Giáo án Lịch sử 11 - Chương trình lịch sử địa phương - Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu
GỒM 5 PHẦN
Phần 1: Khái quát lịch sử.
Phần 2: Danh lam thắng cảnh.
Phần 3: Di tích lịch sử.
Phần 4: Danh nhân Quảng Nam,mẹ Việt Nam anh hùng.
Phần 5: Làng nghề, di sản văn hóa thế giới.
Là khu di tích cách mạng Khu Ủy Khu 5 (1973-1975) gồm: hội trường, hệ thống hầm trú, hầm ở và làm việc của đồng chí bí thư Khu Ủy. Tại đây Khu Ủy đã đề ra kế hoạch cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975 theo tinh thần của nghị quyết ban chấp hành TW Đảng tháng 5 năm 1975. Khu di tích Phước Trà nằm cách thị trấn Tân An - Hiệp Đức 15km về phía Tây, cách đường 612 khoảng 4km về phía nam.Rừng Dừa 7 Mẫu Nằm giữa thôn hai và thôn ba xã Cẩm Thanh - Hội An.Với địa thế nằm ở vùng ven, gần sông nước, không gian rộng thuận lợi cho việc lập khu căn cứ. Nhằm tiêu diệt khu căn cứ địa này, Mỹ đã cho quân tấn công kể cả dùng hóa chất hóa học làm trụi lá rừng dừa nhưng căn cứ vẫn tồn tại và phát huy. Ngày nay Rừng Dừa 7 Mẫu trở lại màu xanh tươi tốt và là một trong những điểm du lịch sinih thái khá lý tưởng. Giếng Nhà Nhì (còn gọi là Ao 7 dũng sỉ Điện Ngọc) Thuộc thôn 5 - Điện Ngọc - Điện Bàn, cách thành phố Hội An 15km về phía bắc theo đường Hội An – Đà Nẵng. Đây là khu di tích ngoài trời gồm: một giếng cạn, xung quanh có bờ mương và hàng dương chạy dài bao bọc, gần bên là một tượng đài được xây dựng uy nghi tượng trưng cho khí thế cách mạng. Nơi đây đã diễn ra trận đánh không cân sức của 7 chiến sĩ đặc công với 2 đại đội biệt kích và 3 trung đội của Mỹ ngụy. Với lòng dũng cãm và mưu trí, các anh đã chiến đấu đến cùng, lập chiến công vang dội đến chiến trường miền Nam, được Đảng và Nhà nước phong tặng: Dũng sĩ Điện Ngọc. Khu di tích được công nhận là khu di tích quốc giaTượng đài chiến Thắng Núi Thành Nằm trên một đồi cao 43m trong một cụm đồi ở xã Tam Nghĩa – Núi Thành, tiếp giáp với đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A, cách sân bay Chu Lai 4km có vị trí chiến lược quan trọng. Nơi đây diễn ra trận đấu đánh đế quốc Mỹ của quân và dân Quảng Nam. Vào ngày 25/5/1965, tiểu đoàn 70 tỉnh động Quảng Nam đã tấn công đánh tan đại đội Mỹ, mở đầu cho phong trào "Tìm Mỹ mà đánh" trên toàn miền Nam, được Đảng và Bác Hồ khen tặng 8 chữ vàng "Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ". Tượng đài chiến thắng Cấm Dơi Thuộc thị trấn Đông Phú - Quế Sơn, cách thành phố Tam Kỳ 50km về phía Tây Bắc. Nơi đây cơ thể được xem là một trong những địa bàn ác liệt nhất, là nơi tranh chấp sống còn giữa ta và địch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lợi dụng địa thế hiểm trở, địch tiến hành cho xây các lô cốt hầm chỉ huy, hệ thống quân sự gồm nhiều đồn bót, cùng hàng chục tiểu đoàn, nhằm khống chế cả vùng Tây Nam quận lỵ Quế Sơn. Ngày 17-8-1932 bộ đội chủ lực và quân dân địa phương đã tiến đánh Cấm Dơi, phá hủy toàn bộ khu căn cứ, mở rộng vùng giải phóng góp phần cùng với quân và dân ta đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ngụy trong ý đồ xâm lược miền Nam Việt Nam. Chiến thắng Thượng Đức Thượng Đức thuộc xã Đại Lãnh - Đại Lộc cách Đà Nẵng 40km về phía Tây. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi đây đã được Mỹ ngụy biến thành một hệ thống quân sự hầm ngầm liên hoàn bê tông cốt thép kiên cố, được địch xem như là cánh cửa thép án ngữ Đà Nẵng, một trong những căn cứ quân sự lớn nhất ở miền Nam Việt Nam. Tại đây đã ghi dấu chiến công của sư đoàn 340 cùng bộ đội địa phương trong trận chiến đấu giải phóng Thượng Đức (ngày 7-8-1974) khẳng định khả năng đánh thắng toàn bộ quân ngụy trên khắm chiến trường, đánh tan cánh cửa thép bảo vệ vòng ngoài Đà Nẵng, làm bàn đạp tấn công vào sào huyệt cuối cùng của quân ngụy. Căn cứ Hòn Tàu Nằm ở cụm núi ranh giới giữa hai huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, nơi đây đã từng là căn cứ địa vững chắc của phong trào chống ngoại xâm. Trong những năm chống Mỹ vùng căn cứ Hòn Tàu - Mặt Rạng là một trong những nơi đóng quân của các cơ quan Khu - Tỉnh Ủy của Quảng Nam và đặc khu Quảng Đà. Cứ điểm NGOK-TA-VAK Thuộc xã Phước Mỹ - Phước Sơn ở độ cao khoảng 378m, cách thị trấn Khâm Đức khoảng 7km về phía Tây Nam. Tại đây quân đội Mỹ đã xây dựng cứ điểm làm 3 khu: trên đỉnh là khu rung tâm gồm có các bộ chỉ huy và trận đại pháo được bao bọc bởi hệ thống rào thép gai, phía Tây cứ điểm là khu sân bay trực thăng dã chiến, phía Đông Nam là khu ở của quân Ngụy. Hiện nay, do tác động của thiên nhiên và thời gian nên di tích chỉ còn lại khu sân bay trực thăng. Đường Hồ Chí Minh - Con đường huyền thoại Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường mòn Hồ Chí Minh (còn gọi là đường Trường Sơn) là tuyến vận chuyển vũ khí, hàng hoá, lương thực, quân nhu... quan trọng nhất của hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong đó, đoạn đường Trường Sơn đi qua địa phận Quảng Nam với chiều dài gần 200 km là một trong những đoạn hiểm trở nhất, cam go nhất với nhiều trận đánh vô cùng ác liệt. Những địa danh: Prao, Bến Giằng, Làng Rô, Khâm Đức, Ngok - Ta - Vak, Đồi E... nằm trên lành lang tuyến đường này đã đi vào lịch sử và ký ức của mỗi người dân đất Quảng. Cùng với sự chuyển mình đi lên của đất nước, này nay tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đã được đầu tư xây dựng trở thành tuyến giao thông huyết mạch phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và du lịch. Tham gia tour du lịch “khám phá con đường huyền thoại Trường Sơn” tại Quảng Nam, du khách sẽ đến với các địa danh lịch sử quen thuộc, các bản làng đồng bào dân tộc ít ngưòi còn lưu giữ những nét văn hoá độc đáo, các khu rừng nguyên sinh, các danh thắng hữu tình như thác Tơ Mai, thác Grăng, cầu Thác Nước, hang động Đồng Răm, khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh.PHẦN 4: DANH NHÂN Q.NAM VÀ MẸ ViỆT NAM ANH HÙNG1/ DANH NHÂN Q.NAMQuảng Nam là vùng đất địa linh nhân kiệt, đã sản sinh ra nhiều nhân tài tuấn kiệt, từ các nhà khoa bảng nổi tiếng đến các nhà cách mạng yêu nước lỗi lạc. Tiêu biểu nhất là: Trần Quý Cáp, Hoàng Diệu, Phan Thành Tài, Nguyễn Duy Hiệu, Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thành, Phan Châu Trinh, Trần Văn Dư, Lê Tấn Trung, Đỗ Đăng Tuyển, Mai Dị, Phan Thanh, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý... Lăng mộ bà Đoàn Quý Phi Đoàn Quý Phi (1601-1661) là thân mẫu của Chúa Hiền (Thái Tông Nguyễn Phước Tần). Bà là người có đức tính cần cù, chăm chỉ, hiền hậu, thông minh. Để tưởng nhớ công đức của Bà, các chúa Nguyễn đã phong tặng nhiều danh hiệu tôn kính, đặc biệt năm Gia Long thứ V (1806) đã truy tôn bà là Trinh Thục Từ Tĩnh Mẫu Duệ Huệ Kính Hiếu Chiêu Hoàng Hậu. Lăng mộ Đoàn Quý Phi nằm tại làng Chiêm Sơn - xã Duy Trinh - huyện Duy Xuyên. Đây là lăng mộ cổ xưa nhất của chúa Nguyễn ở phía nam, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, 17. Hằng năm cứ đến ngày 24 tháng 3 âm lịch, nhân dân quanh vùng và tộc họ thường làm lễ dâng hương để tưởng niệm Bà Mộ tổng đốc Hoàng Diệu Hoàng Diệu (1829- 1882) xuất thân trong một gia đình nho giáo tại làng Xuân Đài - xã Điện Quang - huyện Điện Bàn. Ông là vị danh tướng nổi tiếng học rộng, tài cao (19 tuổi đỗ cử nhân, 24 tuổi đổ phó bảng) và là người thanh liêm, chính trực, thương dân. Ngày 25 tháng 4 năm 1882 thực dân Pháp tấn công thành Hà Nội, trong một trận đấu không cân sức, ông thắt cổ tự vẫn để khỏi rơi vào tay giặc. Lúc đó, ông đang giữ cương vị tổng đốc Hà - Ninh. Cái chết oanh liệt của ông là một tấm gương anh hùng trung liệt, cổ vũ cho các tầng lớp chí sĩ và nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành độc lập. Mộ ông được cải táng về quê nhà tại xã Điện Quang - huyện Điện Bàn và đã được trùng tu tôn tạo 2 lần vào năm 1982 và năm 1998. Mộ chí sĩ Trần Văn Dư Trần Văn Dư hiệu là Hoán Nhược, sinh năm 1839, mất năm 1885.Tên tuổi nhà yêu nước này gắn liền với phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam. Ông thi đỗ và được sắc phong Đệ Tam Giáp Đồng Tiến sĩ vào năm 1875. Năm 1884, ông được cử làm Sơn phòng sứ Quảng Nam. Tại đây, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông đã cùng các ông Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Kiến, Tiểu La Nguyễn Thành lập nên Nghĩa Hội, mở đầu cho công cuộc kháng Pháp ở Quảng Nam. Ông bị tay sai Nam triều bắt và xử chém tại thành La Qua vào ngày 13 tháng 12 năm 1885. Khu lăng mộ ông hiện ở tại xã Tam An - huyện Phú Ninh, cạnh quốc lộ 1A và kề khu tháp Chiên Đàn. Mộ chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu Nguyễn Duy Hiệu sinh năm 1847, mất năm 1887. Quê ông ở làng Thanh Hà - huyện Diên Phước - phủ Điện Bàn (nay là xã Cẩm Hà - thành phố Hội An). Năm 1879, ông đậu phó bảng và được cử làm quan dạy cho hoàng tử Ưng Đăng (sau là vua Kiến Phúc) tại triều đình Huế. Một thời gian sau, ông từ quan về quê và cùng với Trần Văn Dư, Phan Bá Phiến ... lập nên Nghĩa Hội Quảng Nam và trở thành vị lãnh tụ tiêu biểu sau khi Trần Văn Dư mất. Năm 1887, ông bị kẻ thù hành quyết. Khu lăng mộ ông hiện đã được xây dựng khá công phu với nhiều hoạ tiết trang trí đẹp, toạ lạc tại xã Cẩm Hà - thành phố Hội An. Mộ chí sĩ Phạm Phú Thứ Phạm Phú Thứ (1820 - 1883), quê ở xã Điện Trung - huyện Điện Bàn. Năm 1843, ông đỗ tiến sĩ và làm tri phủ Lạng Giang, có thời gian nhậm chức “Khởi cư chú” chuyên ghi chép lại lời nói và hành động của vua Tự Đức. Năm 1863 ông cùng với Phan Thanh Giản sang Pháp thương thuyết chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam bộ bị Pháp chiếm năm 1862. Khi về nước ông đã nhiều lần dâng sớ điều trần lên vua nhằm hoài bảo canh tân đất nước nhưng những ý nguyện của ông lại bị vua Tự Đức khước từ. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ như tổng đốc Hải Dương và Quảng Yên, kiêm tổng lý Thương chánh và Đại Đồng (1874), Hiệp Biện Đại Học Sĩ (1878). Mộ ông hiện nằm trong một khuôn viên thoáng đóng ngay tại quê nhà. Mộ chí sĩ Phan Thành Tài Phan Thành Tài sinh năm Canh Ngọ (1870), tại làng Bảo An - Phủ Điện Bàn nay thuộc xã Điện Trung - huyện Điện Bàn. Ông là một trong những người theo Tây học đầu tiên của tỉnh Quảng Nam, là sĩ phu đắc lực cho phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu. Cùng với Thái Phiên và Trần Cao Vân, ông là người tham gia tích cực tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội, từng chỉ huy cuộc bạo động chiếm giữ cửa bể Đà Nẵng của lực lượng Việt Nam Quang Phục Hội từ Quảng Nam đến Qung Ngãi. Khởi nghĩa không thành, ngày 9 tháng 6 năm 1916 ông bị thực dân Pháp bắt và hành quyết khi vừa tròn 36 tuổi. Hiện nay mộ ông nằm tại thị trấn Vĩnh Điện - huyện Điện Bàn. Mộ chí sĩ Tiểu La Tiểu La tên thật là Nguyễn Thành tự là Triết Phu, ông sinh năm 1863, tại làng Thành Mỹ - phủ Thăng Bình (nay là thôn Quý Thạnh - xã Bình Quý - huyện Thăng Bình) trong một gia đình nho giáo. Từ nhỏ nổi tiếng là người thông minh, có tính tự chủ, tháo vát và mang hoài bão muốn hiểu biết để tìm đường cứu nước. Năm 1885 ông từ bỏ đèn sách tham gia phong trào Nghĩa Hội và sớm trở thành vị tướng tài. Ông được Nguyễn Duy Hiệu giao giữ chức Tán tướng quân vụ kim thương biện tỉnh vụ, là một trong những người có công rất lớn cùng với cụ Phan Bội Châu trong việc sáng lập Duy Tân Hội. Năm 1908 ông bị địch bắt và đày đi Côn Đảo, rồi qua đời vào năm 1911. Mộ được trùng tu vào năm 1997 tại quê nhà của ông, trong một khuôn viên xinh đẹp, chung quanh là những hàng cây xanh tươi và những bồn hoa xinh xắn. Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng Là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia thuộc xã Tiên Cảnh - huyện Tiên Phước, cách thị xã Tam Kỳ khoảng 35 km về phía tây. Đây là ngôi nhà cũ do thân sinh cụ Huỳnh Thúc Kháng xây dựng từ năm 1869, theo lối kiến trúc rất phổ biến dưới thời nhà Nguyễn. Ngôi nhà gồm 3 gian, mái ngói, khung sườn gỗ với những đường nét chạm trổ tinh xảo. Cụ Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876, quê làng Thạnh Bình - Tiên Phước, là một người thông minh học giỏi, một chí sĩ yêu nước. Sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Cụ đã được Hồ Chủ tịch mời ra tham gia với Chính phủ và có thời gian giữ chức quyền Chủ tịch nước. Hiện nay di tích đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Tại đây có trưng bày một số di vật và tư liệu có liên quan về thân thế sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ.2/ MẸ ViỆT NAM ANH HÙNGMẹ Thứ - nguyên mẫu tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng(ANTĐ) - Mẹ Nguyễn Thị Thứ đã 9 lần tiễn con ra trận và 9 lần mẹ khóc thầm lặng lẽ mỗi khi được tin báo con mẹ đã hy sinh, trở thành người mẹ có nhiều con hy sinh nhất trong cả hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc trong 30 năm chiến tranh.Quảng Nam - địa phương có nhiều Bà mẹ Anh hùng nhấtĐất nước qua 30 năm (1946-1975) với hai cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, hơn một triệu người con đã hy sinh trên khắp các chiến trường. Để tôn vinh những người mẹ sinh thành dưỡng dục hiến dâng những người con cho sự nghiệp độc lập tự do, thống nhất nước nhà, từ năm 1995 đến nay, Đảng, Nhà nước đã phong tặng hơn 46.000 danh hiệu: “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” (BMVNAH) – một hình tượng tiêu biểu của người mẹ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, riêng tỉnh Quảng Nam đã có 5.797 bà mẹ được phong tặng danh hiệu BMVNAH – là địa phương có số người mẹ được tôn vinh danh hiệu cao quý này nhiều nhất so với cả nước. Tại huyện Điện Bàn là một trong các huyện thuộc tỉnh Quảng Nam đã anh dũng kiên cường trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước, có 1.081 BMVNAH được phong tặng. Trong huyện Điện Bàn có xã Điện Nam – quê nhà của mẹ Nguyễn Thị Thứ có 183 mẹ được nhận danh hiệu vinh dự này. Mẹ Thứ là một trong số BMVNAH đó, là người mẹ tiêu biểu nhất được cả nước tôn vinh để làm nguyên mẫu và góp sức xây dựng tượng đài BMVNAH tại tỉnh Quảng Nam trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, là một công trình văn hóa nghệ thuật vĩnh cửu để lại các thế hệ mai sau. Quảng Nam - địa phương có nhiều Bà mẹ Anh hùng nhấtĐất nước qua 30 năm (1946-1975) với hai cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, hơn một triệu người con đã hy sinh trên khắp các chiến trường. Để tôn vinh những người mẹ sinh thành dưỡng dục hiến dâng những người con cho sự nghiệp độc lập tự do, thống nhất nước nhà, từ năm 1995 đến nay, Đảng, Nhà nước đã phong tặng hơn 46.000 danh hiệu: “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” (BMVNAH) – một hình tượng tiêu biểu của người mẹ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, riêng tỉnh Quảng Nam đã có 5.797 bà mẹ được phong tặng danh hiệu BMVNAH – là địa phương có số người mẹ được tôn vinh danh hiệu cao quý này nhiều nhất so với cả nước. Tại huyện Điện Bàn là một trong các huyện thuộc tỉnh Quảng Nam đã anh dũng kiên cường trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước, có 1.081 BMVNAH được phong tặng. Trong huyện Điện Bàn có xã Điện Nam – quê nhà của mẹ Nguyễn Thị Thứ có 183 mẹ được nhận danh hiệu vinh dự này. Mẹ Thứ là một trong số BMVNAH đó, là người mẹ tiêu biểu nhất được cả nước tôn vinh để làm nguyên mẫu và góp sức xây dựng tượng đài BMVNAH tại tỉnh Quảng Nam trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, là một công trình văn hóa nghệ thuật vĩnh cửu để lại các thế hệ mai sau. Ngoài ra mẹ Thứ còn có anh con rể Ngô Tường, hy sinh năm 1957 và cháu ngoại Ngô Thị Cúc, hy sinh năm 1973. Vậy là mẹ có 4 người con hy sinh trong chống Pháp, 7 người con, rể, cháu, hy sinh trong chống Mỹ. Trong đó có trường hợp trước ngưỡng cửa của ngày Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng - người con trai đầu của mẹ là anh Ba Chuyền (Lê Tự Chuyền) chỉ huy biệt động Sài Gòn đã hy sinh ngay sáng ngày 30-4-1975, trước giờ cờ chiến thắng của ta tung bay trên “Dinh Độc lập” – sào huyệt cuối cùng của chế độ Sài Gòn.Đời mẹ Thứ có 10 người con, nay chỉ còn người con gái đầu lòng, nên mỗi khi tới kỳ giỗ chạp của mỗi người con, ngày Tết Nguyên đán, hoặc Ngày kỷ niệm Thương binh – Liệt sỹ, mẹ thường thắp 9 ngọn nến, 9 nén hương và xếp 9 cái bát, 9 đôi đũa bên mâm cơm để “gọi vong linh” các con về với mẹ. Lại có những đêm thiếp đi trong cơn mê thấy các con về, mẹ choàng dậy đến trước trang thờ gọi tên từng người con yêu quý, và thắp 9 nén hương để tưởng niệm các con. Chứng kiến cảnh tượng ấy, ai cũng ngậm ngùi và như thầm thưa với mẹ: Mẹ ơi, cho con chia sẻ niềm xót thương của mẹ.Mẹ sống trong đạo lý tình ngườiMẹ Nguyễn Thị Thứ, sinh năm 1903, năm nay mẹ thọ 104 tuổi, và cũng là BMVNAH cao tuổi nhất còn sống hiện nay. Mẹ đang được bà Hai Trị – người con gái đầu lòng năm nay cũng đã 83 tuổi chăm sóc, phụng dưỡng trong ngôi nhà tình nghĩa 5 gian, khang trang sáng sủa giữa khu vườn rộng thoáng mát do UBND tỉnh Quảng Nam trao tặng năm 2003 nhân dịp mẹ tròn 100 tuổi. Bà Hai Trị cũng là người có chồng và con gái đã tham gia kháng chiến hy sinh (đó là liệt sĩ Ngô Tường và Ngô Thị Cúc như đã nêu ở trên). Bà là người đã chứng kiến cả cuộc đời và chia sẻ nỗi đau tột cùng cũng như niềm an ủi với mẹ Thứ. Bà Hai Trị kể, nhà mẹ hầu như quanh năm suốt tháng, ngày ngày đều có người ở mọi miền đất nước đến thăm thương, an ủi mẹ với tấm lòng thành kính và tri ân người mẹ đất Quảng đã cống hiến nhiều người thân nhất để góp phần cho đất nước có vị thế tầm cao hôm nay. Nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến thăm mẹ, trong đó có Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Một hình ảnh hết sức cảm động được bà Hai Trị kể lại: Có một doanh nghiệp trẻ tại TP. Hồ Chí Minh đến thăm mẹ. Nhìn lên trang thờ 9 liệt sỹ, anh xúc động ngậm ngùi không cầm được nước mắt. Rồi anh lặng lẽ bế mẹ Thứ đặt lên chiếc xe lăn anh mang đến tặng, từ từ đẩy xe đưa mẹ dạo quanh ngôi nhà tình nghĩa và thủ thỉ trò chuyện với mẹ. Sau đó dừng xe lăn dưới bóng cây trong vườn nhà tỏa mát, anh tỉ mẩn lấy lược chải tóc, lấy kéo cắt móng tay, lấy khăn lau mặt cho mẹ, lấy bánh xốp mời mẹ ăn – như một người con gái chăm sóc mẹ già. Không rõ anh nói gì với mẹ, nhưng xung quanh người ta thấy mẹ cười rất vui – nụ cười hiếm thấy ở người mẹ ẩn chứa quá nhiều nỗi đau trong cuộc đời này. Sau đó, bà Hai Trị hỏi lại: Anh nớ nói chi mà mẹ vui rứa? Mẹ Thứ bảo: Nó xin làm con để phụng dưỡng mẹ cho đến cuối đời... Và, biết bao tình cảm thân thương khắp mọi nơi đã đến với mẹ lúc xế chiều để san sẻ với mẹ niềm vui cũng như nỗi buồn.Sự mất mát đau thương lớn lao của mẹ Thứ, cũng như bao bà mẹ liệt sỹ khác, đều được sự chăm sóc tận tình với đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của nhân dân ta bằng tấm lòng quý trọng, tôn vinh và tri ân sâu nặng, ấm áp ân tình.PHẦN 5: LÀNG NGHỀ VÀ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚITừ những năm đầu của thế kỷ 15 -16, theo chân những lưu dân vùng Bắc Bộ mở đất về phương Nam, nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trên vùng đất Quảng Nam. Trải qua hàng trăm năm thịnh vượng, thăng trầm, một số làng nghề Quảng Nam vẫn được gìn giữ theo truyền thống cha truyền con nối cho đến ngày nay.1/ LÀNG NGHỀ Làng gốm Thanh HàCó nguồn gốc Thanh Hoá, làng gốm Thanh Hà được hình thành từ cuối thế kỷ 15 và phát triển mạnh cùng với cảng thị Hội An trong các thế kỷ kế tiếp. Sảm phẩm gốm Thanh Hà được làm từ nguồn nguyên liệu chính là đất sét bởi những bàn tay điêu luyện của nghệ nhân và kỹ thuật truyền thống của làng nghề. Sản phẩm chủ yếu là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống ... mang nhiều kiểu dáng, màu sắc rất phong phú và đặc biệt nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của những địa phương khác. Cho đến nay, làng gốm Thanh Hà vẫn tồn tại và hoạt động sản xuất thủ công với phương tiện và kỹ thuật truyền thống. Chính vì thế làng gốm Thanh Hà trở thành một bảo tàng sống, một nguồn tư liệu quý giá cho các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu về nghề gốm cổ truyền của Việt Nam nói riêng cũng như của vùng Đông Nam Á nói chung. Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn xã Cẩm Hà - thị xã Hội An, cách khu phố cổ khoảng 2km về hướng Tây. Đến thăm làng, ngoài việc tho sức lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm, du khách còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề này. Làng mộc Kim Bồng Nghề mộc Kim Bồng được hình thành từ thế kỷ 15 bởi những người Việt đầu tiên ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh vào khai khẩn vùng đất Cẩm Kim - Hội An thời bấy giờ. Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 nghề mộc Kim Bồng bắt đầu phát triển nhờ sự phồn thịnh của thương cảng Hội An. Đến thế kỷ 18, nghề mộc Kim Bồng đã phát triển mạnh mẽ và thịnh đạt thành làng nghề với ba nhóm nghề rõ rệt: nghề mộc xây dựng các công trình kiến trúc đô thị, nghề mộc dân dụng và nghề đóng tàu thuyền mộc. Địa danh và nghề mộc Kim Bồng đã được Lê Quý Đôn đề cập trong Phủ Biên Tạp Lục viết vào thế kỷ 18. Với danh tiếng của mình, nhiều hiệp thợ Kim B
File đính kèm:
- toan_11.ppt