
Nhẩm : 2 chục nghìn x 3 = 6 chục nghìn, vậy 20 000 x 3 = 60 000
 Bài2: 
- Bài tập yêu cầu gì? ( Đặt tính rồi tính)
- HS nêu những chú ý khi đặt tính và khi tính.
- HS làm vào vở. 4 HS làm 4 cột ở bảng phụ.GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
- Một số HS nhắc lại cách đặt tính và tính.
 Bài3: 1HS đọc đề bài.
- GVnêu câu hỏi: Đề bài cho biết cái gì? Đề bài hỏi cái gì?
- Yêu cầu HS tóm tắt đề vào vở:
Có: 80 000 bóng đèn
Chuyển lần 1: 38 000 bóng đèn
Chuyển lần 2: 26 000 bóng đèn
 Còn lại:.......... ..bóng đèn?
- GV nhắc nhở HS giải bằng 2 cách khác nhau.
- HS làm vào vở.2 em làm vào bảng phụ bằng 2 cách khác nhau.GV theo dõi .
- Treo bảng nhận xét:
Cách1: Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần đầu là:
 80 000 - 38 000 = 42 000 ( bóng đèn)
 Trong kho còn lại số bóng đèn là:
 42 000 - 26 000 = 16 000 ( bóng đèn)
 Đáp số: 16 000 bóng đèn
Cách 2: Số bóng đèn đã chuyển đi tất cả là:
 38 000 + 26 000 = 64 000 ( bóng đèn)
 Số bóng đèn còn lại trong kho là:
 80 000 - 64 000 = 16 000 ( bóng đèn)
 Đáp số: 16 000 bóng đèn 
 Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Tiết 33: Ghi chép sổ tay
 I. IYêu cầu cần đạt
 1. Đọc bài báo A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây! HS hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của đô-rê-mon (về sách đỏ ; các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng).
 2. Rèn kỹ năng viết: Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của đô-rê-mon.
 II. Đồ dùng dạy- học: 
- Tranh, ảnh một số loài động vật quí hiếm được nêu trong bài.
- Truyện tranh đô- rê- mon.
- 1, 2 tờ báo Nhi đồng có mục : A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây!
- Mỗi HS có 1 cuốn sổ tay nhỏ.
- 1 vài tờ giấy khổ A4.
III. Hoạt động dạy- học:
 1. Kiểm tra
 - Gọi 2 HS đọc bài viết tuần 32.
 2.Bài mới :
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1: Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi 1 em đọc cả bài A lô, Đô - rê- mon...
- Gọi 2 HS đọc phân vai.
- GV giới thiệu tranh, ảnh về các loại động, thực vật quí hiếm được nêu trong bài báo (nếu có).
- GV cho HS xem truyện tranh đô- rê- mon
 Bài 2: 
- Gọi HS nêu YC. GV phát giấy A4 cho 1 vài HS viết bài.
- Cho HS trao đổi theo cặp để viết những ý chính trong các câu trả lời của đô- rê- mon
- GV nhắc HS cách viết.
- Yêu cầu HS viết ra nháp ý chính rồi viết vào vở.
- Gọi 1 số em đọc kết quả ghi chép của mình của mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét về bài làm trên giấy A4 dán ở bảng. GV chốt lại lời giải đúng.Cả lớp viết bài vào số tay.
- GV chấm 1 số bài viết, nhận xét về các mặt : nội dung, hình thức...
Củng cố- dặn dò : Nhận xét giờ học.
 Dặn dò HS: Mua sổ tay để ghi chép những thông tin thú vị, bổ ích.
Luyện từ và câu
 Tiết 33: Nhân hoá
I. Yêu cầu cần đạt 
 1.Nhận biết hiện tượng nhân hoá trong các đoạn thơ, đoạn văn; những cách nhân hoá được tác giả sử dụng.
 2.Bước đầu nói được cảm nhận về những hình ảnh nhân hoá đẹp.
 3.Viết được một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá.
II. Đồ dùng dạy- học :
 Phiếu khổ to viết sẵn bảng tổng hợp kết quả BT1
III. Hoạt động dạy- học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho một HS viết trên bảng lớp ( hoặc quay bảng), cả lớp viết vào vở hai câu liền nhau, ngăn cách với nhau bằng dấu hai chấm trong BT1 tiết LTVC tuần 32( Đầu đuôi là... đến hai cái trụ chống trời! )
 2. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài. GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT và các đoạn thơ, đoạn văn trong BT
Học sinh trao đổi theo nhóm để tìm các sự vật được minh hoạ và cách nhân hoá trong đoạn thơ ở bài tập 1(đoạn a) Các nhóm cử người trình bày. Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt lại cách giải thích đúng. Giáo viên gián phiếu, ghi lời giải vào bảng tổng hợp kết quả: 
Sự vật
Nhân hoá
Nhân hoá các từ ngữ
chỉ người, bộ phận của người
Nhân hoá các từ ngữ chỉ
hoạt động,đặc điểm của người
Mầm cây

 tỉnh giấc
Hạt mưa

 mải miết, trốn tìm
Cây đào
 mắt
 lim dim,cười
HS làm việc độc lập để tìm các sự vật được nhân hoá và cách nhân hoá trong đoạn thơ ở BT1 (đoạn b) Các em chỉ cần ghi tên các sự vật được nhân hoá, cạnh đó viết những từ ngữ dùng để nhân hoá chúng. VD: cơn dông - kéo đến; lá gạo - múa lên, reo lên..
- GV mời một HS trình bày, mỗi em tìm hình ảnh nhân hoá và cách nhân hoá trong một câu. 
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại cách giải thích đúng. GV ghi lời giải vào bảng tổng hợp kết quả trên phiếu.
Sự vật được
nhân hoá
Nhân hóa bằng các từ ngữ chỉ người, bộ phận của người
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động,đặc điểm của người
Cơn dông

kéo đến
Lá (cây)gạo
 anh em
múa, reo, chào
Cây gạo

thảo, hiển, đứng, hát
- HS nêu cảm nghĩ của các em về các hình ảnh nhân hoá Thích hình ảnh nào? Vì sao?
Bài 2 - Một HS đọc yêu cầu của BT.
- GV nhắc HS chú ý: 
 Sử dụng ghép nhân hoá khi viết đoạn văn tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
Nếu chọn đề tả một vườn cây, các em có thể tả một vườn cây trong trường,ở làng quê, vườn cây nhỏ nhà mình hoặc nhà hàng xóm. 
 	- GV mời một vài HS nhắc lại tên những bài thơ có những câu thơ tả vườn cây, xem đó như gợi ý cho các em làm bài (VD: Quạt cho bà ngủ. Ngày hội rừng xanh. Bài hát trồng cây.Mặt trời xanh của tôi...)
- HS viết bài.
- GV chọn đọc một số bài cho cả lớp nghe và nhận xét.
 (VD: trên sân thượng nhà em có một vườn cây nhỏ trồng mấy cây hoa phong lan, hoa giấy, hoa trạng nguyên, Ông em chăm chú cho vườn cây này lắm. Mấy cây hoa giấy, hoa trạng nguyên. Mấy cây hoa hiểu lòng ông nên chúng rất tươi tốt. Mỗi sáng ông lên sân thượng, chúng vẫy những chiếc lá, những cánh hoa chào đón ông. Chúng khoe với ông những cánh hoa trắng muốt, những cánh hoa hồng nhạt hoặc những chiếc lá đỏ rực)
Củng cố, dặn dò: GV yêu cầu những HS chưa làm xong BT2 về nhà hoàn chỉnh bài viết. 
Tự nhiên và xã hội
 Tiết 66 : Bề mặt Trái Đất
IYêu cầu cần đạt
- Phân biệt được lục địa, đại dương.
- Biết trên bề mặt trái đất có 6 châu lục và 4 đại dương.
- Nói tên và chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ “ Các châu lục và các đại dương ”.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Các hình trong SGK trang 126, 127.
- Tranh ảnh về lục dịa và đại dương ( nếu có).
- Một số lược đồ phóng to, tương tự lược đồ hình 3 trong SGK trang 127 ; 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa nhỏ ghi tên của một châu lục hoặc một đại dương.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1. Thảo luận cả lớp:
Bước 1. GV yêu cầu HS chỉ đâu là nước, đâu là đất trong hình 1 SGK trang 126.
Bước 2. GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu.
 ( màu xanh lơ hoặc xanh lam, thể hiện phần nước).
- GV hỏi: Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất.
Bước 3. GV giải thích một cách đơn giản kết hợp với minh hoạ bằng tranh ảnh ( nếu có) để cho HS biết thế nào là lục địa, thế nào là đại dương.
- Lục địa : Là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất.
 - Đại dương: Là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.
Kết luận : Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương.
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
Bước 1. HS trong nhóm làm việc theo gợi ý sau:
- Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3.
- Có mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3.
- Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào ? 
Bước 2. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV hoặc HS sửa chữa, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.
 Kết luận : Trên thế giới có 6 châu lục : Châu á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực và 4 đại dương: Thái Bình Dương, ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
Hoạt động 3. Chơi trò chơi tìm vị trí các châu lục và các đại dương
Bước 1. Chia nhóm HS và phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương.
Bước 2. Khi GV hô ” bắt đầu “ HS trong nhóm sẽ trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm.
Bước 3. 
- HS trong nhóm làm xong thì trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
- GV hoặc HS đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.
- Nhóm nào làm xong trước, đúng và đẹp nhóm đó thắng.
Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học. Dặn HS về chuẩn bị bài học sau.
 - GV dùng phấn màu tô đậm 4 đường đó. 
 - GV hướng dẫn HS chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu. 
 Bước 2 : HS làm việc theo nhóm 
 - Chỉ trên địa cầu vị trí của Việt Nam và cho biết nước ta nằm trong khí hậu nào 
	 HS trong nhóm lần lượt chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu. 
- HS tập trình bày trong nhóm các hình ảnh tự nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau. 
Bước3 : 
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- HS nhận xét phần trình bày của từng nhóm. 
- GV kết luận : Trên Trái Đất, những nơi càng ở gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh. Nhiệt đới : thường nóng quanh năm ; ôn đới : ôn hoà, có đủ bốn mùa. Hàn đới : rất lạnh . ở hai cực của trái đất quanh năm nước đóng băng. 
Hoạt động3: Chơi trò chơi tìm vị trí các đới khí hậu 
a.Mục tiêu : Giúp HS nắm vững vị trí của các đới khí hậu.Tạo hứng thú trong học tập. 
b.Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm hình vẽ tương tự hình 1 trang 124 SGK(nhưng không có màu) và 6 dải ( như các màu trên hình 1 trang 124 SGK ) 
Bước 2 
HS trong nhóm bắt đầu trao đổi và dán các dải màu vào hình vẽ. 
Bước 3: 
- HS trưng bày SP của các nhóm. 
- Nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm. 
- Nhóm nào xong trước, đúng và đẹp nhóm đó thắng.
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò. GV nhận xét về ý thực học tập của HS.
 Dặn HS về chuẩn bị cho bài học sau.
Toán
Tiết 165 : Ôn tập 4 phép tính trong phạm vi 100 000 ( tiếp theo)
I.IYêu cầu cần đạt
- Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia. Về tìm số hạng và tìm thừa số chưa biết.
- Rèn kỹ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị .
- Có ý thức tự giác học bài.
II. Đồ dùng dạy -học :
 	- Bảng phụ viết bài 4, phấn màu. 
III. Hoạt động dạy- học. 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. GV giới thiệu MĐ- YC tiết học.
Hoạt động 2: Thực hành.
 Bài 1: Tính nhẩm : 
 - GV ghi phép tính lên bảng.
 - HS tính nhẩm và ghi kết quả ra nháp.
- Gọi 3 em lên chữa bài.Nhắc lại cách tính nhẩm.
 Bài 2: Gọi HS nêu YC : Đặt tính rồi tính 
- HS làm vào vở.
- Gọi 4 em chữa bài và nêu cách tính.
 Bài 3: Tìm x
- Gọi HS nêu cách tính x.
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
- HS làm bài vào vở. 2 em làm bài ở bảng phụ. Chữa bài .
 Bài 4 : Treo bảng phụ .1 em nêu YC.
- BT cho biết gì, hỏi gì?
- HS làm vào vở và chữa bài ở bảng.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
 Bài 5: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự xếp hình.
- Gọi 1 em lên xếp.GV nhận xét. 
Củng cố dặn dò: Cho HS nhắc lại cách tìm số hạng, thừa số chưa biết.
 GV nhận xét giờ học.
Chính tả
Tiết 66 : Nghe - viết : Quà của đồng nội
I. Yêu cầu cần đạt
- Nghe viết đúng chính tả một đoạn trong bài Quà của đồng nội
- Làm đúng bài tập phân biệt các âm vần dễ lẫn: s/x hoặc o/ô.
II. Đồ dùng dạy -học:
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy- học:
 1.Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc HS viết vào nháp, 2 em lên bảng viết: Đông Nam á, Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào.
- Nhận xét, sửa sai. 
 2. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nghe viết
 a.Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Gọi 2 em đọc đoạn viết chính tả. Cả lớp theo dõi SGK.	
- GVhỏi: Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào?
- HS viết đúng: lúa non, giọt sữa, phảng phất,..... vào vở nháp, 2 em viết ở bảng lớp
- Nhận xét sửa sai.
 b. GV đọc HS viết bài:
+ Nhắc nhở về tư thế, cách trình bày.
+ Đọc từng câu HS nghe viết vào vở.
 c. Chấm, chữa bài.
Hoạt động3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
 Bài (2): Lựa chọn : HS làm BT 2a hoặc 2b.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS làm vào vở.GV theo dõi.
- 2 em đọc câu đố sau khi đã điền vào chỗ chấm. Lớp nhận xét.
- GV đưa tranh HS quan sát, giới thiệu thêm. Đưa ra kết quả đúng:
a. nhà xanh- đố xanh: ( cái bánh chưng)
b. ở trong--rộng mênh mông- cánh đồng: ( thung lũng)
 Bài (3): Lựa chọn : HS làm BT3a hoặc 3b
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- GV chia lớp thành các nhóm . HS thảo luận theo nhóm để tìm từ, viết vào vở nháp
- Các nhóm trình bày kết quả.Nhóm nào tìm được từ đúng thì nhóm đó thắng.
- HS hoàn thành vào vở BT
- GV kết luận: 
a. sao - xa - sen
b. cộng - họp - hộp
 Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học. Dặn HS về hoàn thành BT2b.
 HOạT Động tập thể
 Sinh hoạt lớp
I Yêu cầu cần đạt
- Đánh giá các hoạt động của l

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_3_tuan_33_nam_hoc_2020_2021.doc