Giáo án Khối Tiểu học - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Kim Anh

I,Mục tiêu :

- Củng cố, ôn tập về nhân chia số 0 với một số . Tìm thánh phần ch¬a biết của phép tính

- Về thực hiện dãy tính và giải toán có liên quan đến phép nhân , chia .

II . Hoạt động dạy-học :

HĐ1:Củng cố ND

a. Số 0 nhân hay chia với số nào thì kết quả nh¬ thế nào ?

b, Muốn tìm một thừa số trong một tích ta làm thế nào ?

c, Muốn tìm số bị chia ta làm nh¬ thế nào ?

HĐ2:Thực hành

- GV ra bài tập 1 ,2,3,4, 5 . Trang 65 ( Vở TH TV + Toán)

- HD học sinh nắm vững yêu cầu các bài tập

Bài 1 : Tính nhẩm

Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống :

- Dựa vào cách tìm số bị chia để điền số thích hợp .

Bài 3 : Tìm x

? x là thành phần gì của phép tính ?

- H/s phân tích bài toán , nắm rõ yêu cầu bài .

Bài 4 : giải bài toán

- H/s đọc bài toán , phân tích bài toán , nêu cách giải

Bài 5 : Đố vui : Điền dấu ( + . - , x , : )thích hợp vào ô trống .

- HS độc lập làm bài tập ,GV theo dõi HD thêm

HĐ3: Chấm, chữa bài

- GV chấm 1 số bài, HD chữa bài .

 

docx52 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 38 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khối Tiểu học - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Kim Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ự đoán lợi ích của các con vật ấy có đúng không?Cho cả lớp xem tranh về các hoạt động của các con vật.(Bò kéo xe, vắt sữa,cày ruộng,; Gà đẻ trứng,làm thực phẩm)
GV: Các con vừa được quan sát tranh vẽ và lắng nghe đại diện các nhóm trình bày. Bây giờ các con hãy quan sát lên các bài của các nhóm một lần nữa và cho cô biết sự giống nhau và khác nhau của các nhóm.
- Yêu cầu HS nêu:
HĐ3: Những thắc mắc về loài vật sống trên cạn:
GV: Vậy các con có thắc mắc gì về các con vật này không? Các con hãy nói cho cô biết nào? 
Tương tự GV cho HS nêu những thắc mắc của mình về con vật.Sau khi hs nêu hết các câu hỏi mà các em thắc mắc ,GV hỏi xem các em còn có câu hỏi nào nữa.
HĐ4: Giải đáp về nơi sống của loài vật:
GV: Các con đã đặt ra rất nhiều câu hỏi, vậy bây giờ chúng ta làm thế nào để giải quyết được các câu hỏi này? Muốn trả lời được các câu hỏi này,các con làm thế nào? 
GV: Với những hiểu biết của mình,Các con hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận xem 
Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình 
Các nhóm khác nhận xét , bổ sung 
*Liên hệ: Trong gia đình em có nuôi con vật nào? Hằng ngày em chăm sóc chúng như thế nào?
Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ các loài động vật đó ?
Không được giết hại , săn bắt trái phép , không đốt rừng làm cháy rừng không có chỗ cho động vật sinh sống ..
KL : Chúng ta phải bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm
GV : Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật, chúng ta cần chăm sóc và bảo vệ chúng các em nhé.
IV. CỦNG CỐ TỔNG KẾT
Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật , chúng có thể sống khắp nơi. Chúng ta cần yêu quý và bảo vệ chúng các em nhé.
_________________________________
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP 
I,MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Giúp học sinh:
+Tự nhận ra những ưu điểm, khuyết điểm của mình để khắc phục và cần phát huy 
+ Giáo dục ý thức tự giác,tự quản .
II, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HĐ1: a.HS tự nhận xét rút ra các mặt ưu điểm, khuyết điểm trong tuần về :
- Ý thức học bài trên lớp
- Về vệ sinh trực nhật
- Đi học chuyên cần 
- Đồng phục, thể dục giữa giờ, ca múa hát tập thể
- Tham gia tích cực các hoạt động Đội – Sao nhi đồng 
b.Xếp loại tổ: loại tốt ; loại khá 
 Tuyên dương cá nhân 
Nhắc nhở những HS chưa chăm chỉ học tập , thao tác khi làm bài chậm .
 HĐ2:Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì các hoạt động :
+ Đi học đúng giờ, đầy đủ
+ Vệ sinh trực nhật sạch sẽ
+ Học tập tích cực , tự giác .
+ Tham gia tích cực các hoạt động Đội – Sao nhi đồng .Tham gia tốt ngày hội Thiếu nhi vui- khỏe.
+ Thực hiện tốt nề nếp sinh hoạt bán trú. 
______________________________
Buổi hai:
Luyện viết 
BẠN CÓ BIẾT
I. MỤC TIÊU 
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện: Bạn có biết?.
- Luyện viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn,từ khó(tên các loài cây),tên riêng có trong bài: Nhật Bản, Vườn Quốc gia, Cúc Phương ,cây xê-côi-a,cây bao-báp,tiệm giải khát.
- Rèn luyện chữ viết và cách trình bày bài chính tả cho HS.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1 .Giới thiệu bài: 
HĐ2 .Hướng dẫn luyện viết:
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- Giáo viên đọc mẫu. 2 học sinh đọc lại
? Cây nào có tuổi thọ cao nhất?Là bao nhiêu năm tuổi? Nó ở nước nào ?
? Cây nào to nhất?Là bao nhiêu năm tuổi? Nó ở nước nào ?
- Học sinh viết từ khó, tên riêng vào bảng con: Nhật Bản, Vườn Quốc gia, Cúc Phương ,cây xê-côi-a,cây bao-báp,tiệm giải khát.
- GV hướng dẫn HS yếu viết đúng
b. Học sinh chép bài vào vở
 Giáo viên đọc. Học sinh nghe chép bài. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm.Uốn nắn tư thế ngồi,cách cầm bút,đặt vở cho HS.
HĐ3 Chấm chữa bài
GV chấm bài một số em - nhận xét bài viết của HS 
III.CỦNG CỐ DẶN DÒ
Nhận xét giờ học 
Dặn HS về nhà chữa lại những lỗi sai 
______________________________________________________________
Tiết 2 Luyện Tiếng Việt 
 TIẾT 2 – TUẦN 28
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS 
- Làm bài tập chính tả : phân biệt r , d , gi và vần ut – ưt
- Củng cố từ ngữ về một số loài vật sống dưới nước 
- Củng cố câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi : như thế nào ?
II . HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Giới thiệu bài
2.HĐ1:HD học sinh làm bài tập
1) Điền vào chỗ trống : 
a , l hoặc n Chuối tiêu vàng ..ắng thu
.ấm tấm màu trứng cuốc
Cong như trăng ưỡi iềm
 Chỉ nhìn đã thấy ngọt
b, Điền vào chỗ trống : ên hoặc ênh :
2 . Củng cố cách viết tên riêng 
 - Hướng dẫn H/s viết đúng các tên riêng có trong bài tập :
 Bến Tre , Tháp Mười , Quảng Bình , Phong Nha , Mụ Giạ , sông Gianh
3, Nối cho đúng để được câu có cum từ trả lời cho câu hỏi : “ Để làm gì ?” 
a, Mẹ em trồng cam để có quả ăn .
b, Chúng em trồng cây bàng để lấy bóng mát .
c, Người dân xã em trồng xoan để lấy gỗ.
? Các câu trên có cụm từ nào trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì ?”
4 , Xếp các từ ngữ vào cột thích hợp :
- H/s đọc các từ ngữ đã cho và tên các cột 
- Hướng dẫn H/s xếp tên các loại cây theo từng nhóm : 
Cây lương thực – Cây lấy gỗ – Cây ăn quả - Cây hoa – cây bóng mát
+ GV theo dõi HS làm bài , hướng dẫn thêm cho em còn lúng túng .
HĐ3 : Chấm – chữa bài 
- Hs chữa bài – Gọi nhận xét .
IV.CỦNG CỐ- DẶN DÒ: - GV nhận xét tiết học
 __________________________________
Tiết 2 Thể dục
BÀI 55
GV chuyên trách
_____________________________________
Tiết 3 Tự học
LUYỆN VIẾT : BÀI 49
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
- Hướng dẫn học sinh luyện viết đúng mẫu chữ hoa: E, Ê, O, Ô, Ơ, K
 Từ và câu ứng dụng viết bằng chữ hoa : Em yêu trường em. ếch kêu ộp ộp. Ông Gióng , Kon Tum , Không khí trong lành. (kiểu chữ đứng,cỡ chữ nhỏ).
- Luyện chữ viết rõ ràng, đều nét, thẳng hàng, đúng cỡ và đúng khoảng cách giữa các chữ. Biết nối nét giữa con chữ hoa với con chữ viết thường trong chữ ghi tiếng . 
- Học sinh viết đúng kiểu chữ đứng, viết đúng tốc độ .
- Giáo dục ý thức cẩn thận viết đúng, viết đẹp , đều nét.
II. PHƯƠNG TIỆN : - Mẫu chữ hoa : E, Ê, O, Ô, Ơ, K
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Giới thiệu bài. 
2.HĐ1: Hướng dẫn viết.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét các chữ viết hoa : E, Ê, O, Ô, Ơ, K
 (về độ cao, về các nét)
- Giới thiệu các từ , câu ứng dụng
- HS nhận xét về khoảng cách giữa các chữ, cách nối nét giữa con chữ viết hoa với các con chữ trong tiếng .
3. HĐ2: Luyện viết vở 
- Học sinh luyện viết đúng mẫu chữ hoa : E, Ê, O, Ô, Ơ, K
 và các từ ứng dụng và câu ứng dụng theo mẫu .
4. HĐ3: Chấm- chữa bài. 
IV. CỦNG CỐ - TỔNG KẾT 
 - Giáo viên nhận xét chữ viết của học sinh
 - Nhận xét chung giờ học. 
Thứ 3 ngày 01 tháng 4 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1 Toán
ĐƠN VỊ ,CHỤC, TRĂM, NGHÌN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS
- Biết quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm .
- Biết được đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn 
- Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc và viết các số tròn trăm .
II,PHƯƠNG TIỆN: Bộ bìa ô vuông biểu diễn của GV, và của HS
III,HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HĐ1: Ôn về đơn vị, chục, trăm
- GVHướng dẫn HS thao tác trên đồ vật (Như SGK)
GV ghi bảng : 10 đơn vị = 1chục
Gắn tiếp bìa biểu diễn các chục (như SGK)
GV ghi bảng : 10 chục = 1trăm 
HĐ2: Một nghìn
a.Số tròn trăm 
- GV gắn các hình biểu diễn từ 100 đến 900 ô vuông- như SGK
Yêu cầu HS nêu và viết số tương ứng : 100,200,300,,900
GV : Các số 100,200,,900 là các số tròn trăm.
HS nhận xét : các số tròn trăm có 2 chữ số 0 ở tận cùng. 
b. Nghìn 
- GV gắn 10 hình biểu diễn liền nhau như SGK, và giới thiệu 10 trăm gộp lại thành 1nghìn .HD cáchviết :1000 ; đọc số : một nghìn 
GV ghi bảng : 10trăm = 1nghìn 
Cho HS nhắc lại các KL.(GV ghi ở bảng )
HĐ3: thực hành:
a- GV giới thiệu các hình trực quan về đơn vị, các chục, các trăm lên bảng. Yêu cầu HS viết lên số tương ứng và đọc.
b- Làm việc cá nhân: (HS sử dụng bộ học toán cá nhân)
 - GV viết số lên bảng 
 - HS lấy các ô vuông các hình chữ nhật tương ứng số GV đưa ra , xếp lên trên bàn .
c- HS làm ở vở bài tập: bài 1, 2 (52; 53)
 - GV theo dõi HS làm ; HS nêu kết quả - lớp nhận xét, bổ sung 
IV,CỦNG CỐ ,TỔNG KẾT :
 - HS nhắc lại KL : 10 đơn vị = 1chục ; 10 chục = 1trăm ; 10trăm = 1nghìn
 Các số 100,200,,900 là các số tròn trăm.
 - GV nhận xét tiết học
Tiết 3 Chính tả (N-V)
KHO BÁU
I,MỤC TIÊUBÀI HỌC :
1.Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn trích trong chuyện kho báu 
2. Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu dễ lẫn lộn ên /ênh; ua/uơ
3. Làm đúng các bài tập 2, Bài 3
II,PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC : Bảng ghi sẵn ND bài tập 2,3
III,HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Giới thiệu bài 
2.HĐ1: HD nghe viết 
a,HD chuẩn bị : GV đọc bài, 2HS đọc lại
ND: ND bài viết nói gì ?
HS viết bảng con : quanh năm, sương, cuốc bẫm ,
b,GV đọc - HS nghe viết 
c, Chấm chữa bài
HĐ2: HD làm bài HS làm bài 2, 3b vào vở, 
- 2 HS chữa bài 2
- 1HS chữa bài 3(b) - HS nêu miệng )
Lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng 
IV,CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 
- GV tuyên dương những HS làm bài tốt, viết chữ đẹp. 
- GV nhận xét tiết học `
_________________________________
Tiết 1 Thủ công
LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY(TIẾT 2)
 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- HS biết cách làm đồng hồ đeo tay.
- HS làm được đồng hồ theo ý thích của mình . 
*HSKG: làm được đồng hồ đeo tay cân đối, đẹp.
- HS yêu thích làm đồ chơi.
II,PHƯƠNG TIẸN DẠY - HỌC: Sản phẩm mẫu, giấy thủ công, kéo, hồ dán 
III,HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A.GV nhận xét về sản phẩm ở tiết 1 
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài 
2.HĐ1: GV hướng dẫn lại cách làm
B1:Cắt thành các nan giấy 
B2: Làm mặt đồng hồ 
B3:Gài dây đeo đồng hồ 
B4: Vẽ số, kim lên mặt đồng hồ .
3.HĐ2:Thực hành :
- HS làm trên giấy thủ công.
- GV theo dõi HD cách làm 
- GV chấm sản phẩm, nhận xét rút kinh nghiệm .
IV.CỦNG CỐ , TỔNG KẾT : 
- HS nhắc lại các bước làm đồng hồ 
______________________________________
Buổi chiều
Tiết 1 Luyện Toán
Tiết 1 – Tuần 28
I,Mục tiêu :
- Củng cố, ôn tập về nhân chia số 0 với một số . Tìm thánh phần cha biết của phép tính 
- Về thực hiện dãy tính và giải toán có liên quan đến phép nhân , chia . 
II . Hoạt động dạy-học :
HĐ1:Củng cố ND
a. Số 0 nhân hay chia với số nào thì kết quả nh thế nào ?
b, Muốn tìm một thừa số trong một tích ta làm thế nào ?
c, Muốn tìm số bị chia ta làm nh thế nào ?
HĐ2:Thực hành 
- GV ra bài tập 1 ,2,3,4, 5 . Trang 65 ( Vở TH TV + Toán)
- HD học sinh nắm vững yêu cầu các bài tập
Bài 1 : Tính nhẩm 
Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống : 
- Dựa vào cách tìm số bị chia để điền số thích hợp . 
Bài 3 : Tìm x 
? x là thành phần gì của phép tính ? 
- H/s phân tích bài toán , nắm rõ yêu cầu bài .
Bài 4 : giải bài toán 
- H/s đọc bài toán , phân tích bài toán , nêu cách giải 
Bài 5 : Đố vui : Điền dấu ( + . - , x , : )thích hợp vào ô trống . 
- HS độc lập làm bài tập ,GV theo dõi HD thêm
HĐ3: Chấm, chữa bài 
- GV chấm 1 số bài, HD chữa bài .
III . Củng cố- dặn dò 
- Hôm nay ta luyện tập những dạng toán nào?
- GV nhận xét tiết học 
____________________________________
Tiết 2 Anh văn 
GV chuyên trách 
_____________________________________
Tiết 3 Hoạt động ngoài giờ
CHỦ ĐỀ : HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
Hoạt động 1 : Vẽ chim hòa bình
I. Mục tiêu:
- H/s biết đợc chim bồ câu trắng là tợng trung cho hòa bình và biết vẽ chim bồ câu trắng để thể hiện tình yêu hòa bình .
II. Phơng tiện: Tranh vẽ chim bồ câu trắng để làm mẫu .
 - H/s : Giấy vẽ , bút chì , màu vẽ
III. Hoạt động dạy - học :
HĐ1:Giới thiệu chim hòa bình 
 Trên thế giới , chim bồ câu trắng là tợng trng cho hòa bình . Hôm nay chúng ta cùng vẽ loài chim đợc coi là biểu tợng hòa bình của nhân loại .
- Cho H/s xem một số bức tranh vẽ chim hòa bình của các họa sĩ 
HĐ2: H/s vẽ tranh : Chim hòa bình 
- Phác thảo hình vẽ 
+ Bố cục họa tiết chính : Vị trí chim hòa bình
+ Các họa tiết phụ : mây , trời ,
- Vẽ – Hoàn chỉnh bức tranh 
- Theo dõi H/s vẽ , giúp đỡ thêm cho em còn lúng túng .
HĐ3: Trng bày - đánh giá sản phẩm
G/v xem và nhận xét bài vẽ của H/s 
Chọn một số bài vẽ tốt , tuyên dơng .
IV. Tổng kết : Nhận xét tiết học 
_______________________________________________________________________
Buổi sáng Thứ 4 ngày 2 tháng 4 năm 2014
Tiết 1 Toán
SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM
I,MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS
- Biết so sánh các số tròn trăm .
- Nắm được thứ tự các số tròn trăm.
- Biết điền được các số tròn trăm vào các vạch trên tia số .
II,PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Bìa biểu diễn 100 ô vuông, bảng gài 
III,HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A.Bài cũ :HS nêu : 1 chục = ..? .. đơn vị 
 1trăm = ...?...chục = ? đơn vị 
 1nghìn = ..?...trăm 
B.Bài mới:
HĐ1: So sánh các số tròn trăm 
- GV gắn bìa biểu diễn các số như SGK
- HD viết số tương ứng 200,300 
- Yêu cầu HS so sánh 2 số và điền dấu : >,<
 200 < 300
 300 > 200
- Cho HS đọc lại 
- HS khác so sánh : 200 < 400 
	400 > 200
GV: So sánh số tròn trăm ta chỉ việc so sánh chữ số ở hàng trăm .Số nào có chữ số hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn . Số nào có chữ số hàng trăm bé hơn thì số đó bé hơn .
HĐ2:Thực hành :
- HS làm bài tập 1,2,3 (VBT)
*HSKG: Làm thêm BT 4
- HD học sinh nắm vững yêu cầu bài tập .
HĐ3: Chấm chữa bài 
- Bài 4: Khoanh vào số lớn nhất:
 a. 800 ; 500 ; 900 ; 700 ; 400
 b. 300 ; 500 ; 600 ; 800 ; 1000
iV. CỦNG CỐ - TỔNG KẾT : - GV nhận xét tiết học .
______________________________________
Tiết 2 Tập đọc
CÂY DỪA 
I ,MỤCTIÊU BÀI HỌC :
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài thơ.Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, và sau mỗi dòng thơ.Biết ngắt nhịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát .
- Đọc bài thơ với giọng tả nhẹ nhàng, hồn nhiên có nhịp điệu .
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
- Hiểu nghĩa các từ chú giải (sau bài tập đọc ): toả, bạc phếch, đánh nhịp .
- Hiểu ND bài thơ: Cây dừa theo cách nhìn của nhà thơ nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa giống như người biết gắn bó với đất trời, với thiên nhiên xung quanh.
3.HS trả lời được các câu hỏi 1,2 ;Học thuộc lòng 8 dòng thơ đầu . 
- HS khá giỏi :trả lời được câu hỏi 3- Học thuộc cả bài thơ.
II,PHƯƠNH TIỆN DẠY- HỌC : Tranh cây dừa 
III,HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
 A.Bài cũ: 3HS đọc bài : Kho báu
- Câu chuyện khuyên ta điều gì ?
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài học ; HS quan sát tranh cây dừa 
2.HĐ1:Luyện đọc 
a.GV đọc mẫu ,
b.HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- HS đọc nối tiếp dòng thơ, HD đọc tiếng khó 
- HD đọc đoạn : Đ1. 4 dòng đầu ; Đ2.4 dòng tiếp ; Đ3.6 dòng thơ còn lại .
- HD cách nghỉ hơi (SGV - tr175)
- Các nhóm đọc đoạn
-Thi đọc giữa các nhóm
- Lớp đồng thanh bài 
3.HĐ2:Tìm hiểu bài:
1?Các bộ phận của cây dừa( lá, ngọn, thân , quả ) được so sánh với gì ?
2? Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây nắng, đàn cò) như thế nào ?
*HS khá - Giỏi : 3? Em thích câu thơ nào nhất ?Vì sao ?
HĐ3:HD đọc thuộc lòng bài thơ (bằng nhiều hình thức)
- HS thi đọc thuộc 8 câu thơ đầu.
*HS K-G: Thi đọc thuộc cả bài thơ.
 Em biết ở đâu trồng nhiều dừa ?
IV,CỦNG CỐ,TỔNG KẾT :
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn học thuộc lòng bài thơ 
______________________________________
Tiết 3 Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI; ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : ĐỂ LÀM GÌ ?
DẤU CHẤM - DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊUBÀI HỌC :
- Mở rộng vốn từ về cây cối , HS nêu được 1 số từ ngữ về cây cối (BT 1).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì ?(BT2)
- Ôn luyện cách dùng dấu chấm, dấu phẩy ( BT3)
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC : Bảng phụ 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 1.Giới thiệu bài 
2.HĐ1: HD giải bài tập
- Bài tập 1(miệng ) : 1HS đọc yêu cầu, lớp làm ở vở, HS chữa bài ở bảng phụ 
- Bài 2: HS dựa trên bài tập 1 - Đặt và trả lời câu hỏi để làm gì ?
 - 2 HS làm mẩu :
VD :HS1: Người ta trồng lúa để làm gì ?
 HS 2: Người ta trồng lúa để có gạo ăn .
HĐ3: HS làm viết vào vở (bài tập 3)
- Gọi HS chữa bài ở bảng, lớp nhận xét bổ sung .
- GV chốt lại ý đúng ; Gọi HS đọc lại đoạn văn .
IV. CỦNG CỐ, TỔNG KẾT 
- Tiết học hôm nay có những nội dung gì ?
- GV nhận xét tiết học 
______________________________________
Tiết 4 Tự nhiên và xã hội
MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau bài học HS biết 
- Nói tên và nêu ích lợi của 1 số loài vật sống trên cạn đối với con người .
- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét mô tả .
*HSKG:Kể được tên một số con vật hoang dã sống trên cạn và một số vật nuôi trong nhà
* GDKNS: GD kĩ năng ra quyết định : Nên và không nên làm gì để bảo vệ động vật . Phát triển kĩ năng hợp tác: Biết hợp tác với mọi người cùng bảo vệ động vật . GD kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập . 
II.PHƯƠNG TIỆN : Hình vẽ T58, 59; Tranh ảnh, mô hình 1số loài vật sống trên cạn .
II.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A.Bài cũ : Loài vật có thể sống được ở đâu ? Nêu tên 1 số con vật em biết ?
B.Bài mới :
HĐ1: Làm việc với SGK
B1: Quan sát tranh SGKtheo cặp - trả lời câu hỏi SGK
B2 : Đại diện nêu ý kiến 
B3: GVKết luận :Có nhiều loài vật sống trên cạn, có những loài vật chuyên sống trên mặt đất như : voi, hươu, nai,;Có những loài vật đào hang sống dưới mặt đất như : thỏ rừng, giun, dế Chúng ta cần bảo vệ loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm. 
HĐ2: Làm việc với tranh ảnh mô hình, các con vật sưu tầm được.
B1: Làm việc theo nhóm 4.HD Đưa tranh ảnh sưu tầm được để phân loại theo tiêu chí như SGV .
B2:Các nhóm trình bày sản phẩm 
*3 HS khá- giỏi : Giới thiệu về các loài vật hoang dã , loài vật nuôi sống trên cạn .
- Các nhóm nhận xét đánh giá nhau .
IV,CỦNG CỐ,TỔNG KẾT : 
- Kể tên các con vật sống trên cạn mà em biết ?
- Dặndò : Sưu tầm tranh ảnh các con vật sống dưới nước.
______________________________________
Buổi chiều 
Tiết 1 Anh văn 
GV chuyên trách 
______________________________________
Tiết 2 Âm nhạc 
HỌC HÁT : CHÚ ẾCH CON
GV chuyên nhạc 
_____________________________________
Tiết 3 Tự học 
LÀM BÀI TẬP TOÁN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Tiếp tục giúp HS
- Biết so sánh các số tròn trăm .
- Nắm được thứ tự các số tròn trăm.
- Biết điền được các số tròn trăm vào các vạch trên tia số .
II .HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HĐ1: Củng cố so sánh các số tròn trăm 
- GV gắn bìa biểu diễn các số 500 , 400 , 
- H/s viết số tương ứng 
- Yêu cầu HS so sánh 2 số và điền dấu : >,<
 500 > 400
 400 < 500
- Cho HS đọc lại 
- HS so sánh các cặp số khác 
- H/s nhắc lại cách so sánh các số tròn trăm : So sánh số tròn trăm ta chỉ việc so sánh chữ số ở hàng trăm .Số nào có chữ số hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn . Số nào có chữ số hàng trăm bé hơn thì số đó bé hơn .
HĐ2:Thực hành :
- HS làm bài tập 2,3 (trang 139 - SGK)
- HD học sinh nắm vững yêu cầu bài tập .
HĐ3: Chấm - chữa bài 
- Bài 3: Số
 Lần lượt điền các số tròn trăm vào từng hình tròn theo thứ tự từ bé đến lớn
 100 , 200,300 , 400, 500 , 600 , 700 , 800 , 900 , 1000 
V. CỦNG CỐ - TỔNG KẾT : - GV nhận xét tiết học 
_______________________________________________________________________
 Thứ 5 ngày 3 tháng 4 năm 2014
Buổi sáng 
Tiết 1 Toán
 CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 110 ĐẾN 200
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS 
- Nhận biết các số tròn chục từ 110 đến 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị .
- Biết cách đọc và viết thành thạo các số tròn chục từ 110 đến 200.
- Biết cách so sánh được các số tròn chục, nắm được thứ tự các số tròn chục đã học.
II,PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC : Các tấm bìa hình vuông biểu trăm, bìa hình chữ nhật biểu diễn chục .
III,HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A. Bài cũ : HS nêu kết quả bài 3( T 139)
B.Bài mới :
HĐ1: Giới thiệu số tròn chục từ 110 đến 200
a.Ôn các số tròn chục đã học 
- GV đính lên bảng gài các hình chữ nhật biểu thị các số tròn chục :
10,20,30,40,50,60,70,80,90,100
HS nhận xét về số tròn chục : có tận cùng bên phải là chữ số 0
b.HD học tiếp các số tròn chục :
- GV vừa nêu vừa đính hình như SGK
- HS quan sát và nhận xét 
+ Hình vẽ cho biết mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? HS điền kết quả vào bảng 
- HD cách đọc : số 110 ; đọc : một trăm mười
- Làm tương tự với các số còn lại 
- HS nhận xét: các số này là số có mấy chữ số ? Thuộc các hàng nào ? 
- HS đọc lại các số tròn chục từ 110 đến 200
HĐ2:So sánh các số tròn chục 
GV gắn các hình như SGK(T140)
+ HS dựa vào các ô vuôngđể so sánh 
120 .. < ..130 HS đọc : 120 nhỏ hơn 130
 130 .. > ..120	 130 lớn hơn 120
- HS tiếp tục so sánh không cần dựa vào số ô vuông 
+ Nhận xét chữ số ở các hàng 
 Chữ số hàng trăm đều bằng 1 
 Chữ số hàng chục 3>2 nên 130 > 120 . Vì vậy t

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_28_nam_hoc_2018_2019.docx